Cậu bé bán báo dạo đậu 3 trường đại học

17/08/11, 12:07 Cuộc sống

Hằng ngày, phải thức dậy từ hơn 5h sáng để phụ giúp mẹ bán báo dạo cho khách nhưng Nguyễn Quốc Huy, cựu học sinh lớp 12, trường THPT chuyên Quốc học Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn đậu một lúc 3 trường đại học.

 

Gặp Huy ngay tại một quán cà phê ở đường Bến Nghé (TP Huế) khi em đang cùng mẹ đi bán báo cho khách vào một ngày trung tuần tháng 8 này, nghe những lời tâm sự của em mới thấy được nghị lực sống của một cậu học trò nghèo, học giỏi là rất phi thường.

Cõng con đi bán báo kiếm sống

Mỗi lần ngồi trong quán cà phê trên tuyến đường Bến Nghé (TP Huế), chúng tôi đều bắt gặp một cậu bé người sạm nắng, dáng cao với khuôn mặt sáng ngời, cùng người mẹ đi bán báo dạo cho khách. Tò mò hỏi chuyện tôi mới bất ngờ khi biết cậu bé vừa đậu một lúc ba trường đại học (ĐH): Cảnh sát Nhân dân TP. HCM, ĐH Y Dược Huế và ĐH FPT Đà Nẵng. Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau những thành tích đó là cả một nghị lực phi thường với những tháng ngày lam lũ để phụ giúp gia đình.

Với chiếc xe đạp cọc cạch, hàng ngày Huy vẫn đều đặn giúp mẹ bán báo

Tìm đến vỉa hè đầu đường Bến Nghé, nơi hai mẹ con Huy thường xếp tại đây để đi bán, chị Hương (mẹ của Huy) rơm rớm nước mắt kể: “Ngày mới theo chồng vào Huế, thằng Huy (tức Nguyễn Quốc Huy- PV) còn nhỏ xíu. Nhà nghèo nên mỗi lần đi bán báo tui cũng cõng nó đi theo”. Chị Hương cho biết đã làm nghề bán báo hơn 10 năm nay, với phương tiện duy nhất là chiếc xe đạp cũ kỹ mà người chồng kiếm được bằng nghề đi phụ bếp. Mặc dù khó khăn, nhưng vợ chồng đều cố gắng chăm lo cho đứa con ăn học đến nơi đến chốn với hy vọng khi nó lớn lên “sẽ không khổ như cha mẹ nó thôi!”.

Sớm nhận thức được gia cảnh nhà mình nên Huy chăm chỉ học tập và năm nào cũng đều đạt học sinh xuất sắc. 12 năm học liền, không năm nào Huy không mang về giấy khen và phần thưởng cho bố mẹ trong niềm hạnh phúc hân hoan của gia đình. Lớn lên một chút Huy đã biết giúp bố mẹ. Hằng ngày, sau những buổi học tập trên lớp, chưa kịp cởi quần áo Huy đã vội vàng xuống bếp bắc nồi cơm sẵn, đợi cha mẹ về.

Huy tâm sự: “Ngày nào cha mẹ cũng đều bận bịu lên thành phố kiếm cái ăn cho gia đình, ở nhà, phận làm con nên em phải cố gắng đảm nhiệm. Ai nghĩ thế nào cũng kệ, miễn sao cha mẹ được đỡ vất vả hơn thôi!…”

“Trường nào ít chi phí nhất thì em học”

Huy tâm sự, vì thấy được hoàn cảnh khó khăn của gia đình, sau mỗi ngày lên lớp em đã lên cùng người cha làm công việc sửa xe máy, xe đạp cho khách qua đường. Hằng ngày, cứ vào khoảng 5h sáng, em đã lục đục ngồi dậy cùng mẹ sắp xếp báo, chuẩn bị đem bán. Công việc sắp xếp báo thường tới 6h30 là em nghỉ tay, chuẩn bị lên lớp học. Chỉ mình mẹ đạp xe đem đi bán dọc các tuyến đường phố, phục vụ cho khách ngồi quán cà phê. Chỉ có những ngày chủ nhật rảnh rỗi là hai mẹ con đi từ sáng cho tới trưa mới về.

Công việc bán báo cũng không phải đơn giản, dễ dàng. Huy kể, có nhiều lần em vào tận các quán cà phê, quán nhậu, gặp những vị khách khó tính nên họ sẵn sàng xua đuổi; thậm chí dùng lời lẽ xúc phạm nhưng em cũng đều chịu đựng mà đi.

Mặc dầu khó khăn là vậy, nhưng Huy cho biết, để không phụ lòng cha mẹ, suốt 12 năm học liền Huy đều chăm chỉ học tập và năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Những năm cấp I, Huy tham gia vào lớp bồi dưỡng thi học sinh giỏi của trường và đạt giải học sinh giỏi cấp thành phố.

Sau đó, liên tục các năm học cấp II, rồi lên cấp III Huy đều đoạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, thành phố. Cuối năm lớp 12, Huy cũng là trong những thí sinh được lọt vào vòng chung kết chương trình “Tiếp lửa tài năng” do trường THPT chuyên Quốc học Huế phối hợp với Chi nhánh VNPT Huế và Đài THVN tại Huế tổ chức.

Huy cho biết, trước mùa thi ĐH, CĐ năm nay, để có tiền cho em đi thi, cha mẹ đã phải làm việc cật lực, rồi vay mượn người quen, hàng xóm. Thấy cha mẹ lo lắng em cũng nghẹn lòng. Với quyết tâm mãnh liệt, Huy đã đậu cả 3 trường đại học mà em đăng ký dự thi với số điểm rất cao. Đó là các trường: Trường ĐH Cảnh sát Nhân dân TP. HCM (Khối A) 21 điểm; ĐH Y Dược Huế 23,5 điểm và trường ĐH FPT Đà Nẵng 80/100 điểm.

Huy cho biết, thật ra nguyện vọng của em là được học một trong hai trường ĐH Y -Dược Huế hoặc ĐH FPT Đà Nẵng. Tuy nhiên, với điều kiện của em thì trường nào phải tốn ít chi phí nhất em sẽ theo học. Học tại trường Cảnh sát Nhân dân TP. HCM, vừa được miễn giảm học phí mà vừa được lo cho ăn học. Có lẽ, em sẽ theo học ở trường này”, Huy quyết định.

Cô giáo Hồ Thị Tâm giáo viên chủ nhiệm của Nguyễn Quốc Huy năm học lớp 12, nói về em đầy tự hào: “Mặc dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng em Huy nhiệt tình tham gia các hoạt động của trường lớp. Suốt 3 năm học tập tại trường, em luôn là một học trò ngoan hiền, chăm chỉ học tập, được bạn bè và thầy cô quý mến. Việc Huy đậu một lúc cả 3 trường ĐH không chỉ là niềm tự hào cho riêng gia đình, bạn bè mà còn cả nhà trường chúng tôi nữa”.

Nỗi niềm của người cha nghèo

Trong khi người cha đang sửa xe đạp, 2 mẹ con Huy vẫn cần mẫn xếp báo, chuẩn bị đi bán

Hiện tại, để phụ giúp thêm cho gia đình, ông Nguyễn Thức Tùng (cha của Huy) vẫn ngày đêm ngồi trên vỉa hè chăm chỉ vá lốp (xăm) xe cho khách. Ông tâm sự: “Quê gốc tôi ở Nghệ An nhưng vào Huế sinh sống đã ngót 20 năm rồi. Ngày xưa, cũng vì cuộc sống khó khăn nên vợ chồng tui đành rời bỏ quê hương để vào đây sinh sống, mong được đổi đời. Nhưng nào ngờ cuộc sống mưu sinh lại chan đầy nước mắt, cái nghèo bám riết lấy cái thân. Dù vậy, vợ chồng tui cũng đều gắng gượng để đối mặt với cuộc sống, tất cả cũng chỉ vì niềm tin mãnh liệt vào những người con thơ dại, hy vọng chúng sẽ sớm được thành tài.”

Ông Tùng cho biết, thời gian đầu một mình vào Huế làm đủ thứ việc để dành dụm ra ít tiền gửi về cho vợ nuôi con. Để mưu sinh, lập nghiệp, cuối cùng vợ con ông cũng xếp khăn gói theo ông vào Huế sinh sống. Rồi thời gian sau, ông Tùng được vào làm tại công ty khai thác đá. Nhưng được vài tháng thì tai họa ập đến khi ông bị đá đập vào đầu, nằm viện suốt cả tháng trời.

Ông Tùng nghẹn ngào: “Hôm trước, chuyện thằng Huy đỗ vào cả 3 trường đại học khiến cha mẹ vui mừng. Niềm vui đó đang lớn dần nhưng vợ chồng tui vẫn cảm thấy lo lắng khi phải nghĩ đến chuyện không đủ kinh tế để chăm lo cho cháu ăn học”.

Căn nhà nhỏ ọp ẹp tại địa chỉ số 3B/118, Nguyễn Lộ Trạch, phường Xuân Phú, TP Huế được một gia đình người địa phương nay đã sang định cư ở Mỹ cho thuê với giá 700 nghìn đồng/tháng, trở thành nơi tá túc nắng mưa mỗi ngày. Theo ông Tùng, từ hơn 10 năm nay cả gia đình ông đều sống trong căn nhà nhỏ này, tất cả mọi chi phí đều nhờ vào đồng tiền ít ỏi mà vợ chồng ông kiếm được mỗi ngày.

Bây giờ, khu vực này đã trở thành xóm trọ cho sinh viên đến thuê ở, gia đình chủ nhà đã nhờ ông Tùng làm công tác quản lý khu trọ giúp họ mỗi ngày. “Bây giờ, dù có khổ đến mấy, vợ chồng tui cũng sẽ quyết tâm chăm lo cho con cái học tập đến nơi đến chốn. Hy vọng, mai sau chúng nó sẽ trở thành công dân tót, về phục vụ quê hương” ông Tùng nói tự hào.

Vương Hoàng

Theo baomoi

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x