Miền Trung ‘vật lộn’ với lũ dữ
– Lũ lụt tại các tỉnh miền Trung đang ngày càng nghiêm trọng, đã có thêm nhiều
thiệt hại về người và tài sản.
Hà Tĩnh: Hàng nghìn dân
bị cô lập
Tại Hà Tĩnh, mưa lớn
trong nhiều ngày qua cũng đã làm mực nước các sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố dâng cao
gây ngập lụt cục bộ ở nhiều xã ven các con sông này. Nghiêm trọng nhất là tại
huyện Hương Khê, hiện các xã vùng thấp là Phương Mỹ, Phương Điền, Hương Thuỷ,
Hoà Hải… đã bị nước lũ chia cắt.
Tại xã Phương Điền, mưa
lũ đã gây chia cắt xã này với bên ngoài khi con đường duy nhất vào xã đã bị nước
dâng làm ngập gần 1m. Nước lũ cũng đã làm ngập hàng trăm ngôi nhà.
|
Mưa lũ tại xã Phương Mỹ đã gây ngập lụt nghiêm trọng, hàng trăm nhà dân, trụ sở UBND xã, trường học chìm trong biển nước. |
Tại rốn lũ Phương
Mỹ, ông Quân, chủ tịch UBND xã thông tin, lũ đã gây cô lập hoàn toàn xã này với
thế giới bên ngoài. Hiện UBND xã phải huy động 4 chiếc thuyền để đi lại và kiểm
tra tình hình ngập lụt. Nước lũ đã gây ngập lụt và cô
lập hoàn toàn 639 hộ dân với 3.085 nhân khẩu. Có
nhiều ngôi nhà nước ngập sâu trên 3m.
Ông Lê Ngọc Minh, Trưởng
phòng GD&ĐT huyện Hương Khê cho biết: Do lũ về nhanh, công với mưa đầu nguồn khá
lớn nên hiện chúng tôi đã cho khối học sinh mầm non và tiểu học tại 2 xã Phương
Mỹ và Phương Điền nghỉ học. Trong một vài ngày tới nếu trời không mưa nữa thì
mới dám cho học sinh đi học lại.
|
Những hình ảnh đầu tiên về đợt lũ lụt tại xã Phương Mỹ |
Vừa mới chạy lũ được nửa tháng trong cơn lũ ngày 30/9,
|
Quảng Bình: 4 người
chết, 8 người bị thương
Đến 13h, ngày 17/10 trên
địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình đã có thiệt hại nặng do mưa lũ. Hiện đã có 4 người
chết, 8 người bị thương, gần 50.000 ngôi nhà bị ngập
Hiện có 49.432 nhà bị ngập, trong đó ngập sâu hơn 1m là 32.720 nhà. Đã có 1275
hộ dân phải di dời, trong đó huyện Quảng Ninh 475 hộ, huyện lệ Thủy 350 hộ,
huyện Bố Trạch 250 hộ, huyện Tuyên Hóa 200 hộ. Có 1036 ha hoa màu bị ngập, 390
ha thủy sản bị chìm.
|
Mưa lớn, nước trên thượng nguồn đổ về đã gây ngập lụt tại các huyện Lệ Thuỷ, Minh Hoá, Quảng Ninh. Nhiều tuyến giao thông bị chia cắt, hàng ngàn hộ dân bị cô lập. |
Nhiều tuyến đường bị sạt lở, chia cắt. Trong đó, quốc lộ 15 sạt lở 30 nghìn m3
đất đá, đường liên tỉnh lở 26.500 m3.
Tại rốn lũ
Tân Hoá, huyện Minh Hoá,
sau một đêm toàn xã hiện có 550/639 hộ dân bị ngập. Tại thời điểm này, mực nước
vẫn còn ngập sâu từ 3 – 4 m. Người dân lại tiếp tục phải ngồi trên nóc nhà trốn
lũ.
Theo ông Cao Văn Lục Chủ tịch UBND xã Tân Hóa, vấn đề lương thực, nước uống cũng
được người dân chuẩn bị từ trước. Trong buổi sáng nay, Hội chữ thập đỏ tỉnh đã
cấp cho xã 1 chiếc máy lọc nước, người dân sẽ không còn phải lo thiếu nước sạch.
|
Dân rốn lũ Tân Hóa lại leo lên nóc nhà trốn lũ |
Đây là cơn lũ thứ 2 liên tiếp ập vào miền đất Quảng Bình, người dân lại phải
gồng mình vật lộn với cơn thịnh nộ của thiên nhiên.
‘Khi tỉnh dậy thì thấy nước ngập mênh mông, hỏi những
|
Quảng Trị: Thêm một người
chết
Ngày 17/10/2011,
Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Quảng
Trị cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 3 người chết
liên quan đến lũ lụt.
Hai
người bị nước lũ cuốn trôi đã tìm thấy thi thể tại huyện Hướng Hóa. Thêm một
người tử nạn sáng nay là ông
Lê Cảnh Ga (58 tuổi, trú
tại thôn Bích La Đông, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong) bị điện giật chết trong
lúc dọn dẹp nhà cửa để tránh lũ.
Bến thả hoa nằm bên sông Thạch Hãn, TX Quảng Trị bị ngập sâu |
Người dân di chuyển bằng thuyền tại TX Quảng Trị |
Theo ông Lê Cảnh Tường,
Chủ tịch UBND xã Triệu Đông, đã có hơn 400/1328 hộ dân đã bị ngập sâu trong lũ
từ 0,7-1m. UBND xã Triệu Đông đã tích cực chỉ đạo dân quân địa phương, lực lượng
phòng chống lụt bão xã giúp dân sơ tán tài sản, người già và trẻ em ở những nơi
thấp trũng, ngập sâu lên cao.
Tại khác xã khác của
huyện Triệu Phong, nước đã chia cắt các xã và các thôn trong xã, người dân phải
di chuyển đồ đạc bằng đò. Trong đó tuyến đường từ cầu An Mô về các xã vùng đông
huyện Triệu Phong đã ngập sâu từ 0,5- 0,7m, giao thông tê liệt hoàn toàn.
Người dân đang khẩn
trương kê dọn đồ đạc lên cao, sơ tán người già, trẻ em và gia súc, gia cầm lên
những điểm cao như trụ sở UBND xã, trường học cao tầng.
Người dân khẩn trương di chuyển lên nơi cao |
Một ngôi nhà bị ngập đến mái tại xã Thanh, Hướng Hóa |
Trong khi đó tại huyện
Hải Lăng, UBND huyện Hải Lăng cũng đang khẩn trương về các địa phương
ngập sâu như Hải Tân, Hải Hòa, Hải Thành, Hải Dương… Hiện toàn bộ học sinh của
hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng đã nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Tại hai huyện miền núi
Đakrông và Hướng Hóa, nước sông Ba Lòng và Sê Pôn vẫn tiếp tục dâng cao. Trên
Quốc lộ 9, một số điểm sạt lở núi lấp ½ mặt đường tại Km 41 qua xã Đakrông
(huyện Đakrông), km 60 đèo Rào Quán điểm đầu của huyện Hướng Hóa đã được các cơ
quan chức năng khắc phục đưa phương tiện xử lý, thông xe.
Đường vào xã Văn Phong, Triệu Sơn, Triệu Phong bị lũ chia cắt |
Hai xã Hải Phúc và Ba
Lòng của huyện Đakrông vẫn bị cô lập hoàn toàn, nước lũ chia cắt các thôn của
hai xã trên. Huyện đội Đakrông đã cho thuyền vào ứng cứu, đưa dân lên khu vực
cao. Theo Văn Phòng UBND xã Ba Lòng, nếu nước tiếp tục dâng cao, hai xã này sẽ
bị cô lập, rất dễ dẫn đến thiếu lương thực, nước uống.
Trước mắt,
trăm hộ dân ở vùng này đã được di dời lên nhà uỷ ban, trạm y
tế, ở những điểm cao tránh lũ.Người dân các xã vùng lìa giáp sông Sê Pôn
của huyện Hướng Hóa như Thanh, Thuận, Pa Tầng, A Dơi… đang di tản lên vùng cao
tránh lụt.
Tại 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, mưa lũ trong những
|
Duy Tuấn – Sê Pôn – Trần
Văn