Các nhà khoa học Nga gây quỹ để tái lập tháp Tesla
Hai nhà khoa học Nga đang gây quỹ để thực hiện dự án tái lập tháp Tesla, truyền dẫn năng lượng không dây, đã từng được nhà khoa học Nikola Tesla đề xuất vào thế kỷ 20.
Họ nói rằng năng lượng mặt trời và nâng cấp Tháp Tesla có thể giải quyết vấn đề thiếu năng lượng trên toàn cầu. Leonid và Sergey Plekhanov, hai sinh viên tốt nghiệp của Học viện Vật lý và Công nghệ Moscow, tuyên bố họ đã dành nhiều năm nghiên cứu kỹ lưỡng các sáng chế và nhật ký của Nikola Tesla và họ tin rằng với dự án tham vọng nhất của ông – truyền dẫn năng lượng không dây xuyên lục địa – vốn gần như là khám phá khoa học chưa từng có hoàn toàn có khả năng trở thành hiện thực.
Những người đam mê nói rằng họ cần khoảng 800.000 USD để tái tạo lại Tháp Wardenclyffe nổi tiếng đã từng được chính Tesla tạo ra để thực hiện ý tưởng của mình và tìm kiếm ứng dụng thương mại trên ý tưởng này. Anh em Plekhanov sẽ nhận được tài trợ thông qua IndieGogo kickstarter. Chiến dịch sẽ kéo dài đến 25 tháng Bảy. Cho đến nay dự án chỉ mới xoay sở được 2 phần trăm tổng số tiền mong muốn.
Theo các tác giả của dự án, nhu cầu năng lượng điện của toàn nhân loại hiện nay có thể tương đương năng lượng điện thu được từ một tấm pin mặt trời kích thước khoảng 316 x 316 km (100.000 km2) đặt trong một sa mạc gần đường xích đạo.
Tháp Tesla ban đầu tên là Wardenclyffe (1901-1917), được xây dựng bởi Nikola Tesla tại Shoreham, cách New York khoảng 100 km. Nó không bao giờ được hoàn thiện. Tháp cao 57 mét, được làm bằng gỗ và đồng. Sau khi một số thí nghiệm truyền tải điện không dây xuyên Đại Tây Dương, cũng như phat thanh truyền hình thương mại và đàm thoại không dây, tháp đã bị phà hủy năm 1917.
Leonid và Sergey Plekhanov tin vào công trình “năng lượng truyền phát khắp hành tinh” của họ sẽ nhẹ hơn nhiều so với Tesla, giảm từ trên 60 tấn xuống chỉ còn 2 tấn – vì tất cả các vật liệu được sử dụng đều hiện đại nhất. Đương nhiên, kể cả trang bị thiết bị điện tử cũng là tiên tiến nhất. Các nhà khoa học đã viết: “Chúng tôi đã tiến hành các nghiên cứu cơ bản, thực hiện các mô hình tính toán và thiết kế tất cả các phần của thí nghiệm. Chúng tôi có thể thực hiện truyền tải năng lượng và đo lường kết quả. Nó sẽ được ‘phát khắp toàn cầu’ như Tesla đề xuất? Dựa trên những nghiên cứu mà chúng tôi đã thực hiện, chúng tôi tin rằng điều đó sẽ được chứng minh bằng thực nghiệm”.
Các nhà khoa học sẽ lặp lại thí nghiệm của Tesla vào mùa thu năm 2014. Các nhà khoa học nói rằng nếu thí nghiệm thành công thì một thế giới năng lượng miễn phí với truyền dẫn năng lượng toàn cầu không giới hạn là có thể.
Tuy nhiên, còn một số cân nhắc về cách cài đặt một tấm pin mặt trời diện tích rất lớn được Plekhanovs đề xuất. Hơn nữa, thực tế là sản xuất pin mặt trời không phổ biến, ít nhất là vì mức độ hiện đại của công nghệ thực sự gây tổn hại cho môi trường và hiệu quả sản xuất điện lại rất thấp. Bên cạnh đó, sản xuất như vậy rất tốn kém, tấm pin mặt trời 1m2 chi phí khoảng 200 $. Một phép nhân đơn giản số tiền của 100.000 km2 cho chúng ta một số tiền lên đến 20 nghìn tỷ $, nhiều hơn tổng GDP của cả Mỹ hay EU. Đó là không có sẵn cơ sở hạ tầng và ngay cả khi chi phí sản xuất thấp đi vài lần nó vẫn qua tốn kém, các chuyên gia nói.
Tiên, Hàn Mai @Bocau.net
Theo Unexplained, Youtube