Người Mỹ lại “đại thắng” giải Nobel Kinh tế

11/10/11, 00:10 Tin Tổng Hợp

Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố chủ nhân của giải Nobel kinh tế năm nay – 2 nhà kinh tế học người Mỹ Thomas J. Sargent và Christopher A. Sims.

Giải Nobel Kinh tế năm nay đã thuộc về 2 nhà nghiên cứu kinh tế người Mỹ
Thomas J. Sargent đến từ Đại học New York và Christopher A. Sims đến từ Đại học Princeton, New Jersey với các nghiên cứu về nguyên nhân và hiệu ứng của các chính sách kinh tế vĩ mô, đi tìm đáp án cho những câu hỏi về ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đối với một số thông số liên quan đến kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát, việc làm và đầu tư.

Thomas J. Sarge đã chứng minh cấu trúc kinh tế vĩ mô có thể sử dụng để phân tích các thay đổi mang tính lâu dài của chính sách kinh tế. Phương pháp này có thể áp dụng cho việc nghiên cứu các mối quan hệ trong kinh tế vĩ mô khi các đơn vị kinh doanh cá thể hay công ty lớn có thể điều chỉnh tham vọng trong kinh doanh phù hợp hơn với sự phát triển chung của kinh tế. Ví dụ như sau Chiến tranh Thế giới thứ II, nhiều quốc gia đứng trước nguy cơ lạm phát cao, tuy nhiên việc đưa ra kịp thời các chính sách kinh tế hợp lí đã đưa mức lạm phát giảm xuống.

Hai nhà kinh tế người Mỹ Christopher A. Sims và Thomas J. Sargent là chủ nhân của giải Nobel Kinh tế năm nay. 


Trong khi đó, Christopher A. Sims lại xây dựng lí thuyết về hồi quy vector để phân tích sự ảnh hưởng của các chính sách ngắn hạn đối với nền kinh tế. Những lí thuyết này đã được thử nghiệm trên các ví dụ cụ thể như việc tăng lãi suất của ngân hàng có thể làm giảm lạm phát sau 1, 2 năm, nhưng đồng thời cũng làm cho tăng trưởng kinh tế giảm đi từng bước trong ngắn hạn mà khó có thể phục hồi trong vài năm sau đó.

Nobel Kinh tế là giải thưởng duy nhất không có trong di chúc của nhà bác học A.Nobel khi ông qua đời năm 1896, mà mới chỉ được trao lần đầu tiên năm 1969 để dành sự tưởng niệm đến người khai sinh ra giải thưởng này. Năm ngoái, giải thưởng đã thuộc về 3 nhà kinh tế học, trong đó có 2 người Mỹ và 1 người Cyprus với những nghiên cứu về ảnh hưởng của các chính sách kinh tế đối với tình trạng thất nghiệp.

Tùng Đinh

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

x