Mãnh hổ Chu Vĩnh Khang sụp đổ, nhiều hổ khác sẽ đổ theo
Theo một quy tắc bất thành văn của chính quyền Trung Quốc, các thành viên trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị là ngôi nhà an toàn bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi khi cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang đã bị bắt, 5 thành viên Uỷ ban Thường vụ còn lại có thể sẽ đổ theo.
Báo Epoch Times tổng hợp ảnh (từ trái sang phải): Giả Khánh Lâm, Lý Trường Xuân, Ngô Bang Quốc, La Cán, Tăng Khánh Hồng. Ảnh nền: cảnh sát bán quân sự Trung Quốc canh gác như cảnh sát mặc thường phục đứng cạnh nhau trước lễ hạ cờ tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 17/5/2012 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Feng Li/ Getty Images)
Sau nhiều tháng tin đồn rằng Chu Vĩnh Khang bị quản thúc, một cuộc điều tra chính thức với lý do nghi ngờ “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” được công bố vào ngày 29 tháng 7, khiến ông ta trở thành “con hổ” lớn nhất – theo xếp hạng thành viên chính thức của ĐCSTQ – trong tất cả các quan chức bị điều tra trong chiến dịch của người đứng đầu ĐCSTQ – Tập Cận Bình.
Sau đó, trang phát ngôn của ĐCSTQ People.com.cn nhận xét rằng việc hạ gục con hổ lớn này chưa phải là kết thúc. Bài viết này đã được gỡ bỏ vài giờ sau khi nó được đăng tải, nhưng các nhà quan sát đã xem nó như là một tín hiệu quan trọng của ĐCSTQ báo hiệu cho một trận chiến thậm chí còn lớn hơn nữa sẽ tới. Có nhiều con hổ còn lớn hơn nữa đằng sau Chu Vĩnh Khang.
Truyền thống trong nội bộ ĐCSTQ là các thành viên hiện tại hay trước đây của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị – nhóm nhỏ của những người trên đỉnh của hệ thống phân cấp ĐCSTQ – có đặc quyền nhận được một loại thẻ “miễn tử kim bài” và không thể bị bắt.
Tuy nhiên, có thêm 5 thành viên Ủy ban Thường vụ đã nghỉ hưu là những người có nguy cơ bị thanh trừng. Tăng Khánh Hồng là một trong số đó, bị đồn đại là đã bị bắt.
Chu Vĩnh Khang đã được đề bạt lên các cấp bậc một cách nhanh chóng bởi cựu lãnh đạo ĐCSTQ – Giang Trạch Dân và đã trở thành một thành trì của phe Giang. Theo sau ông ta là các thành viên khác của phe Giang Trạch Dân, trong đó có cựu thành viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai, cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Tưởng Khiết Mẫn và cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc – Từ Tài Hậu.
Hàng loạt cuộc thanh trừng đã tách những người ủng hộ và sức mạnh họ nắm giữ, rời xa khỏi Giang Trạch Dân. Theo tin nội bộ ĐCSTQ, Giang Trạch Dân và phe nhóm của ông ta đã đối kháng với Tập Cận Bình bằng nhiều cách, kể cả âm mưu ám sát.
Những người trong ĐCSTQ nói phe của Giang đã đấu tranh để giành lại quyền lực vì họ sợ phải chịu trách nhiệm về những tội ác trong suốt 15 năm dài bức hại môn tập luyện tinh thần Pháp Luân Công. Bây giờ thì chính Giang được cho rằng là sợ bị truy tố.
Trên các phương tiện truyền thông gần đây cho thấy Giang có lý do để lo sợ. Báo Financial Times đã đưa tin rằng Tập Cận Bình đã bắt đầu một cuộc điều tra chống tham nhũng tại Thượng Hải, nơi mà phe của Giang Trạch Dân nương náu. Thông tấn xã Trung ương Đài Loan báo cáo rằng chiến dịch chống tham nhũng đang hướng tới căn cứ của Giang Trạch Dân.
Apple Daily ở Hồng Kông đã thông báo, gia đình Tăng Khánh Hồng đang bị điều tra vì dính líu đến trường hợp của Chu Vĩnh Khang. Các tin tức từ nhiều địa điểm khác nhau trực tiếp chỉ ra rằng đồng minh của Chu Vĩnh Khang là Tăng Khánh Hồng, và Giang Trạch Dân là ông chủ thực sự của Chu Vĩnh Khang và Tăng Khánh Hồng.
Trong số các thành viên Ủy ban Thường vụ trước đây, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào và cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo là đồng minh của Tập Cận Bình. Những bạn tâm giao của Giang Trạch Dân là Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng, Giả Khánh Lâm, Lý Trường Xuân, La Cán và Ngô Bang Quốc, tất cả đều có thể bị điều tra trong chiến dịch của Tập.
Tăng Khánh Hồng
Đại Kỷ Nguyên đưa tin vào ngày 12 rằng cựu Uỷ viên Thường vụ Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng, vị trí quan trọng nhất đứng thứ hai trong phe Giang, đã bị bắt và đang bị điều tra bí mật.
Là một cựu lãnh đạo độc quyền xăng dầu ở Trung Quốc và một trong những người đứng đầu của cơ quan tình báo của chế độ, Tăng Khánh Hồng đã từng là cố vấn hàng đầu của Giang Trạch Dân và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh giữa Giang và người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào và giữa Giang và Tập Cận Bình.
Một người trong nội bộ ĐCSTQ nói: Tăng Khánh Hồng đã tư vấn cho Giang Trạch Dân về cuộc đàn áp và không tiếc những nỗ lực trong việc hỗ trợ thực hiện.
Các vụ bê bối tập trung vào Tăng Khánh Hồng gần đây đã được công bố công khai, gia tăng suy đoán rằng đang có một sự chuẩn bị kỹ càng cho một thông báo chính thức rằng Tăng Khánh Hồng đã bị điều tra.
Giả Khánh Lâm
Ngày 11 tháng 7, có tin đồn lan rộng trên phương tiện truyền thông trực tuyến rằng Giả Khánh Lâm đã bị bắt giam.
Vụ bê bối lớn nhất của Giả là sự dính líu của ông ta trong vụ buôn lậu lớn nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, do Giả Khánh Lâm đã giúp Giang Trạch Dân bức hại học viên Pháp Luân Công nên Giả đã tránh được tất cả các dính líu từ vụ án.
Giả Khánh Lâm đã trở thành một thành viên của Ủy ban Thường vụ năm 1997. Trong thời gian làm bí thư của Ủy ban Thành phố Bắc Kinh của ĐCSTQ từ 1999 đến 2002, Giả đã trực tiếp tham gia trong cuộc đàn áp học viên Pháp Luân Công.
Vụ Hạ Môn Viễn Hoa đã được đưa tin vào năm 2000. Có hơn 600 cán bộ Viễn Hoa đã bị điều tra khi các hoạt động công đoàn của Viễn Hoa đạt tỷ lệ kỷ lục với tổng trị giá khoảng 53 tỷ nhân dân tệ (6,4 tỷ USD).
Giả Khánh Lâm có ý định từ chức, nhưng Giang Trạch Dân từ chối không cho và thay vào đó đề bạt ông ta trở thành Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc. Giang cho biết, ông ta sẽ kết thúc nếu Giả Khánh Lâm bị hạ bệ. Giang đã sử dụng Giả và Giả bảo vệ Giang.
Lý Trường Xuân
Lý Trường Xuân từng là người quan trọng thứ hai trong ĐCSTQ ở tỉnh Hà Nam từ 1990-1992, Giang Trạch Dân bắt đầu đề bạt ông ta lên các cấp bậc sau khi Lý Trường Xuân tâng bốc Giang Trạch Dân và có được sự tin tưởng của ông ta.
Giang Trạch Dân đề bạt Lý Trường Xuân lên Uỷ ban Thường vụ vào năm 2002, đặt ông ta phụ trách tuyên truyền và hệ tư tưởng. Ở vị trí đó, Lý Trường Xuân chỉ đạo một chiến dịch tuyên truyền để vu khống Pháp Luân Công và tìm cách làm mất uy tín của Pháp Luân Công trước người dân Trung Quốc. Tuyên truyền của Lý Trường Xuân và hệ thống “duy trì ổn định” của Chu Vĩnh Khang kết hợp làm việc chặt chẽ với nhau để thực hiện chính sách khủng bố.
Trong thời gian đỉnh cao của mình, Lý Trường Xuân là kẻ có quyền lực nhất trong ĐCSTQ. Tuy nhiên, từ năm 2012, vụ bê bối liên quan đến các việc làm xấu xa của gia đình Lý Trường Xuân đã bị công bố, với các tin tức về sự giàu có từ tham nhũng của con mình xuất hiện liên tục trong các tiêu đề trên các phương tiện truyền thông.
La Cán
Vào ngày 21 tháng 7, Baidu – công cụ tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc, dỡ bỏ kiểm duyệt vào các từ “La Cán khủng bố”. Điều này công bố tội ác của La Cán và Phòng “610″ – tổ chức ngoài vòng pháp luật của Giang Trạch Dân lập với mục đích cụ thể là đàn áp Pháp Luân Công – một môn tu luyện cổ truyền của Trung Quốc.
La Cán lại là một quan chức cấp cao trong phe của Giang Trạch Dân trực tiếp tham gia vào việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện chính sách khủng bố. Theo lệnh của Giang Trạch Dân, năm 2000 La Cán tổ chức cuộc đàn áp bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc.
Theo tin nội bộ ĐCSTQ, La Cán cũng đã tham gia vào vụ dàn dựng “tự thiêu” ngày 23 tháng 1 năm 2001, cái mà được sử dụng để bôi nhọ Pháp Luân Công.
Chưa bao giờ có hơn 7 thành viên Ủy ban Thường vụ cùng một lúc cho đến khi Đại hội toàn quốc lần thứ 16 của ĐCSTQ năm 2002. Đối mặt với nghỉ hưu, Giang Trạch Dân mở rộng các thành viên của Uỷ ban Thường vụ lên đến 9 người, đưa vào những người trung thành của mình để tiếp tục đảm bảo tầm ảnh hưởng của mình. La Cán đã bị cho nghỉ hưu vì bài báo đăng về việc ông ta là người đứng đầu bộ máy an ninh nội địa của Trung Quốc, nhưng Giang Trạch Dân thay vào đó đã đẩy ông ta vào Ủy ban Thường vụ.
La Cán đã bị kiện tại hơn 30 nước trên thế giới về tội đàn áp dã man lên môn tu luyện Pháp Luân Công.
Ngô Bang Quốc
Ngô Bang Quốc là người quan trọng thứ hai của ĐCSTQ ở Thượng Hải khi Giang Trạch Dân còn đứng đầu. Ông ta đã nghỉ hưu từ chức vụ Chủ tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân Toàn quốc vào năm 2013.
Giống như những người khác gần Giang, ông đã nhanh chóng được xếp vào vị trí quyền lực. Ông trở thành người đứng đầu của ĐCSTQ Thượng Hải và sau đó là một thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị vào năm 2002.
Gia đình của Ngô Bang Quốc được cho là đã tích lũy được hàng trăm tỷ nhân dân tệ với sự hỗ trợ của Giang Trạch Dân. Năm 2012, sau động thái đầu tiên đối kháng với phe Giang Trạch Dân – cuộc thanh trừ Bạc Hy Lai – các phương tiện truyền thông Trung Quốc bắt đầu đăng tải thông tin về vụ bê bối liên quan đến gia đình của Ngô Bang Quốc.
Trụ sở tại Washington, chuyên gia Trung Quốc Thi Tang San cho biết: “Tại thời điểm nhạy cảm này, các tin tức tiêu cực về Ngô Bang Quốc đã xuất hiện. Nó rất có khả năng [Trung Cộng] yêu cầu Ngô Bang Quốc lựa chọn đứng về phía nào. Nếu ông ta có sự lựa chọn sai, ông sẽ kết thúc như Chu Vĩnh Khang. Rất nhiều việc tham nhũng của ông ta sẽ bị tố giác trước khi ông ta bị buộc phải từ chức”.
Theo Đại Kỷ Nguyên