Các kim tự tháp khổng lồ bí ẩn tại Trung Quốc
Những câu chuyện đầu tiên về các kim tự tháp ở Trung Quốc đã bắt đầu ngay từ thế chiến thứ hai. Một phi công của Không quân Hoa Kỳ tên là James Gaussman đã báo cáo rằng từng thấy một kim tự tháp có đỉnh màu trắng trong một chuyến bay giữa Trung Quốc và Ấn Độ vào năm 1945. Walter Hain, một tác giả đồng thời là nhà khoa học, đã nói về những phản ứng của Gaussman lần đầu tiên nhìn thấy kim tự tháp này.
Kim tự tháp bí ẩn. Ảnh chụp năm 1947
Walter Hain, một tác giả đồng thời là nhà khoa học, đã nói về những phản ứng của Gaussman lần đầu tiên nhìn thấy kim tự tháp này. “Tôi nghiêng cánh để tránh một ngọn núi và chúng tôi đã ra đến một thung lũng bằng phẳng. Thẳng đứng phía bên dưới là một kim tự tháp khổng lồ màu trắng. Nó trông giống như một cái gì đó trong truyện cổ tích. Nó được bọc trong vẻ lung linh màu trắng. Thứ đó có thể là kim loại, hoặc một loại đá nào đó. Nó có màu trắng tinh khiết trên tất cả các mặt bên. Điều đáng chú ý là khối đá trên đỉnh, một mảnh vật liệu khổng lồ trông giống như một món đồ trang sức, có thể là một khối tinh thể. Không có cách nào hạ cánh, mặc dù chúng tôi muốn. Chúng tôi đã kinh ngạc vì sự khổng lồ của nó”. Câu chuyện sau đó đã được đăng trên tờ New York Times trong một bài báo nói về kim tự tháp vào ngày 28 tháng 3 năm 1947. Đại tá Maurice Sheahan, Giám đốc khu vực Viễn Đông của hãng hàng không Trans World Airlines đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn rằng ông đã nhìn thấy một kim tự tháp khổng lồ cách 40 dặm về phía tây nam Tây An. Hai ngày sau báo cáo này, tờ báo nọ đã đăng một tấm hình, mà sau này được cho là do Gaussman cung cấp.
Kim tự tháp lớn nhất thế giới này được đồn đại là ở quận Qin Lin trong một ’vùng cấm’ của Trung Quốc, ước tính khoảng 300 m chiều cao và được làm từ đất hút nước và đất sét, có chứa nhiều ngôi mộ lớn. Chính quyền Trung Quốc đã từ lâu phủ nhận sự tồn tại của 100 kim tự tháp hoặc hơn, mặc dù sự tăng trưởng của du lịch tới khu vực lăng mộ Tây An (đội quân đất nung) đang đe dọa bí mật này. Nhiều khách du lịch đã tự mình leo lên các kim tự tháp cao từ 25 tới 100m này.
Chính phủ cũng đã trồng cây lên chúng để che giấu. Sau khi hoàn toàn phủ nhận sự tồn tại của chúng, chính phủ cuối cùng đã thừa nhận sự tồn tại của một số “ngôi mộ hình thang”, tuy nhiên “truyền thuyết” về một kim tự tháp trắng cao 300m thì chỉ có một vài người phương Tây được nhìn thấy trong thế kỷ này. Đây là một đoạn trích từ một cuốn sách:
“Tôi đang tìm kiếm một kim tự tháp từng được nhắc đến, một lần, nhiều thiên niên kỷ về trước, nhiều màu, và đến giờ phủ đầy bụi màu trắng. Đây là một kim tự tháp, mà theo ghi chú, có chiều cao đáng kinh ngạc là 300m – 4/5 độ cao của tòa nhà Empire State. Không chỉ có kiến trúc bất thường này được cho là kim tự tháp lớn nhất thế giới (Kim tự tháp khổng lồ của Ai Cập chỉ cao 137m), mà trong các thung lũng xung quanh nó, người ta nói là có hàng chục kim tự tháp khác, một số cao lớn gần bằng nó.
Cho đến gần đây, các quan chức Trung Quốc vẫn lảng tránh tất cả các câu hỏi về các kim tự tháp này và tất cả các yêu cầu được xem chúng.
Một thương nhân người Mỹ, tình cờ gặp các kiến trúc tuyệt vời này trong năm 1912, đã yêu cầu nhà sư Phật giáo của ông nói về chúng. Nhà sư đã cho ông biết rằng: các tài liệu 5.000 năm tuổi của tu viện không chỉ chứa đựng thông tin về các kim tự tháp này, mà còn cho biết các kim tự tháp này đã cực kỳ cổ xưa khi những ghi chép đó được viết ra.
Chính quyền Trung Quốc trồng cây lên kim tự tháp để che giấu
Nhà doanh nghiệp, ông Fred Meyer Schröder, đã quan sát thấy một số kim tự tháp nhỏ hơn ở xa xa. Ông viết trong nhật ký du lịch của mình rằng khi ông lần đầu tiên nhìn thấy kim tự tháp khổng lồ đó, cùng với “những người anh em họ” nhỏ hơn của nó, cảnh tượng ấy đã làm cho ông gần như câm lặng. “Điều đó thậm chí còn kỳ lạ hơn bởi vì chúng ta đã không tìm thấy nó ở nơi hoang vắng”, ông viết, “mà những kim tự tháp này lại khá công khai trước con mắt của thế giới, nhưng vẫn hoàn toàn chưa được thế giới phương Tây biết đến”. “Kim tự tháp lớn cao khoảng 300m (các tài liệu khác ước tính nó cao 300 tới 370m) và cạnh đáy rộng khoảng 460m, khiến nó to lớn gấp đôi bất cứ kim tự tháp nào ở Ai Cập. Bốn mặt của kiến trúc này được định hướng theo các điểm la bàn”.
Ở vùng Viễn Đông vào mùa xuân năm 1945, mặc dù quân Nhật vẫn còn chiến đấu ở Trung Quốc, quân đội Mỹ và đồng minh của họ đang trên đường đẩy lùi quân Nhật ra khỏi đại lục. Một ngày, viên phi công người Mỹ tên là James Gaussman khi đang trên đường trở về Assam, Ấn Độ thì động cơ gặp trục trặc, ông buộc phải tạm thời hạ độ cao xuống thấp hơn trên vùng trời Trung Quốc. Sau này ông đã viết:
“Tôi nghiêng cánh để tránh một ngọn núi và chúng tôi đã ra đến một thung lũng bằng phẳng. Thẳng đứng phía bên dưới là một kim tự tháp khổng lồ màu trắng. Nó trông giống như một cái gì đó trong truyện cổ tích. Nó được bọc trong màu trắng lung linh. Thứ đó có thể là kim loại, hoặc một loại đá nào đó. Nó có màu trắng tinh khiết trên tất cả các mặt bên. Điều đáng chú ý nhất của nó là khối đá trên đỉnh: một mảnh vật liệu khổng lồ trông giống như một món đồ trang sức, có thể là một khối tinh thể. Chúng tôi đã hết sức kinh ngạc do kích thước khổng lồ của nó”.
Hai năm sau, vào năm 1947, một phi công người Mỹ khác tên là Maurice Sheahan – lần này bay trên tỉnh Thiểm Tây, không xa Tây An – đã trông thấy một kim tự tháp khổng lồ trong cảnh mù sương ở dưới và đã nhanh chóng chụp hình. Lần này, một số tờ báo Mỹ, gồm cả tờ New York Times ngày 28 tháng 3 năm 1947, đã đang các tài liệu báo cáo của viên phi công. Nhưng các nhà khảo cổ Trung Quốc tiếp tục phủ nhận sự tồn tại của một kiến trúc như vậy, mặc dù những tấm ảnh của Sheahan cho thấy nó cao hơn bất cứ kim tự tháp nào ở Ai Cập”.
Năm 1978 nhà nghiên cứu New Zealand tên là Bruce L. Cathie cố gắng làm rõ câu đố này. Dựa theo một số phản hồi của đại sứ quán Trung Quốc và lực lượng không quân Hoa Kỳ, ông đã giữ lại bức ảnh chụp năm 1947. Sau này ông đã xuất bản hình ảnh đó trong cuốn sách của mình “Chiếc cầu vô tận” (The Bridge to Infinity) vào năm 1983. Dựa theo bức ảnh và các báo cáo trên, nhà nghiên cứu New Zealand ước tính rằng kim tự tháp phải có chiều dài cạnh móng 450 mét và chiều cao khoảng 300 mét.Nó là một kim tự tháp với bốn mặt bên hình thang, có đỉnh bằng phẳng và nền móng hình vuông, giống như các kim tự tháp ở Ai Cập và Mexico. Các kim tự tháp này vẫn chưa được các chuyên gia trong thế giới phương Tây biết đến và sự tồn tại của nó luôn luôn bị phủ nhận: “Không có kim tự tháp ở Trung Quốc! Chỉ có chùa chiền, các tòa nhà có đỉnh giống như đền thờ mà thôi!”.
Một chuyên gia người Áo tên là Walter Hain đã viết một báo cáo ngắn trong ấn bản tiếng Đức “Bầu trời cổ xưa” số 6, năm 1991 – là tạp chí của “Hội phi hành gia cổ đại”. Tuy nhiên họ không muốn đăng bức ảnh chụp năm 1947 đó. Gene Phillips, người sáng lập của hội này, đã từ chối đăng một bản tin do Walter Hain viết trong tạp chí tiếng Mỹ của hội – với lý do rằng, những bức ảnh có thể là “một cái gì đó đã bị chỉnh sửa”. Ông ta đã cho rằng bức ảnh là một sự giả mạo.
Hôm nay, với sự giúp đỡ của các hình ảnh vệ tinh, chúng ta biết chắc chắn rằng các kim tự tháp ở Trung Quốc là có thực. Với sự giúp đỡ của Google Earth, chúng ta có thể nhìn thấy chúng rất rõ ràng. Chúng vuông vức, có các cạnh theo hướng đông tây nam bắc, rất tương đồng với các kim tự tháp ở Ai Cập và Mexico.
Kim tự tháp nằm gần thành phố Tây An, ở tọa độ 34,22 Bắc và 108,41 Đông.
Một so sánh của một hình ảnh vệ tinh cũ của một kim tự tháp ở Thiểm Tây với hình ảnh chụp năm 1947
Tọa độ của các Kim tự tháp Trung Quốc:
’
Minh Trí/Tin 180