6 Sự Việc Đáng Tin Về Người Elf ? (+video)

02/04/14, 22:26 Bí ẩn
 

Nhiều cuộc thăm dò trong những năm qua cho thấy ở mức độ nào đó phần lớn người dân Ai-xơ-len tin là có người elf. Năm ngoái, một thẩm phán thậm chí đã cho ngừng xây dựng một con đường ở Ai-xơ-len vì nó có thể làm phiền những người elf sống ở khu vực đó.

Trái: Legolas, một nhân vật huyền thoại trong “Chúa tể của những chiếc nhẫn”, được in trên một chiếc tem ở New Zealand. (Ảnh: Shutterstock), phải: Một xác ướp được tìm thấy ở vùng núi Pedro, Wyoming được cho là hài tích của người tí hon Elf (Wikimedia Commons).

 Năm 2004, các hóa thạch của người tí hon được tìm thấy ở quần đảo Florer của Indonesia. Người tí hon, có tên là người Homo nhưng được biết đến nhiều hơn với cái tên người “Hobbit” có chiều cao chưa đầy 1m. Tờ tạp chí Nature giải thích rằng người ta tìm thấy xương của một vài người Homo, điều này cho thấy đó là một quần thể xã hội những người với kích thước như vậy chứ không phải là một sự đột biến nào đó.

Như vậy thì người elf cao lớn, uyển chuyển và mạnh mẽ như Legolas của truyện “Chúa tể của những chiếc nhẫn”, hay giống như người trợ giúp cho Santa, có vóc dáng như trẻ con? Dưới đây là một số trường hợp gặp được người elf.

1. TRUYỀN THUYẾT VỀ NGƯỜI TÍ HON VÀ HÓA THẠCH ĐƯỢC TÌM THẤY

Một hóa thạch đã được tìm thấy ở vùng núi Pedro năm 1932 được cho là bằng chứng của người tí hon thuộc chủng tộc Nin’ am-bea của bộ lạc nói tiếng Shoshone (Wikimedia Commons).

Người da đỏ bản xứ Mỹ Cherokee nhắc đến người Yunwi-Tsunsi, nghĩa là “người tí hon”. Người Yunwi-Tsunsdi được mô tả là người tốt bụng, hay giúp đỡ người khác và cao chưa đến đầu gối người bình thường. Người Hawaii bản địa nhắc đến người Menehune, một chủng tộc lớn người tí hon đã xây dựng nên các thành phố, đánh bắt cá và xây dựng trang trại. Người bản xứ nói tiếng Shoshone ở tiểu bang Wyoming cũng nói đến người tí hon, hay người Nin’ am-bea theo tiếng địa phương, những người mà người Shoshone rất sợ phải đối đầu. Người Nin’ am-bea được biết là sẵn sàng dùng tên bắn vào người khác nếu bị xúc phạm.

Năm 1932, một hóa thạch được tìm thấy ở vùng núi Pedro, gần nơi người Shoshone sinh sống. Hóa thạch này đã được kiểm tra bởi bộ phận nhân chủng học của Đại học Harvard và bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Mỹ. Hóa thạch được xác định là một người đàn ông 65 tuổi mặc dù chỉ cao 0,3m.

Hóa thạnh này đã mất tích sau khi một trong những người chủ sở hữu qua đời. Tiến sỹ George Gill tại Đại học Kansas sau nhiều thập kỷ đã kiểm nghiệm ảnh chụp X-quang và cho biết hóa thạch này giống với một đứa bé bị dị tật bẩm sinh nên nó có hộp sọ có kích cỡ như người lớn, những vẫn còn để ngỏ nhiều lời giải thích khác nữa.

Những người khác ở vùng núi Pedro đã kể lại những câu chuyện phát hiện ra những hóa thạch nhỏ tương tự, theo như ghi chép trong sách truyện dân gian địa phương.

2. KHU MỘ CỦA NGƯỜI TÍ HON Ở BANG OHIO

Tạp chí Khoa học Journal of Science của Mỹ đã công bố một bài viết vào năm 1837 về một phát hiện kỳ lạ ở quận Coshocton, bang Ohio: “Từ một số mảnh gỗ còn sót lại xung quanh những bộ xương, có thể thấy các thi hài dường như được đặt vào quan tài và điều đáng chú ý hơn là các thi hài được chôn sâu không quá 0,9m đến 1,4m.

Có rất nhiều thi hài như vậy, và chắc hẳn phải là cư dân của một thành phố lớn hoặc cũng có thể số lượng những người này là không nhiều. Nhiều ngôi mộ đã bị mở ra, những thi thể ở trong đó tất cả đều thuộc chủng tộc người tí hon… Những khu mộ tương tự đã được tìm thấy ở Tennesse và gần St. Louis, bang Missouri”.

3. HOẠT ĐỘNG SAN LẤP NGỪNG LẠI BẤT THƯỜNG Ở KHU VỰC ĐƯỢC CHO LÀ NƠI Ở CỦA NGƯỜI ELF

Năm 1996, Ai-xơ-len thất bại một cách kỳ lạ trong nỗ lực san bằng một quả đồi ở Kopavogur. Quả đồi, được dự tính là san bằng để làm nghĩa trang, được cho là đã bị người elf chiếm giữ. Trong suốt quá trình làm việc, hai máy san lấp đã bị trục trặc một cách kỳ lạ. Máy quay của đài truyền hình cũng gặp sự cố, không thể nào quay được quả đồi.

Những người có khả năng giao tiếp với người elf đã được triệu tập và rõ ràng là có thể đạt được thỏa thuận. Những người elf quyết định rời đi, người truyền tin cho biết, và máy móc bắt đầu hoạt động trở lại. Sự kiện này đã được đưa lên tờ Thời báo New York.

Hildur Hakonardottir đã nói với New York Times năm 2005 rằng: “Có lần con gái tôi đã hỏi ‘làm thế nào mà chúng ta biết được nơi ở của người elf?’… Tôi nói với con rằng, con sẽ biết thế thôi, đó là một loại trực giác.”

Một người Ai-xơ-len khác, Vigdís Kristín Steinthórsdóttir, cũng đưa ra ý kiến tương tự trong năm 2011 khi một hoạt động dò mìn gần nhà cô được cho là bị người elf ngầm phá hoại.

“Trước đây tôi đã ở trên núi với những người có khả năng cảm thụ những sinh vật tự nhiên không hài lòng với sự quấy nhiễu ở vùng đất đó và họ không được thỉnh cầu di cư. Chúng tôi cảm nhận rằng họ rất buồn về điều đó. Tôi muốn chúng ta xin lỗi họ,” cô nói với IcelandReview.

4. TỤ TẬP NHỮNG NGƯỜI ELF TRONG NHỮNG ĐẦM ĐƯỚC

Bức ảnh chụp khu rừng đước ngập mặn ở châu Phi (Shutterstock)

Stephen Wagner đã điều tra những điều huyền bí trong 30 năm qua và đã viết nhiều cuốn sách về chủ đề này, trong đó có cuốn sách với tựa đề “Tiếp cận với điều huyền bí: Chuyện có thật của những người bình thường và những trải nghiệm phi thường”. Trong một bài báo trên trang About.com, ông kể nhiều trường hợp về các cuộc chạm trán với người elf, trong đó có câu chuyện của anh chàng Paul ở Nam Phi.

Năm 1986, Paul đã đi du lịch gần khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn với một nhóm bạn bè. Vào khoảng 6 giờ chiều, họ tình cờ phát hiện ra một không gian rộng lớn sau những khối đá. Paul nói với Wagner : “Chúng tôi nhìn quanh và tận mắt chứng kiến những người tí hon ngồi trên những tảng đá được bài trí chiếu sáng và có những người đang trò chuyện với nhau”.

Trải nghiệm này kéo dài 10 giây, và anh ước tính có khoảng 20 đến 30 người tí hon ở đó. Giật mình, Paul và bạn chạy ra xe. Sau đó họ quay lại đúng địa điểm đó và phát hiện rằng những tảng đá bài trí, đèn, cùng với những người tí hon, đã đi mất.

5. NGƯỜI TÍ HON LẤP LÓ SAU GỐC CÂY

Wagner thuật lại một câu chuyện khác, câu chuyện xảy ra ở vùng Greenburg, bang Pennsylvania. Năm 2003, một phụ nữ tên là K.T đang tản bộ trong rừng lúc hoàng hôn. Rồi quanh cô có gì đó “thoắt ẩn thoắt hiện” bất thường, cô mô tả.

Cúi người xuống, cô chạm mặt với một người tí hon. Nó đang nhìn trộm cô sau một gốc cây. K.T mô tả: “Nó là một loại người tí hon đặc trưng với đôi tai dài, nhọn, mũi dài ngộ nghĩnh, ngón tay dài và móng tay nhọn. Nó mặc bộ quần áo màu đỏ, đội mũ và làn da có màu tím nhạt”.

Khi cô biểu lộ sự kinh ngạc, người tí hon giật mình và biến mất.

6. NGƯỜI ELF HÀNG XÓM MƯỢN KÉO

Hãy trở lại với Ai-xơ-len trong câu chuyện cuối cùng của chúng ta. Ai-xơ-len là nơi có trường học duy nhất về người elf. Nằm tại thủ đô, trường Reykjavik, trường học về người elf là địa điểm tốt để tìm đọc tất cả các chuyện liên quan đến người elf. Hiệu trưởng của trường, ông Magnus Skarphedinson đã có 30 năm kinh nghiệm trò chuyện với những người nói rằng họ đã chạm trán với những người giấu mặt.

Một trong những câu chuyện mà ông kể là chuyện của bà Elly Erlingsdottir, Chủ tịch Uỷ ban kế hoạch Hội đồng thị trấn Harnarfjordur. Bà kể rằng một số người tí hon đã mượn kéo của bà và trả lại sau một tuần. Bà hoàn toàn tin rằng điều này thực sự đã xảy ra, và một người thầy phù thủy địa phương thường được mời đến để trò chuyện với người elf để tham khảo ý kiến của họ trước khi Uỷ ban kế hoạch đưa ra các quyết định.

Andri Snaer Magnason, một nhà môi trường học nổi tiếng, đã nói với Huffington Post về niềm tin của người Ai-xơ-len đối với người elf khi đưa ra các quyết định.

Khi những người ủng hộ người elf nói rằng việc xây dựng con đường từ Reykjavik đến bán đảo Alftanes sẽ làm ảnh hưởng đến người tí hon, mối quan tâm chính của Magnason là con đường này sẽ phá hủy những tổ chim và dẫn đến những hậu quả khác đối với môi trường.

Ông có ý nghi ngờ về người elf, nhưng ông nói: “Tôi kết hôn trong một nhà thờ mà Chúa cũng vô hình giống như người elf.”

Nhiều báo cáo khác ngoài những trường hợp trên đã được cung cấp bởi những người đã từng bắt gặp người tí hon, đó là những yêu tinh xứ Ai-len hay là những tên khác với hình dạng biến đổi một chút.

Theo VDKN

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

    Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • 4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

    4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x