Sản xuất thành công 2 loại thuốc trừ sâu sinh học

30/08/11, 11:29 Tin Tổng Hợp

– Ngày 15 tháng 01 năm 2008, Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất các Chế phẩm sinh học (TTNCSXCCPSH) đã được Bộ Khoa học & Công nghệ ký hợp đồng triển khai thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm thuốc trừ sâu sinh học: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm Vimetarzimm95DP và Biobauve5DP từ hai chủng vi nấm Metarhizium anisopliaeMa5& Beauveria bassianaBb1 để phòng trừ một số loài côn trùng trong đất hại cây công nghiệp”.   LTS. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bee.net.vn về việc giới thiệu các công trình khoa học, TS Tạ Kim Chỉnh – Trung tâm Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học đã gửi đến bài giới thiệu về dự án sản xuất thuốc trừ sâu sinh học mà Trung tâm đã thực hiện thành công. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc quan tâm.
Hai sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học: Vimetarzimm95DP và Biobauve5DP đã được Bộ NNPTNT cấp theo QĐ số: 60/ 2007/QĐ-BNN, ngày 19 tháng  6 năm 2007, là hai loại thuốc sản phẩm có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam:

Thuốc Vimetarzimm95DP số: 1169/07ECR; Thuốc Biobauve5DP số: 1168/07 ECR.

Xuất xứ của Dự án

Thuốc trừ sâu sinh học(TTSSH) được đưa vào Việt Nam từ đầu những năm 1970 với số lượng ít ỏi. Đến nay việc nghiên cứu TTSSH ở trong nước đã đạt được một số thành quả nhất định, tuy nhiên việc triển khai ứng dụng còn rất  chậm.

Để đưa các kết quả đã thu được vào sản xuất, từ những nghiên cứu cơ bản về các chủng vi nấm diệt côn trùng thuộc nhóm nấm Hyphomycete (Tạ Kim Chỉnh và Cộng sự – Chương trình Công nghệ

Vimetarzimm95DP và Biobauve5DP có hiệu quả diệt sâu xám trên cây đậu tương.
Vimetarzimm95DP và Biobauve5DP có hiệu quả diệt sâu xám trên cây đậu tương.

sinh học phục vụ nhà nước 1980-1985), và các nghiên cứu theo định hướng cơ bản – chương trình cấp Nhà nước, giai đoạn 1996-1998; 1999-2002), TTNCSXCCPSH đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng chủng vi nấm Metarhizium anisopliae Ma5 và Beauveria bassiana Bb1để phòng trừ côn trùng trong đất hại cây trồng cạn, 2003-2005”.

Đề tài đã báo cáo nghiệm thu tại Hội đồng khoa học Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật  Việt Nam, được đánh giá xuất sắc và được đề nghị lên Bộ Khoa học & Công nghệ cho tiếp tục triển khai với dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước.

Ngày 15 tháng 01 năm 2008, TTNCSXCCPSH đã được Bộ Khoa học & Công nghệ ký hợp đồng triển khai thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm:“Hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm Vimetarzimm95DP và Biobauve5DP từ hai chủng vi nấm Metarhizium anisopliaeMa5& Beauveria bassianaBb1 để phòng trừ một số loài côn trùng trong đất hại cây công nghiệp”.

Tính cấp thiết và nhu cầu của thị trường về sản phẩm nấm diệt côn trùng

Mặc dù chỉ có 0,1% các loài côn trùng là có hại cho con người, nhưng chúng đã gây ra biết bao tổn thất cho các ngành nông lâm nghiệp bởi sự phá hại của chúng. Do vậy con người thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học để trừ diệt chúng. Ở Việt nam hàng năm sử dụng khoảng 15.000-20.000 tấn thuốc hóa học trừ dịch hại và bảo vệ thực vật (BC của Nguyễn Ngọc Khánh và Lê Mỹ Dung, 1998, tại Hội nghị Môi trường toàn quốc). Bên cạnh mặt tích cực của thuốc hóa học là thời gian diệt sâu rất nhanh và thuốc hóa học lại rất rẻ so với các loại thuốc sinh học.

Nhưng do các loại hoá chất bảo vệ thực vật truyền thống gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người nên nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang chuyển dần sang sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học.

Xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang là xu hướng chung của Việt nam nói  riêng và thế giới nói chung, đã thúc đẩy cho ra đời một loạt các thuốc trừ sâu sinh học trên thế giới. Một trong các phương pháp đó là sử dụng tuyến trùng ký sinh và nấm gây bệnh côn trùng để sản xuất ra các loại TTSSH.

Cho đến nay ở Việt Nam đã có hơn 10 loại TTSSH được sản xuất từ kết quả nghiên cứu của các đề tài đã đăng ký vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, trong đó có hai loại thuốc Vimetarzimm95DP & Biobauve5DP, sản xuất từ 2 chủng nấm gây bệnh côn trùng M.anisopliae Ma5 và B.bassianaBb1. Đây là sản phẩm được sử dụng trên mô hình  phòng trừ sâu hại một số cây công nghiệp trong dự án này.

Sản phẩm chính của dự án

+ Đã hoàn thiện quy trình sản xuất 2 chế phẩm sinh học Vimetarzimm95DP & Biobauve5DP ổn định về chất lượng và đạt hiệu quả cao (công suất: trên 12 tấn/năm) ở quy mô bán công nghiệp.

+ Hai sản phẩm Vimetarzimm95DP & Biobauve5DP đạt chất lượng với  mật độ bào tử là 1011-1012 bào tử/gram chế phẩm, cao hơn rất nhiều so với sản phẩm cùng loại ở trong nước, cho nên không những tiết kiệm được nguyên vật liệu, năng lượng để sản xuất chế phẩm, mà còn  giảm được giá tiền thuốc bón lót cho 1 ha cây trồng và làm tăng sức cạnh tranh của chế phẩm. Vì nếu sử dụng chế phẩm này chỉ cần dùng 3-5kg/ha và chỉ bón lót 1 lần/vụ (trừ trường hợp phải bón lại nếu sau 1 giờ gặp mưa to) trong khi ở cơ sở khác, nếu  dùng chế phẩm nấm xanh M.a có số bào tử là109 – 108 BT/gr.SP thì phải dùng tới 10- 12 kg chế phẩm/ha. Nghĩa là nếu số lượng bào tử/gram chế phẩm thấp thì giá thành sẽ cao.

Hai sản phẩm TTSSH nói trên được sản xuất từ nguyên liệu rẻ tiền sẵn có ở thị trường làm nguyên liệu lên men nấm; cơ khí hoá các khâu khử trùng môi trường, xấy khô và sàng lọc chế phẩm; lại nhân nhanh giống cấp II trên bề mặt trong túi nilon chịu nhiệt, nên giá thành của chế phẩm thấp, tính cạnh tranh cao.

+ Sử dụng hai chế phẩm có hiệu quả trên mô hình sau (với diện tích10ha/mô hình):

* Mô hình phòng trừ sâu xám hại cây đậu tương (Nam Sách, Hải Dương).
* Mô hình phòng trừ sâu xám hại cây lạc (Hoàng Hoa Thám, Chí  Linh, Hải Dương).
* Mô hình phòng trừ sâu róm hại cây gai xanh (Thịnh Minh, Thịnh Lang, Hòa Bình).
* Mô hình phòng trừ rệp sáp hại cà phê (Krông Pak, ĐăkLăk).
* Mô hình phòng trừ  ấu trùng bọ hung đen hại mía (Thành An, Kbang, An Khê, Gia Lai). 
* Mô hình phòng trừ  mối hại cây chè Shan (Pà Cò, Mai Châu, Hòa Bình). 

Hiệu quả kinh tế

Các thí nghiệm về so sánh hiệu quả kinh tế của việc áp dụng hai loại thuốc sinh học Vimetarzimm95DP & Biobauve5DP và thuốc hóa học trừ sâu trong đất đã được thực hiện ở các địa phương như trên.

Kết quả đã cho thấy: việc sử dụng hai loại thuốc sinh học Vimetarzimm95DP & Biobauve5DP có tác dụng quản lý các loại sâu hại như: sâu xám lạc; sâ
u róm thông; ấu trùng bọ hung đen và mối hại mía, đồng thời giúp bảo tồn hệ thiên địch trên các loại cây trồng này, an toàn đối với con người và môi trường. Sử dụng thuốc sinh học Vimetarzimm95D & Biobauve5DP làm giảm chi phí sản xuất các sản phẩm của các cây công nghiệp trên.

So với thuốc trừ sâu sinh học tương tự trên thị trường (VIBAMEC với họat chất Abamectin) cần: 420.000đ/ha/lần và thuốc trừ sâu hóa học Vibasu 10H. Trong khi sử dụng Vimetarzimm 95D hoặc Biobauve 5DP chỉ cần 180.000đ -300.000đ/ha/lần. Đó là chưa kể việc sử dụng thuốc hoá học đã làm giảm hiệu quả bởi tính kháng thuốc của côn trùng: đồng thời với việc diệt các côn trùng gây hại, nó cũng gây độc đối với  các vi sinh vật và côn trùng có ích (thiên địch), mất cân bằng hệ sinh thái đất, ngược lại một số sâu bệnh hại lại sinh ra kháng thuốc, v.v..

Như vậy loại TTSSH này đã làm giảm chi phí cho sản xuất, đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản sạch, tạo ra chất lượng hàng hóa cao đáp ứng tiêu chuẩn hàng xuất khẩu cũng như yêu cầu đa dạng của thị trường tiêu dùng, bởi khi mức thu nhập của người dân tăng thì nhu cầu sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng cao cũng tăng.

Lợi ích môi trường

Đối với quy trình sản xuất chế phẩm sinh học, việc ảnh hưởng tới môi trường nơi sản xuất cũng như người sử dụng thuốc là không đáng kể. Các chủng vi nấm (Ma5 & Bb1) dùng trong quy trình sản xuất đã được xác nhận là những vi sinh vật không gây độc hại cho người, động vật máu nóng và gia súc, gia cầm. Nguồn nguyên liệu để sản xuất là những sản phẩm của nông nghiệp (cám ngô, gạo, khoai tây, cà rốt vv…)  và một số hóa chất hữu cơ như các loại đường (glucose, Maltose, galactose…), các muối khoáng (KH2P04  MgSO4…), một số axit amin, một vài cơ chất hữu cơ khác (tinh bột tan, chitin, gelatin…). Do đó quy trình sản xuất không thải nước chứa các chất độc hại, không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và người sử dụng thuốc.

Hơn nữa khi đưa hai chế phẩm này vào trong đất còn làm tăng độ phì nhiêu cho đất bởi thành phần của thuốc chủ yếu là những bào tử nấm và những cơ chất hữu cơ (bào tử của các chủng nấm Ma5 và Bb1 đồng thời cũng là những thành phần của hệ vi sinh vật đất).

Kiến nghị

Để các chế phẩm sinh học trong đó có phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học (chủ yếu sản xuất từ các chủng vi khuẩn, vi rút, nấm…) được sử dụng rộng rãi trên đồng ruộng Việt Nam, đề nghị nhà nước có chính sách trợ giá cho bà con nông dân. Vì đây là những sản phẩm có ích lợi lâu dài cho môi trường sinh thái, nhưng hiệu lực diệt sâu của chúng lại chậm (vài ngài so với thuốc  hóa học) nên bà con nông dân chưa thật  hào hứng. Ngoài ra giá thành thuốc lại cao hơn thuốc hóa học do dây truyền công nghệ sản xuất còn nhỏ lẻ.

TS Tạ Kim Chỉnh, TT Trung tâm NCSX các chế phẩm SH, Chủ nhiệm dự án

[links]  

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x