Quần áo cũ lối sống mới

24/09/11, 16:08 Cuộc sống

Cô bạn gái của tôi, trong chuyến đi Nhật công tác đã ghé cửa hàng quần áo “second hand” và chọn được chiếc đầm rất xinh. Không ai biết đó là đồ sang tay cho đến khi cô vui vẻ bật mí với chồng về giá rất hời của món đồ mua được, chủ yếu là “khoe” mình mua sắm nhưng vẫn rất tiết kiệm. Phản ứng của chồng cô là bắt cô… vứt ngay chiếc áo đó, vì “không ai lại đi mua đồ cũ về mặc bao giờ”. Tôi nhớ lại một câu chuyện tương tự, lúc còn ở Việt Nam, chị giúp việc nhà tôi thường lấy áo quần cũ làm vải vụn, chị dặn tôi không được đem quần áo của mình cho người khác.

 

Hàng hoá được sắp xếp theo từng chủng loại rất tiện lợi cho người mua. Ảnh: Thục Uyên

V ì vậy, khi cô bạn cùng lớp rủ tôi cuối tuần đi dạo mấy cửa hàng đồ “second hand”, tôi từ chối. Mặc dù quần thừa, áo cũ không phải là khái niệm mới với tôi, tôi đã ê hề với chúng từ những ngày học tiểu học. Lớn thêm một chút, tủ áo quần của tôi toàn đồ “sida”. Nhưng ở cái xứ Mỹ đầy ắp các outlet, chương trình giảm giá quanh năm suốt tháng, một chiếc áo thun, nếu mua đúng mùa giảm giá, chỉ mất vài đôla, không có lý do gì để mua đồ cũ.

Nhưng tôi… thay đổi khi được biết chiếc túi “vintage” tuyệt đẹp của Maureen, người quản lý thư viện là hàng second hand. Tôi đã không ngần ngại hỏi bà mua chiếc túi xách ở đâu, vì tôi đã đi rất nhiều các outlet, store, trung tâm thương mại, kể cả một vài yard sales cửa hàng đồ cổ lớn vùng Boston để “săn” đồ vintage mà luôn phải về tay không. Bà vui vẻ chỉ tôi một tiệm đồ cũ ở Davis Square “một trong những nơi có thể tìm được đồ phong cách Vintage ở Boston, con gái ạ”. “Và, bạn có tin không, chiếc váy D&G tôi mặc bữa tối tuần trước cũng là đồ second hand đó. Nhớ là đừng la lớn cho mọi người biết”. Cô bạn tôi phá lên cười vui vẻ “và nó chỉ có 120 đô thôi”.

 

Mặt tiền cửa hiệu Second time around. Ảnh: Thục Uyên

Thế là chuyến “đột kích” những cửa hàng đồ cũ của chúng tôi được lên kế hoạch. Nhìn vào tờ giấy note ghi địa chỉ nơi đến, tôi, một lần nữa không khỏi ngạc nhiên, không lẽ mua bán đồ second hand lời nhiều lắm hay sao mà hầu hết những cửa hàng này đều toạ lạc tại những con phố du lịch, mua sắm sầm uất và giàu có nhất Boston như Beacon Hill, Havard Square, Newbury (tương đương với khu Đồng Khởi, Nguyễn Huệ ở Sài Gòn), nơi mà giá thuê mặt bằng không bao giờ rẻ?

Second time around ở Beacon Hill, một trong những khu phố cổ mà tôi thường gọi là “khu nhà giàu” ở trung tâm Boston được bài trí khá đẹp mắt và đặc biệt… thơm tho. Đầu mùa hè nên cửa hàng rực rỡ sắc màu từ loạt quần áo mới, mũ, nón rộng vành dùng để đi biển. “Chúng tôi có hàng mới hầu như mỗi ngày. Còn mùi thơm, là một trong những tiêu chí quan trọng của cửa hàng, vì chúng tạo cho khách hàng cảm giác dễ chịu và… mới”. Cô bán hàng vui vẻ giải thích. Thật vậy, cách thiết kế cửa hàng và trưng bày hàng hoá không hề cho tôi cái cảm giác… nghèo nàn khi đi mua đồ cũ, đặc biệt là khu để đồ “hi-end” gồm toàn các thương hiệu nổi tiếng như D&G, Miumiu, Chloe, Stella Mcncarney. Lần shopping này, cô bạn tôi mua được một đôi giày Prada màu đen mũi hơi vuông rất cổ điển, đi êm chân, giá còn 90 USD. Đôi giày, thật ra nhìn không vintage lắm, mà hình như cũng chẳng phải mốt của một hai năm gần đây, nhưng 90 USD cho một đôi giày Prada là giá không tưởng, cô bạn tôi hồ hởi. Tôi thích một chiếc quần hiệu Marc Jacobs còn mới tinh, nhưng là “new arrival” nên giá tới 120 USD. Thấy tôi lưỡng lự, bạn tôi nói, thôi chờ sale đi. Khoảng một tháng sau là bắt đầu sale rồi đó. Nhìn lên tường, tôi thấy bảng hướng dẫn xem mạc giảm giá. Màu xanh là 10%, màu vàng là 20%… và năm màu là 60%. Bạn tôi giải thích: “Thường thì hàng để càng lâu, càng khó bán thì giá càng rẻ, vì cửa hàng hoạt động trên nguyên tắc hàng ký gửi”. Nhưng họ tìm đâu ra nguồn hàng, và làm sao huấn luyện nhân viên mua hàng cũng như quản lý dòng tiền mặt cho hình thức kinh doanh quá mới như vậy, tôi tò mò, theo đúng nghĩa của một sinh viên học quản trị kinh doanh.

 

Tầng hầm của cửa hiệu Second time around khiến phụ nữ nào cũng phải ghé mắt nhìn qua. Ảnh: Thục Uyên

Tôi đem điều ấy hỏi cô bán hàng nếu tôi muốn bán lại quần áo cũ của mình thì sao, và tôi được chỉ dẫn rất tận tình. Phải đảm bảo quần áo còn gần như mới, hợp thời trang, không bị rách, lỗi, giặt ủi sạch, hẹn trước và đem đến cửa hàng. Cửa hàng sẽ thoả thuận giá, ghi giấy xác nhận đồng thời cung cấp cho người bán mã số để theo dõi online trên trang web xem hàng của mình bán được chưa. Khi hàng có người mua, chủ shop sẽ lấy một số tiền nhất định (thường khoảng 50% trở lên) theo thỏa thuận và chuyển khoản cho bạn số tiền còn lại. Như vậy, xét về cách mua hàng, có ba loại cửa hàng “second hand”. Loại thứ nhất là nguồn hàng có được hoàn toàn do quyên góp, từ thiện, tặng và cho không, mà đại diện là Goodwill, vốn vô cùng quen thuộc với dân Mỹ (tiền thu được sẽ dành cho các dự án phát triển cộng đồng, giúp đỡ người nghèo). Loại thứ hai hoạt động theo hình thức mua hàng đứt đoạn, trả tiền mặt, mà đại diện là One Upon a child, một trong những chuỗi cửa hàng kinh doanh đồ dùng và quần áo cũ của trẻ con theo hình thức nhượng quyền kinh doanh lớn nhất trên toàn nước Mỹ. Loại thứ ba là làm trung gian giữa người bán và người mua và “ăn” phần trăm nhất định, như kiểu Second time around. Tuy nhiên, xét về phân khúc thị trường thì những cửa hàng như Second time around kể trên định vị mình ở một phân khúc cao cấp hơn trong khi những trung tâm lớn như Goodwill lại ở phân khúc khá thấp. Quần áo, đồ dùng ở Goodwill tuy nhiều hơn, đa dạng hơn, nhưng có vẻ… cũ hơn và dĩ nhiên là giá rẻ hơn, không “kích thích” được việc chi mạnh tay khi mua sắm của phụ nữ.

 

Có thể tìm thấy cả những thương hiệu cao cấp như Prada, Chanel tại các cửa hàng bán đồ cũ. Ảnh: Thục Uyên

Một đặc điểm nữa mà tôi nhận ra ở các cửa hàng “quần áo cũ cao cấp” này là “cá tính”. Vì nguồn hàng của cửa hàng phụ thuộc hoàn toàn vào dân cư xung quanh, nên áo quần, dù cùng một hệ thống, ở mỗi cửa hàng lại mang một sắc thái khác nhau. Ví dụ, Second time around ở Havard Square lại có khá nhiều áo quần, túi xách mang phong cách vintage trong khi cũng cửa hàng này, tại Newbury street, con đường mua sắm sầm uất nhất Boston lại rất nhiều đồ hiệu cao cấp. Tôi nhìn thấy cả những chiếc túi Prada và Chanel được trưng bày ở đây. Dù vậy, theo trực giác của tôi thì không nên chọn mua đồ len, lụa, đồ dệt kim từ những cửa hàng như thế này, trừ khi là hàng còn rất mới hay của những nhãn hiệu cao cấp, vì kỹ thuật giặt ủi cao cấp có thể “tút” lại một chiếc áo len không còn sắc nét.

Cả người bán và người mua cùng được lợi, mà người có lợi nhất là… chủ cửa hàng. Đó có lẽ cũng chính là lý do tại sao hàng second hand không bao giờ lỗi thời, mỗi năm, theo ước tính của hiệp hội Các cửa hàng sang nhượng Mỹ (National Association of Resale & Thrift Shops (NARTS) ước tính doanh số của các cửa hàng bán quần áo, vật dụng cũ này luôn tăng khoảng 5%, mà theo tôi, con số đó có thể còn cao hơn trong những năm kinh tế khủng hoảng này, vì có dân tộc nào thực dụng hơn người Mỹ đâu.

Bài và ảnh: Thục Quyên/Báo SGTT

Hầu hết các thành phố lớn ở nước Mỹ như Washington D.C, New York, Boston… đều có những cửa hàng kiểu Second time around (phân khúc từ trung bình đến cao cấp, quy mô nhỏ). Các tên tuổi có thể kể ra là Second time around, Buffalo Exchange… Mỗi thương hiệu thường sở hữu khoảng dưới 25 cửa hàng. Những cửa hàng, dù quy mô nhỏ, nhưng hoạt động chuyên nghiệp không thua những trung tâm thương mại lớn bằng cách thường xuyên có những đợt giảm giá lớn vào cuối mùa, cuối tháng hay vào các dịp lễ lớn như Thanksgiving. Phòng thử đồ rất đẹp và thoáng, có phong cách.

One Upon a child có khoảng 235 cửa hàng tại vùng Bắc Mỹ. Theo số liệu thống kê cho đến năm 2010 thì mặc dù đây là năm nước Mỹ lao đao vì khủng hoảng kinh tế, nhưng đây lại là năm One Upon a child đạt được doanh thu và số lượng khách hàng cao nhất trong lịch sử 25 năm thành lập và phát triển của mình.

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x