BKS Iyengar – Bậc thầy huyền thoại của Yoga thế giới

22/08/14, 17:50 Tri thức

BKS Iyengar, tên thật là Bellur Krishnamachar Sundararaja Iyengar, ông được xem là người sáng lập của một loại hình Yoga mang tên ông, Yoga Iyenger.

Năm 2004, tạp chí Time của Mỹ xếp huyền thoại Yoga Ấn Độ BKS Iyengar trong danh sách 100 nhân vật quyền lực nhất thế giới. 

Huyền thoại Yoga Ấn Độ BKS Iyengar vừa qua đời tại một bệnh viện ở thành phố Pune ngày 20/8, hưởng thọ 95 tuổi. Ông ra đi để lại sự tiếc thương và kính trọng không chỉ trong lòng người dân Ấn Độ, mà cả nhiều người trên thế giới, đặc biệt những người yêu thích Yoga.
 

Theo truyền thông Ấn Độ, BKS Iyengar là người sáng lập ra dòng yoga Iyengar và từng dạy cho nhiều nhân vật nổi tiếng, trong đó có chiến sĩ đấu tranh giành độc lập Ấn Độ Jayaprakash Narayan, diễn viên nổi tiếng của Mỹ Ali MacGraw, nghệ sĩ dương cầm Yehudi Menuhin.


Huyền thoại BKS Iyengar đang thực hành tại viện Yoga ở Pune ngày 19/11/2007. 
 
BKS Iyengar đã truyền dạy Yoga tại khoảng 70 quốc gia trên thế giới, biểu diễn tại tháp Eiffel (Paris) và từng biểu diễn trước Nữ hoàng Anh Elizabeth. Ông thành lập các học viện Yoga tại sáu châu lục trên thế giới, trong đó có một học viện tại thành phố Pune, nơi ông trút hơi thở cuối cùng. Năm 2004, tạp chí “Time” của Mỹ xếp BKS Iyengar trong danh sách 100 nhân vật quyền lực nhất thế giới; Trung Quốc đã phát hành riêng một bộ tem thư để vinh danh ông.
 

BKS Iyengar học Yoga từ năm 16 tuổi và cho đến tuổi 90 ông vẫn thực hành bộ động tác “asanas” là bộ động tác phức tạp nhất trong Yoga.

Chuyện kể rằng tuổi thơ của Iyengar rất cơ hàn. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo tại một khu làng ở bang Karnataka trong thời kỳ dịch cúm hoành hành trên thế giới.

 

Cha ông qua đời lúc ông mới lên 9 tuổi, lại mắc bệnh lao, thương hàn và sốt rét nên thể trạng ông lúc đó rất yếu. Năm lên 16 tuổi, Iyengar bắt đầu phát hiện ra Yoga và luyện tập kiên trì sau 6 năm mới phục hồi sức khỏe.

President of India Pranab Mukherjee presents B.K.S. Iyengar with the Padma Bhushan, India's third-highest civilian award, in April 2014

Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee trao cho BKS Iyengar giải Padma Bhushan, giả thưởng cao quý đứng hàng thứ ba vinh danh công dân Ấn Độ, vào tháng 4 năm 2014 

Cho đến khi phải nhập viện ngày 12/8 sau khi cảm thấy khó thở và tim đập nhanh vì bệnh thận, huyền thoại Iyengar hiếm khi bị ốm đau và ông thường tự điều chỉnh cơ thể mình mỗi khí có triệu chứng ốm, chứ không sử dụng các phương thuốc của y học hiện đại.
 

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí năm 2005, Iyengar nói “Yoga đã cứu mạng sống của tôi. Lúc đầu tôi tập Yoga vì sức khỏe của mình và sau đó tôi coi nó như là sứ mạng của mình”. 


Trong một cuộc trả lời phỏng vấn khác vào năm 2002, ông tự hào nói rằng “Iyengar có nghĩa là Yoga,” và “Yoga có nghĩa là Iyengar”, đây là hai từ đồng nghĩa.

 

Iyengar luôn coi Yoga là bộ môn “nghệ thuật và khoa học”, khi thực hành phải tuân thủ kỷ luật và kiên trì, nếu thực hành hời hợt sẽ không mang lại hiệu quả.
 
Trả lời phỏng vấn hãng CNN năm 2007, huyền thoại Iyengar cho biết chuyến đi New York lần đầu tiên năm 1956, ông gặp phải sự chống đối của những người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, vốn ít quan tâm đến Yoga. Chỉ đến năm 1961, khi bắt đầu sử dụng Yoga để chữa bệnh cho những học sinh ốm yếu thì “cơn bão Yoga” mới tràn vào phương Tây.
 
Iyengar viết nhiều sách về Yoga, trong đó có cuốn “Light on Yoga” được dịch ra 18 thứ tiếng và hiện được ứng dụng để phổ biến Yoga trên thế giới.
 
Chia sẻ trên mạng xã hội, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi viết “Các thế hệ sẽ nhớ đến ngài BKS Iyengar như một Guru, một học giả tuyệt vời đã đưa Yoga vào cuộc sống của nhiều người trên thế giới”.
 
Theo Kienthuc.net 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x