Phát hiện ra loài chuột đã tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm ở Việt Nam
Mới đây các nhà khoa học vừa phát hiện ra loài chuột đá mà theo nhận định ban đầu : loài chuột này đã bị tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm.Mặc dù thông tin đang được kiểm chứng nhưng phát hiện này có thể mở ra hướng đi mới trong việc nghiên cứu đời sống hoang dã của các loài động vật thời cổ đại.
chuột đá trường sơn
Chuột đá được tìm thấy ở Việt Nam có chiều dài 25cm, râu dài, đuôi giống sóc, lông đen mịn…
Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học Lào và Việt Nam trong khuôn khổ đề tài này đã gọi tên con chuột đá này là chuột đá Trường Sơn và nó là loài độc lập, khác với chuột đá Lào. Nó không phải là chuột đá Lào mà một thời nhiều người ngộ nhận.
Ông Nguyễn Trung Thực, giám đốc dự án bảo tồn và quán lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực vườn quốc gia (VQG) Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) nói nhóm các nhà khoa học hai nước Việt – Lào, chuyên nghiên cứu thú đã có cuộc hội thảo mini tại di sản thiên nhiên thế giới VQG PNKB và xác nhận nó là loài mới chứ không phải cùng loài với chuột đá Lào.
Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình )
Riêng về giả thuyết nó có phải loài động vật đã từng cho là tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm hay không thì cần nghiên cứu thêm vài tháng nữa mới có kết quả chính xác.
Các phương pháp nghiên cứu bao gồm phân tích các chỉ tiêu hình thái thân, các chỉ tiêu hình thái sọ, vi cấu trúc lông, trình tự DNA gen ty thể Cytochome B. Đặc biệt là trình tự DNA gen ty thể được thực hiện tại một trong những phòng thí nghiệm hàng đầu thế giới ở Mỹ thì các nhà khoa học kết luận: “Chuột đá Trường Sơn là loài độc lập với chuột đá Lào nhưng đều cùng giống Laonastes”.
Các nhà khoa học đang vận động cần có thêm kinh phí để nghiên cứu loài chuột đá Trường Sơn cũng như công cố ở mức toàn cầu những nghiên cứu mới này dưới dạng bài báo khoa học ở tạp chí chuyên ngành hàng đầu.
Khi công bố bài báo này, nếu không có phản biện ngược lại, nghiễm nhiên loài chuột đá Trường Sơn là loài mới ở mức độ thế giới.