Giải mã hiện tượng bùng học “không-vắng-mặt” của học sinh

25/09/11, 07:44 Tin Tổng Hợp

Bùng học theo dạng không vắng mặt!?

Bùng học theo dạng “không-vắng-mặt” nghĩa là tuy bạn có đến trường và ngồi ngay trong lớp nhưng lại hoàn toàn không tập trung vào bài giảng. Lượng kiến thức bạn thu về sau buổi học là con số 0, như thể bạn không hề đến lớp vậy!

Ngủ, nghe nhạc, “ôm” lấy máy di động hay bày trò chơi với đám bạn xung quanh, chỉ làm việc bạn thích mà không hề để tâm đến nhiệm vụ của bạn là học bài.

Tại sao lại có hiện tượng này?

K.Huy (năm 2 – BC) gãi đầu giải thích cho việc “ngủ quên” suốt 5 tiết học của mình: “Đợt vừa rồi tớ đi tình nguyện, cả tháng trời chỉ ngủ 2 tiếng/ ngày nên giờ phải ngủ bù…”

Trong khi đó, T.Dung – cô bạn ngồi cạnh Huy thì ngao ngán: “Năm 2 bài vở chán quá, toàn những môn khô không khốc, tớ không tập trung nổi…”. Lời than thở của cô bạn cũng nhận được một vài sự đồng tình xung quanh.

Hay như M.Linh (lớp 12- Đống Đa) nói: “Cả kì nghỉ hè bận rộn chẳng liên lạc với bạn bè. Giờ đến lớp là cứ “xoắn” lấy nhau, không ngừng nói được ấy…”. Đã đi học được hơn 3 tuần, nhóm của cô bạn cứ đến lớp là lại chuyện trò như “pháo rang”, thỉnh thoảng còn xuống can-tin mua đồ ăn để “bồi bổ sức khỏe”. Linh không biết (hoặc cố tình lờ) rằng mình đang không chỉ làm ảnh hưởng đến giờ học và việc tiếp thu bài của các bạn trong lớp mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến chuyện học hành của bản thân, trong khi Linh lại là học sinh cuối cấp.

Khi hỏi cô bạn bài vở không học thì làm thế nào, Linh chỉ cười nói: “Tớ mượn vở chép lại là xong. Nhiều môn tớ đi học thêm từ hè, mấy bài này cũng học qua hết rồi!.”

Những lí do teen đưa ra chỉ xoay quanh vài vấn đề như: muốn giải trí, tiết học quá nhàm chán, nghĩ rằng kiến thức không mới và hoàn toàn có thể tự học,…!

Trong 3 lí do trên thì lí do thứ 3 luôn bị teen chúng mình “vịn” vào để biện hộ cho việc “bùng học” mà “không để lại hậu quả” của mình.

Như M.Linh nói: “Bọn tớ chỉ không học trong giờ các môn học thuộc thôi. Những môn đó chỉ cần chép bài rồi về nhà học thuộc là ổn.” 

“Tâm lí những môn phụ vốn không quan trọng, lại không đòi hỏi phải hiểu bài cặn kẽ, hầu như chỉ cần chép bài đầy đủ và học thuộc bài trước khi đến lớp nên có lơ là cũng chẳng sao!” – một bạn tên Srec từng viết trên FB của mình.

Đặc biệt đối với sinh viên, môi trường đại học không có sự giám sát chặt chẽ, nên hay suy nghĩ chỉ cần khi “điểm danh” có tên là được. Đa phần các thầy cô đại học, khi thấy sinh viên không tập trung vào bài cũng chỉ nhắc nhở qua loa.

Teen không biết rằng, đề thi ngày nay không chỉ là kiến thức sách giáo khoa mà còn cả những liên hệ bên ngoài để kiểm tra mức độ hiểu biết của học sinh. Đôi khi chỉ là những chi tiết rất nhỏ, được thầy cô thêm vào khi giảng dạy lại là “chìa khóa” giúp bạn đạt điểm tuyệt đối. Nếu như không chú ý hay bỏ qua nó, teen dễ dàng bị mất điểm “oan” hoặc mang kiến thức quá nặng lí thuyết và khuôn mẫu.

Bản thân cần thay đổi…

“Ý thức học tập” là cái đầu tiên phải có của mỗi học sinh, ngoài ra còn phải biết xây dựng cho mình một phong cách học tập đúng đắn. 

Đôi khi chỉ là những việc đơn giản như đi ngủ sớm thay vì ngồi “ôm” máy tính chat cũng sẽ giúp bạn có được sự tỉnh táo hoàn toàn khi đến trường để tập trung vào các tiết học.

Suy cho cùng, chúng ta đến trường cũng vì mục đích cao nhất là mang được kết quả tốt về cho bản thân, đúng không các bạn!? 

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

Ad will display in 09 seconds

TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

    TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

x