Trẻ em thường có khả năng ‘tâm linh’ hơn người lớn?
Có rất nhiều báo cáo về những khả năng tâm linh của trẻ em trên toàn thế giới. Nếu khả năng tâm linh thực sự tồn tại, thì phải chăng thường xảy ra đối với trẻ em nhiều hơn là người lớn?
Nhà tâm lý học trẻ em Athena A. Drewes, Psy.D. và Sally Feather, Ph.D. đã viết trong một bài báo cho Trung tâm Nghiên cứu Rhine rằng: “Có lẽ trẻ em sẵn sàng tiếp thu cái mới, không có thành kiến và không bị giới hạn vào định kiến xã hội, không có thái độ hoài nghi”.
Trung tâm Nghiên cứu Rhine do JB Rhine thành lập, là người dẫn đầu cuộc nghiên cứu về cận tâm lý học tại Đại học Duke vào những năm 1930. Vợ của ông – Tiến sĩ Louisa Rhine, đã nhận được 216 lá thư từ trẻ em ở độ tuổi đến trường cho biết các em đã trải qua những hiểu biết tâm linh. Tiến sĩ Drewes đã phân tích những bức thư này. Dưới đây là cái nhìn về những phát hiện của bà, cùng với một số nghiên cứu khác về khả năng tâm linh ở trẻ em.
Những hiểu biết kinh nghiệm về thời thơ ấu
Tiến sĩ Drewes thấy rằng, cũng như các nghiên cứu về người lớn, tính cách của mỗi trẻ em cho ra những kết quả khác nhau. Có bằng chứng cho thấy, trẻ tin có khả năng về tâm linh là những đứa trẻ tin vào các khả năng này, và ngược lại với những trẻ không tin.
Có 216 bức thư chứa thông tin về 157 trường hợp cụ thể có khả năng tâm linh tự nhiên. Trong số 157 trường hợp, 77% là có khả năng nhận thức được sự việc trước khi xảy ra, gồm có những giấc mơ hay trực giác về các sự kiện trong tương lai sau đó thực sự xảy ra vậy. Viễn cảm (cảm ứng từ xa -Telepathy) chiếm 10% các trường hợp, và thấu thị – clairvoyance chiếm 14%. Người ta nhận thấy một tỷ lệ tương tự ở những người trưởng thành có khả năng tâm linh. Phần lớn xảy ra ở nữ giới hơn là nam giới, và hơn một nửa các sự kiện biết nhờ trực giác được xem như là sự kiện bình thường đối với người lớn – các sự kiện liên quan đến các chủ đề như quần áo, trình độ, và thật thú vị, rất nhiều liên quan đến vật nuôi trong gia đình. Người già, mặt khác, có xu hướng trực giác đến các sự kiện quan trọng hơn, chẳng hạn như thiên tai, tai nạn…
Tiến sĩ Drewes viết: “Nghiên cứu cho thấy những khả năng thần giao cách cảm đặc biệt giữa trẻ sơ sinh và bà mẹ”. Bà cũng lưu ý những trường hợp thần giao cách cảm và viễn cảm giữa giáo viên và sinh viên. Ấn tượng tổng thể của bà là: “Tuổi tác hay mức độ trưởng thành không phải là yếu tố quan trọng đối với khả năng tâm linh hay những kinh nghiệm tâm linh”.
Thời thơ ấu ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực ngoại cảm, hình thành lối mòn thần kinh
Tiến sĩ Shari A. Cohn-Simmen đã khảo sát 208 gia đình ở vùng núi và Tây Isles của Scotland, nơi mà khả năng tâm linh được cho là đặc biệt phổ biến. Bà tìm thấy 10% những người có khả năng như vậy là anh em sinh đôi, mặc dù số cặp song sinh chỉ chiếm 3% dân số.
Bà cũng cho thấy, thông qua việc nghiên cứu lịch sử gia đình, linh cảm thường mang tính chất dòng họ. Đây có thể là kết quả của cả tự nhiên và quá trình nuôi dưỡng, tác giả Sylvia Hart Wright đã nhấn mạnh vấn đề này trong một bài báo có tiêu đề “Ảnh hưởng thời thơ ấu làm tăng khả năng ngoại cảm”, được xuất bản trong Tạp chí Tâm linh và Ngoại cảm.
Bà cho biết, trong khi di truyền có thể đóng một vai trò nhất định thì “Quan điểm tiêu cực đối với ngoại cảm – thường liên quan đến các giá trị vật chất cứng nhắc, có thể kiềm chế những đứa trẻ phát huy khả năng ngoại cảm của chúng. Ngược lại, người lớn nên giáo dục trẻ nhỏ có khả năng nhận biết thông tin theo cách thức huyền bí và chấp nhận cho trẻ được tự do làm những điều chúng muốn”.
Bà trích dẫn trường hợp báo cáo xã hội học của Charles Emmoris. Ví dụ, bà đồng thế hệ thứ ba đã nói với ông rằng: “khi bà nói với mẹ bà là có một người đàn ông đứng trong góc nhà, mẹ bà đã hỏi: Tên ông ta là gì?”
Wright tiếp tục: “Một bà đồng khác cho rằng, bà ngoại của bà ấy sử dụng trò chơi tâm lý với bà. Ví dụ, bà ấy sẽ giấu chìa khóa và nói: “nghĩ mình là cái khóa, sau đó xem mình đang ở đâu”?
Wright nói sự phát triển của bộ não của trẻ nhỏ có liên quan đến việc tăng cường một số vị trí trong hệ thần kinh, và hạn chế sự phát triển ở các vị trí khác. Não của trẻ còn có nhiều khả năng, tiềm năng tiềm tàng hơn nữa, mà thông qua nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta có thể phát triển được.
Trong nghiên cứu của Wright, bà cũng phát hiện ra trẻ em bị chấn thương có thể có khả năng tâm linh. Tuy nhiên, những cá nhân này thường “không bị rối loạn tâm lý, rất hướng ngoại với khả năng tư duy ít nhất cũng ở mức trung bình” khi chúng lớn lên.
Một số người nói rằng, có mối liên hệ giữa chấn thương và khả năng tâm linh là do một đứa trẻ đang cố thoát ra khỏi sự đau đớn và hòa mình vào sự tưởng tượng. Tuy nhiên, nhà tâm lý học Anh Tony Lawrence đã chỉ ra rằng, mối liên hệ giữa chấn thương và khả năng tâm linh là mạnh hơn so với giữa chấn thương và trí tưởng tượng.
Wright trích dẫn lời của Kenneth Ring, giáo sư danh dự về tâm lý học tại Đại học Connecticut, đã viết rằng một đứa trẻ trải qua chấn thương: “sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ có chọn lọc, để không “bận tâm” đến những khía cạnh của thế giới vật lý và thế giới xã hội của chúng… bằng cách phân tách. Nhờ vậy… chúng có nhiều khả năng sẽ “nhạy cảm” hơn với các thực tại khác”.
Mối ràng buộc giữa mẹ và con
Tiến sĩ hóa sinh Rupert Sheldrake đã nghiên cứu sự kết nối tâm linh giữa trẻ sơ sinh và các bà mẹ. Ông cho biết trong một bài viết của tờ Daily Mail rằng, hàng trăm bà mẹ nói với ông rằng họ biết khi nào con của họ cần họ, thậm chí từ xa hàng dặm. Các bà mẹ nói rằng, họ sẽ bắt đầu tiết ra sữa mẹ chính xác tại thời điểm con mình cần bú.
Ông viết: “Với sự giúp đỡ của một nữ hộ sinh, tôi đã nghiên cứu 9 bà mẹ cho con bú ở Bắc London trong khoảng hai tháng, và thấy rằng sữa của các bà mẹ chảy ra thường xuyên trùng hợp với thời điểm con của họ đói khóc”. “Tỷ lệ hiện tượng này xảy ra theo xác suất là một phần một tỷ”.
Xem thêm:
>>> Cô bé Sandie người Mỹ sở hữu ‘siêu năng lực’
Theo Đại Kỷ Nguyên