Những điều kỳ lạ ở lăng mộ Võ Tắc Thiên

25/09/11, 08:03 Bí ẩn

Lăng mộ Võ Tắc Thiên đến giờ vẫn còn ẩn chứa nhiều điều bí mật, không chỉ vì nó chưa từng bị khai quật mà ngay cả những gì lộ thiên, hiển hiện trước mắt hậu thế cũng vẫn là những bí ẩn chưa có lời giải thích thỏa đáng.


Trong suốt 80 năm cuộc đời lừng lẫy thiên hạ của Võ Tắc Thiên, người phụ nữ lừng danh thiên hạ này đã trải qua các vị trí tài nhân, chiêu nghi, hoàng phi, hoàng hậu, hoàng thái hậu, hoàng đế, thái thượng hoàng nhưng cuối cùng trước khi qua đời đã quay lại với vị trí hoàng hậu của nhà Đường theo yêu cầu của chính bà trước lúc lâm chung. Do khi chết không phải là Hoàng đế nên Võ Tắc Thiên không có miếu hiệu. Võ Tắc Thiên được chôn cất ở Càn Lăng cùng với Hoàng đế đại Đường Cao Tông Lý Trị Hòa. Càn Lăng cách Tây An 80 km về phía Tây Bắc.

Trong suốt mấy chục năm chấp chính, nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên đã thỏa sức thay đổi triều chính, đề ra nhiều chính sách mới, dựng nên một triều đại hưng thịnh song đó là một chế độ thống trị độc tài tàn khốc, coi rẻ mạng người, trắng đen lẫn lộn, phải trái bất minh. Vai trò lịch sử đặc biệt, tính cách đặc biệt và lối sống vượt ngoài khuôn khổ các quan niệm về phụ nữ thời phong kiến đã tạo nên rất nhiều luông quan điểm mâu thuẫn về con người Võ Tắc Thiên, gây nên sự nghi kỵ và đàm tiếu của người đời.

Lăng mộ của bà hàng nghìn năm sau cũng vẫn là những dấu hỏi lớn đối với hậu thế không chỉ vì nó là lăng mộ duy nhất của các hoàng đế nhà Đường chưa bị khai quật mà ngay cả những gì lộ thiên hiển hiện trước mắt người đời cũng chứa đầy bí mật.

9 đốm đen nhìn từ vũ trụ

Ngày 26/7/1971, trên con tàu Apolo nhìn xuống trái đất, nhà du hành vũ trụ Mỹ – Ednin đã nhìn thấy Kim tự tháp châu Phi, Trường thành Trung Quốc và đột nhiên ông phát hiện tại Trung Quốc, ở 107.38 độ kinh đông và 34 độ vĩ bắc, có 9 đốm đen nhỏ dàn hàng ngang theo hình chữ nhất (-) đốm đen cuối cùng ở phía tây là rõ nhất. Ông ta phán đoán đó là vũ khí bí mật hoặc giàn phóng của Trung Quốc và vội vã báo cáo với Lầu nǎm góc và Nicxon.

Đường dẫn vào Càn Lăng.

Hồi ấy là thời kỳ chiến tranh lạnh, Đông – Tây đối đầu gay gắt, đều bưng bít thông tin. Nicxon nhìn 9 đốm đen trên tấm ảnh, nhíu mày. 10 nǎm sau đó, khi mà Trung – Mỹ đã xây dựng quan hệ ngoại giao, Ednin muốn làm rõ sự thật, đã theo đoàn du lịch đầu tiên tới Trung Quốc. Ông đề xuất muốn tới thǎm nơi đó, phía Trung Quốc đã đồng ý đưa ông tới cao nguyên Vị Bắc. Ở đây bày la liệt hơn 20 lǎng mộ các đời vua Hán – Đường, chứ lấy đâu ra vũ khí bí mật và giàn phóng. Còn đốm đen rõ nhất ở phía Tây chính là Càn lǎng. Vì sao những lǎng mộ này lại xuất hiện trước ống kính trên phi thuyền vũ trụ cách xa hàng vạn dặm? Có người nói, trong mộ chứa đầy thuỷ ngân, nên đã xuất hiện đốm đen, cũng có người nói, trong mộ toàn là vàng bạc châu báu, mới hiện đốm đen. Hư thực thế nào, chỉ khi bật được các ngôi mộ đó lên mới rõ được.

Những bức tượng không đầu

Trong khuôn viên có đường chu vi dài 40 cây số của Càn Lăn, hình ảnh dễ bắt gặp nhất là hàng loạt bức tượng đá không đầu chắp tay đứng trang nghiêm. Tổng cộng có 61 pho tượng, phân bố ở phía đông và tây của lăng.

Những pho tượng bị chém cụt đầu chắp tay đứng trang nghiêm.

Theo sách cũ ghi lại thì đó là tượng trưng cho các thủ lĩnh dân tộc thiểu số ở biên cươngtham dựtang lễ Lý Trị hồi bấy giờ. Phía sau các pho tượng này đều có khắc chữ, nhưng nay đã mờ nhạt. Điều kỳ lạ là đầu của 61 pho tượng đá này đều mất và vẫn còn nguyên cả vết chém, ai đã làm điều đó và tại sao lại như thế vẫn còn là điều bí ẩn.

Phương pháp kết dính vật liệu chưa từng thấy

Năm 1060, người dân sống quanh lăng mộ đào phạm phải đường hầm ngôi mộ, từ đó phát hiện ra một cách kết dính vật liệu xây dựng kỳ lạ nhất từ trước đến nay và với tất cả sự hiểu biết về vật lý, hóa học, kiến trúc… của người đương thời không thể tìm ra câu giải đáp. Đường hầm được xây bằng những phiến đá gắn với nhau bằng nước thép nóng chảy, kết cấu rất kiên cố, trải qua hàng nghìn năm chưa hề bị hư hỏng. Kỹ thuật chít mạch bằng “vữa thép” có thể xem là một phát kiến đầu tiên trong lịch sử, khiến các kiến trúc sư hiện đại đau đầu suy nghĩ làm thế nào đá và sắt thép có thể dính kết được với nhau? Thép nóng chảy ở gần 1000 độ, tiếp xúc với vật liệu đá vừa lạnh vừa cứng, chênh nhiệt rất lớn sẽ làm đá rất dễ bị nứt vỡ. Vậy những người thợ đời Đường sẽ phải giải quyết kỹ thuật này như thế nào, cho tới nay còn là một điều bí ẩn.

Tấm bia không chữ

Những người đã tới Càn Lǎng đều rất ấn tượng về tấm bia trống trơn trước lăng mộ Võ Tắc Thiên, trong khi ở phía Tây, tấm bia trước lăng mộ của Hoàng đế Lý Trị thì sừng sững hiên ngang với những chữ chói vàng óng ánh. Bia mộ Võ Tắc Thiên là một khối đá điêu khắc lớn, rộng 2,1m, nặng 98,8 tấn, phần đầu khắc 8 đầu rồng quấn vào nhau, hai bên thân bia khắc hai con đường, trên con đường khắc một con tuấn mã và một con sư tử đực thần thái uy nghiêm. Người đời suy luận thành Võ Tắc Thiên ngầm ví mình như một con tuấn mã, bên cạnh chồng bà, Đường Cao Tông Lý trị, là một con sư tử. Hai linh vật trong Vô tự bia này cùng song hành trên con đường trị quốc.

Sự thạch tượng và Mã thạch tượng trong Càn Lăng.

Hơn 1300 năm qua, có nhiều giả thiết “giải mã” những ẩn ý bí ẩn về Vô tự bia nhưng xem ra câu chuyện huyền bí này vẫn chưa có hồi kết.

Một số sử gia gần đây nhìn nhận một cách đơn giản về tấm bia vô tự, theo đó tấm bia vốn đã được vạch ô sẵn để khắc văn bia nhưng vì một nguyên nhân nào đó mà bia văn bị mất. Trải qua thời gian, mưa nắng đã bào mòn nhưng những vêt nét đánh ô vẫn còn trông thấy, ước chừng khoảng hơn 3000 từ.

Bia vô tự trước lăng mộ Võ Tắc Thiên.

Tuy nhiên, với một nhân vật lịch sử lẫy lừng như Võ Tắc Thiên, giả thiết trên không làm thỏa mãn nhiều người. Trong nhiều sách về lịch sử đều ghi nhận quan điểm của nhiều đời hậu thế về nhân vật này, cho rằng do Võ Tắc Thiên đương thời đã làm nhiều việc kinh thiên động địa, tốt xấu không phải một lúc mà luận được ra cho nên tấm bia không viết chữ nào là hàm ý để cho người đời tự đánh giá.

Một luồng ý kiến khác thì cho rằng tấm bia vô tự biểu hiện sự oán hận của vua con Đường Trung Tông Lý Hiển đối với người mẹ bất chấp thủ đoạn tàn độc, kể cả việc phế, giết con đẻ mà Lý Hiển cũng là một nạn nhân, để đạt được mưu đồ chính trị. Vậy nên, Đường Trung Tông Lý Hiển tuy không thể công khai việc oán hận đối với mẹ, nhưng khi bà chết đi cũng không thể nào viết được những lời ngon ngọt để ca tụng công đức, chọn cách dựng tấm bia không chữ để thể hiện thái độ của mình.

theo datviet

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x