Trung Quốc: Bảo vệ người tiêu dùng hay bảo vệ độc quyền

19/08/14, 03:07 Trung Quốc

Gần đây, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) có vẻ đang khá bận rộn để bảo vệ người tiêu dùng Trung Quốc khỏi cái gọi là “hành vi độc quyền” của các công ty phương Tây. 

Thật ra, việc buộc tội các công ty Mỹ như Microsoft, Chrysler và các công ty Đức như Audi và Daimler rõ ràng nhằm giữ một độc quyền khác: Độc quyền về quyền lực của ĐCSTQ. Chính ĐCSTQ, mà không phải người tiêu dùng Trung Quốc, được hưởng lợi khi buộc tội các tập đoàn phương Tây độc quyền.

Nếu có một điều mà các nhà kinh tế học từ các trường phái khác nhau cùng nhất trí, thì đó là: độc quyền là điều tệ hại với phần lớn người tiêu dùng, nhưng cũng ảnh hưởng xấu với cả nền kinh tế. Một hãng kinh doanh tối đa hóa lợi nhuận, sẽ gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng, cũng như cho các nhà sản xuất tiềm năng khác.

Vì vậy, có phải đó sẽ là tin tốt nếu Trung Quốc tấn công Microsoft và Daimler để giảm giá cho người tiêu dùng? Thế nhưng mọi việc không đơn giản vì ở đây là Trung Quốc. 

Đầu tiên, cho dù các hãng xe hơi thông đồng để bán linh kiện với giá cao hơn, thì đây sẽ là hành vi thiểu số (oligopolistic), không phải là hành vi độc quyền (monopolistic). Hơn nữa, cho dù việc cung cấp một loạt linh kiện (ví dụ, chỉ các loại dành cho xe Mercedes) là độc quyền thì khách hàng vẫn có lựa chọn là mua chiếc xe khác, với giá rẻ hơn. Nếu tất cả các hãng sản xuất ôtô ở Trung Quốc cùng thông đồng để giữ giá linh kiện cao, thì một lần nữa chúng ta đang nói về việc thiểu số mà không phải độc quyền.

Trong trường hợp Microsoft, mà chính quyền tố cáo họ có vị trí độc quyền trong hệ điều hành Windows, thì việc này thậm chí còn lố bịch hơn. Theo một số nghiên cứu, phần lớn máy tính cá nhân của người tiêu dùng ở Trung Quốc dùng phiên bản Windows lậu, vì vậy Microsoft hầu như không có lợi gì ở đây.

Tất nhiên, việc chụp mũ vi phạm pháp luật ở trên chỉ là một phần nhỏ so với những độc quyền thực sự ở Trung Quốc trong các lĩnh vực: ngân hàng, viễn thông và tài nguyên. Có 5 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước khác nhau và một số ngân hàng tư nhân nhỏ hơn, nhưng ĐCSTQ kiểm soát chặt chẽ 5 ngân hàng lớn nhất và họ có độc quyền tiếp cận với nguồn tài chính của ngân hàng trung ương. Vì vậy, bạn sẽ thấy tỷ lệ lãi suất thực âm trên tất cả các khoản tiền gửi. Hoặc China Mobile, nơi tích trữ được hàng chục tỷ USD tiền mặt và luôn trả cổ phần hậu hĩnh cho người sở hữu chính của họ: chính phủ.

Mọi điều để phục vụ chế độ cầm quyền và trong trường hợp này, việc hạch sách một số công ty nước ngoài, nhằm đạt được hai điều:

Đầu tiên, cuộc điều tra và các hình phạt dự kiến (chiếm 1-10% tổng doanh thu 2013 của các hãng) sẽ làm vui lòng đồng minh Nga của Trung Quốc. Gần đây Nga đang chịu một số trừng phạt điếng người của Châu Âu, vì vậy họ có lẽ lôi kéo một số đồng minh để cho các nước phương Tây thấy rằng họ không đơn độc trong cuộc chiến kinh tế này.

Quan trọng hơn, Trung Quốc cũng hưởng lợi nếu họ buộc những công ty này hạ giá sản phẩm. Thị trường nhà lâm trọng bệnh đang làm tổn thương niềm tin của người tiêu dùng, và việc chi tiêu sản phẩm giá trị cao đang suy giảm lớn khiến tăng trưởng kinh tế chậm đi rõ ràng. Giá cả thấp xuống có thể thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu các sản phẩm giá trị cao, dù chỉ là ngắn hạn, và ĐCSTQ cần một nền kinh tế sôi động để giảm nguy cơ bất ổn chính trị.

Mảng tối thực sự của câu chuyện là phần lớn các công ty đang cố gắng làm mọi điều để tuân theo mong muốn của chế độ ĐCSTQ. Daimler và Audi đã thông báo sẽ cắt giảm giá thành các linh phụ kiện. Microsoft nói họ đang hợp tác với chính phủ.

Gần đây LinkedIn cũng đã thừa nhận họ cũng kiểm duyệt hồ sơ của một số thành viên phương Tây của họ nếu họ trích dẫn các thông tin nhạy cảm về Trung Quốc, ví dụ như về môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công.


Sau khi bị buộc tự kiểm duyệt và bị nhiều đợt tấn công mạng lớn, Google đã rút khỏi Trung Quốc từ năm 2010. Doanh số của họ đã tăng trưởng 250% kể từ đó, cùng với nguồn tài chính khác.

Mọi việc sẽ ổn thỏa nếu có thêm các công ty phương Tây khác cũng đi theo cách tiếp cận của Google. Nhưng, với các công ty phải bán sản phẩm hữu hình, thì sản phẩm của họ không dễ dàng rút sang nơi khác. 

Theo vietdaikynguyen 

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x