Vì sao huyết thanh có thể giúp trị khỏi bệnh Ebola
Tuần trước, hai người Mỹ làm việc cho tổ chức từ thiện y tế, tên Samaritan’s Purse, ở Liberia đã bị nhiễm virus Ebola. Khi các triệu chứng trở nên trầm trọng, tổ chức cho biết họ đã cho hai nhân viên này uống thuốc thử nghiệm. Một người sẽ nhận máu từ một bệnh nhân 14 tuổi đã khỏi bệnh, người còn lại sẽ dùng huyết thanh.
Hồi năm 1995, thời điểm bùng phát dịch Ebola, các nhân viên thuộc hội Chữ thập đỏ đã phải để các bệnh nhân và thi thể trên các đường phố ở Zaire.
Như chúng ta đã biết, hiện không có thuốc đặc trị bệnh Ebola, chỉ có một số đang trong quá trình phát triển. Đôi khi thân người có thể đánh bại thành công loại virus chết người này. 20 năm trước, các bác sĩ đã điều chỉnh cơ chế phòng thủ này của thân người nhằm ứng phó với sự bùng phát dịch Ebola.
Hồi năm 1995, dịch Ebola khởi phát từ quốc gia CHDC Congo, kết quả 80% nạn nhân đã chết. Thế nhưng một nhóm nhỏ các bác sĩ lấy mẫu máu của các bệnh nhân đang hồi phục và dùng nó để thử nghiệm cho các bệnh nhân khác.
Ý tưởng là: Một người có thể chế ngự sự nhiễm trùng có thể phát triển các kháng thể trong máu và trung hòa virus Ebola.
Đây không phải hoàn toàn là một ý tưởng điên rồ. Thực tế, trước khi có thuốc kháng sinh, đây liệu pháp thông thường để điều trị các loại bệnh truyền nhiễm trong thế kỷ 19. Hiệu quả đã được chứng minh với bệnh bạch hầu và ngộ độc do thịt. Thực tế, chất miễn dịch globulins vốn để điều trị bệnh uốn ván là một phiên bản cải tiến của ý tưởng này.
Tiến sĩ Richard Stiehm, giáo sư y khoa thuộc trường y UCLA nói: ví như khi chúng ta dẫm phải đinh và bị nhiễm uốn ván và chưa từng bao giờ được tiêm vắc-xin, để có hiệu quả tức thì chúng ta có thể sử dụng chất miễn dịch uốn ván globulin. Những kháng thể này chỉ hiện diện trong cơ thể bốn tuần, nhưng nó đủ thời gian để điều trị nhiễm trùng Ebola.
Và nguồn cung không nhất thiết phải từ con người – ngựa cũng từng được dùng để sản xuất các kháng thể dành cho người. Bởi vì thuốc kháng sinh được cho là an toàn hơn, nên thói quen dùng huyết thanh bắt đầu giảm bớt từ những năm 1940.
Thế nhưng kỹ thuật này phụ thuộc vào việc tìm ra người sống sót sau khi bị nhiễm Ebola để hiến máu.
Hình ảnh một số người sống sót trong trận dịch Ebola:
Trong bản báo cáo của các nhà khoa học Congo và Bỉ, hồi năm 1995 tại Congo, máu của những người hồi phục sau khi bị bệnh Ebola đã được truyền cho 8 bệnh nhân Ebola khác. Kết quả 7 trong số 8 bệnh nhân sống sót.
Hiện các nhà nghiên cứu ở Canada và Nhật Bản đang phát triển kháng thể tùy biến chống lại virus Ebola. Đây là những kháng thể đơn dòng (monoclonal), nghĩa là chúng được tạo ra để tấn công chỉ mỗi một loại virus Ebola. Các thí nghiệm trên khỉ cho thấy chúng có hiệu quả, hiện chưa biết chúng có được phép thử nghiệm trên người hay không.
Kháng thể (khối màu xanh) tiêu diệt virus Ebola
Khai Nguyê[email protected]
Theo npr