Ly kỳ chuyện đời “hồng nhan, bạc mệnh” của nữ tỷ phú giàu nhất thế giới

08/09/11, 14:00 Chuyện lạ
Barbara Hutton, cháu ngoại của tỷ phú bán lẻ khổng lồ của Mỹ, trở thành mỹ nữ giàu nhất thế giới khi mới 20 tuổi, 7 lần kết hôn, nhưng rồi sống nghèo khó và đau khổ vào cuối đời.
 

Tóm tắt:

Xuất thân: Barbara Hutton sinh ngày 14/11/1912 tại Mỹ, là cháu ngoại của tỷ phú chuỗi cửa hàng bán lẻ khổng lồ của Mỹ khi đó. 6 tuổi, mẹ mất, nhận được khoản thừa kế 25 triệu USD. 20 tuổi, số tài sản này nâng lên 40 triệu USD, trở thành “Người phụ nữ giàu nhất thế giới”.

Sống xa hoa: Những năm 40 thế kỷ 20, Barbara Hutton là biểu tượng thời trang hàng đầu. Với tiền bạc, nhan sắc và sự sành điệu, bà luôn là tâm điểm của báo chí.

Hôn nhân: 7 lần kết hôn với các ông hoàng, cuộc hôn nhân cuối đổ vỡ khiến bà mất hết niềm tin vào tình yêu. Bà buông thả hơn, thường say xỉn tại những quán bar và qua lại với vô số những nam thanh niên trẻ trung.

Cuối đời: Sống trong khách sạn Beverly Wilshire sang trọng tại Beverly Hills, California và qua đời khi mới 66 tuổi vì bệnh tim. Sau khi Barbara mất, người ta phát hiện tài sản của nữ tỷ giàu có nhất thế giới chỉ còn 3.500 USD.

Như một nàng công chúa bước ra từ truyện cổ tích với vẻ đẹp không thể che giấu và một cuộc sống sung sướng xa hoa trong các cung điện, 20 tuổi đã trở thành mỹ nữ giàu nhất thế giới. Nàng công chúa này với 7 lần kết hôn trong cuộc đời, những người chồng đều thuộc dòng dõi quý tộc. Nhưng rồi giàu sang, danh vọng, sắc đẹp không ở lại với nàng, truyện cổ tích bị đẩy ngược mô típ quen thuộc, nàng công chúa đó phải sống một cuộc sống bi đát, đau thương, nghèo khó, cô đơn và đau khổ ở những năm cuối của cuộc đời.

Cuộc sống xa hoa

Từng được mệnh danh Công chúa của nước Mỹ, Barbara Hutton đã khiến cho cả thế giới không ít lần phải ghen tị vì mức độ giàu sang phú quý của mình. Ở tuổi 20, có thể đi du lịch khắp mọi nơi trên thế giới, sở hữu những thẻ tín dụng đầy ắp tiền và mua sắm hàng hiệu đến mỏi tay, Barbara Hutton không chỉ là mơ ước mà còn là hi vọng của rất nhiều cô gái trẻ tại thời điểm đó, và thật sự là không chỉ riêng ở thời điểm đó.

Barbara Hutton sinh ngày 14/11/1912 tại Mỹ, là cháu ngoại của tỷ phú chuỗi cửa hàng bán lẻ khổng lồ của Mỹ khi đó. Năm 6 tuổi, mẹ của bà mắc bệnh trầm cảm và tự sát. Sau đó, bà được người thân nhận nuôi và cũng là lúc những tháng ngày bất hạnh của bà bắt đầu. Chính mắt Barbara chứng kiến mẹ tự sát, vì thế về mặt tinh thần, tuổi thơ của Barbara Hutton trôi qua trong sự trầm uất và cô đơn.

Barbara Hutton sinh ngày 14/11/1912 tại Mỹ

Cháu ngoại của tỷ phú chuỗi cửa hàng bán lẻ khổng lồ của Mỹ khi đó

Tuy thiếu thốn về tình cảm nhưng vật chất thì ngay từ năm 6 tuổi, sau cái chết của mẹ, Barbara Hutton đã nhận được 1 khoản thừa kế lên tới 25 triệu USD. Đến năm 20 tuổi thì số tài sản này đã được nâng lên 40 triệu USD, khi đó người ta đã đưa tên bà vào danh sách “Người phụ nữ giàu nhất thế giới”. Sinh ra trong nhung lụa, sống trong những ngôi biệt thự xa hoa, lộng lẫy cùng với những tiện nghi hàng đầu, tuổi thơ và thời thiếu nữ của Barbara Hutton đều được sống trong ánh hào quang của giới truyền thông. Nhất cử nhất động của người con gái xinh đẹp và giàu có bậc nhất thế giới này luôn là tâm điểm chú ý của báo giới.

Vào thời điểm những năm 40 của thế kỷ trước, con gái của giới thượng lưu tại Mỹ đã coi Barbara Hutton là biểu tượng thời trang hàng đầu. Ví như, ngày hôm nay Barbara dùng nhãn hiệu trang sức này, lập tức ngày mai những tiểu thư thượng lưu sẽ đi mua đúng nhãn hiệu trang sức đó. Các hãng thời trang khi đó muốn sản phẩm trở nên nổi tiếng thì họ đều muốn mời Barbara Hutton dùng thử, vì họ biết chắc rằng cái tên Barbara Hutton sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng không ngừng về số lượng bán ra. Còn đối với các công tử gia đình quyền quý, Barbara Hutton luôn là cái tên mà họ khao khát được gặp, dù chỉ 1 lần trong đời.

Barbara rất thích đính trang sức lên quần áo và phong cách của bà đã tạo ra một làn sóng thời trang mới. Tới nay khi tìm kiếm tên của bà trong các tài liệu, chúng ta đều có thể bắt gặp tên tuổi của những nhà thiết kế thời trang hàng đầu thế giới đã từng thiết kế quần áo, trang sức, xe hơi cho Barbara. Những người bạn của Barbara khi vào dinh thự của bà đều không khỏi kinh ngạc vì sự sang trọng tột bậc. Với tiền bạc, nhan sắc và sự sành điệu của mình, Barbara luôn là tâm điểm của báo chí lúc bấy giờ.

Những cuộc hôn nhân bất hạnh của công chúa với những ông hoàng

Người chồng thứ nhất của Barbara là Hoàng tử Georgia-Alexis Mdivani. Vị hoàng tử này đã ly dị với người vợ quý tộc của mình để kết hôn với Barbara. Tuy nhiên, 2 năm sau, ông cũng ly hôn với người vợ xinh đẹp và giàu có này.

Một năm sau khi chia tay với người chồng thứ nhất, Barbara gặp người chồng thứ hai, bá tước Curt Haugwitz-Reventlow. Xem ra Barbara rất thích những người đàn ông thuộc tầng lớp quý tộc. Hai người đã có với nhau một đứa con đặt tên là Lance. Tuy nhiên Reventlow là một kẻ vô cùng tệ bạc, Reventlow không chỉ ngược đãi Barbara về thể chất mà còn dằn vặt bà về tinh thần. Trong thời gian sống với Reventlow, Barbara đã phải nhập viện mấy lần vì bị chồng đánh đập. Không những thế, Reventlow đã lừa lấy tiền của Barbara để làm ăn, thậm chí còn đẩy bà vào con đường nghiện ngập.

Năm 1938, cuộc hôn nhân giữa Barbara với Reventlow kéo dài chưa đầy 3 năm thì kết thúc. Khi chiến tranh thế giới thứ II xảy ra vào năm 1939, Barbara đã chuyển tới California. Bà tham gia hoạt động tích cực trong chiến tranh và lấy tiền của mình ra để hỗ trợ cho Lực lượng Pháp tự do và ủng hộ du thuyền của bà cho Hải quân Hoàng gia.

Năm 27 tuổi, Barbara đã gặp người chồng thứ 3 của mình, một ngôi sao sáng tại Hollywood thời bấy giờ, nam diễn viên Cary Grant. Cuộc hôn nhân giữa cặp đôi trai tài gái sắc này được báo chí gọi là “Tiền và Cary”. Tuy nhiên, Grant không cần tiền hay lợi lộc gì từ danh tiếng của Barbara, trái lại ông lại là người yêu bà thực lòng. Nhưng chẳng hiểu sao định mệnh không buông tha cô công chúa tội nghiệp này khi năm 1945, Grant đã ra đi mà không nhận bất kỳ một số tiền nào từ người vợ giàu có.

Barbara rời California chuyển tới Paris, Pháp trước khi sống trong cung điện ở Tangier (phía Bắc Morocco). Bà bắt đầu hẹn hò với Igor Troubetzkoy, một hoàng tử người Nga. Mùa xuân năm 1948, hôn lễ giữa hai người được tổ chức tại Zurich, Thụy Sĩ. Tuy nhiên, tới năm 1951, hoàng tử đã làm đơn ly dị với Barbara. Người phụ nữ xinh đẹp nhưng bất hạnh trong hôn nhân dường như không thể chịu nổi cú vấp lần này và bà đã tìm tới cái chết. Vụ tự tử không thành của bà được bàn tán xôn xao trên các tờ báo lúc bấy giờ. Barbara được báo chí gọi là “Cô gái giàu có đáng thương”, cuộc đời của bà trở thành đề tài khai thác bất tận và là chủ đề để câu khách của các phương tiện truyền thông.

Năm 1953, khi đó Barbara đã 41 tuổi, vết thương từ những cuộc hôn nhân đổ vỡ trước chưa liền, Barbara lại gặp phải một ông chồng bạc bẽo, bá tước Porfirio Rubirosa. Porfirio Rubirosa là một người có thân phận hết sức phức tạp, vừa là nhà ngoại giao, vừa là tay đua xe công thức 1. Tuy nhiên, trên thực tế, người chồng lắm tài này của Barbara lại là một công tử ăn chơi khét tiếng, chuyên đi lừa gạt tiền của những phụ nữ giàu có. Trong lúc sống chung với Barbara, Porfirio Rubirosa còn qua lại với nữ diễn viên Hollywood Zsa Zsa Gabor. Cuộc hôn nhân này được coi là cuộc hôn nhân ngắn ngủi nhất và tốn kém nhất của nữ tỷ phú khi bà đã phải bỏ ra 2,5 triệu USD tiền bồi thường cho Porfirio chỉ trong vòng 53 ngày chung sống.

Sau đó, Barbara đã dành thời gian để cặp kè với Americans James Douglas và Philip Van Rensselaer (người Mỹ). Bà đã bỏ ra rất nhiều tiền để mua biệt thự khắp nơi trên thế giới, năm 1959, bà còn xây hẳn một biệt thự sang trọng kiểu Nhật Bản trên khu đất rộng 120.000 mét vuông tại Cuernavaca, Mexico.

Ly hôn với bá tước Porfirio Rubirosa được 1 thời gian, Barbara nhanh chóng làm đám cưới với nam tước Gottfried von Cramm, một vận động viên tennis người Đức nổi tiếng, bạn cũ của bà. Gottfried von Cramm từng dành được nhiều giải thưởng trong sự nghiệp thể thao của mình: hai lần vô địch quần vợt Pháp, một lần vô địch giải quần vợt Australia, một lần vô địch giải quần vợt Mỹ… Tuy nhiên, sau đó tình cảm của họ cũng rạn nứt và chia tay sau 4 năm chung sống. Gottfried von Cramm chết trong một tai nạn xe hơi tại Ai Cập vào năm 1976.

Năm 1964, tại Tangier, Barbara gặp người chồng thứ 7 và cũng là người chồng cuối cùng của bà, hoàng tử Pierre Raymond Doan, một thành viên của hoàng gia Champasak. Cuộc hôn nhân này cũng chỉ kéo dài được 2 năm thì chấm dứt. Chuyện tình với hoàng tử Pierre đổ vỡ cũng là lúc mà Barbara mất hết niềm tin vào tình yêu. Bà đã tiêu rất nhiều tiền để mua trang sức, quần áo và đặc biệt là những kho báu trong hoàng cung Pháp. Không những thế, Barbara cũng có lối sống buông thả hơn, người ta thường bắt gặp bà trong tình trạng say xỉn tại những quán bar và qua lại với vô số những nam thanh niên trẻ trung. Bà cho họ tiền và của cải để đổi lấy những cuộc vui phù phiếm.

Năm 1972, con trai duy nhất của bà là Lance qua đời trong một tai nạn máy bay. Cái chết của con trai khiến Barbara vô cùng đau khổ. Tài sản của bà cũng nhanh chóng “đội nón ra đi” vì cách tiêu xài hoang phí và nghe theo những lời khuyên đểu của quân sư quạt mo để đầu tư khắp nơi. Barbara đành phải bán hết tài sản cố định và những bộ sưu tập quý giá của mình để đem ra trả nợ. Mặc dù vậy, những ngày cuối đời, Barbara vẫn sống trong khách sạn Beverly Wilshire sang trọng tại Beverly Hills, California và qua đời khi mới 66 tuổi vì bệnh tim.

Sau khi Barbara mất, người ta phát hiện tài sản của nữ tỷ phú từng là một trong những người giàu có nhất thế giới chỉ còn vẻn vẹn 3.500 USD. Dù báo chí có nói gì nhưng trên thực tế Barbara cũng là một phụ nữ bình thường, chắc chắn rằng bà luôn mong muốn một người đàn ông để yêu thương, để hạnh phúc nhưng có lẽ số phận cứ làm cho những người chồng lần lượt bước ra khỏi cuộc đời bà mà không có lời giải đáp, liệu có phải Barbara đã được quá nhiều, tiền tài, danh vọng, sắc đẹp… nên việc bà phải trải qua đau khổ cũng là điều dễ hiểu?

Theo Cảnh Sát Toàn Cầu

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x