Câu chuyện thú vị về chú chim non lạc mẹ

18/07/14, 16:52 Đọc & Suy ngẫm

Đây là một câu chuyện thú vị về một chú chim non lạc mẹ sẽ khiến bạn mỉm cười ngạc nhiên.

Một ngày, khi bác sĩ thú y DachsUndDachshund đang chạy bộ, ông tình cờ nhìn thấy một chú chim thuộc loài biết hót mới nở bị rơi khỏi tổ. Ông muốn đưa chú chim nhỏ trở về tổ nhưng không thể nào tìm thấy cái tổ đâu, vì vậy ông quyết định mang về nhà chăm sóc cho đến khi chú chim đủ lớn và sẽ thả về thiên nhiên.

Ngày 1

Đây là chú chim nhỏ ngày đầu tiên. Anh trai tôi ra ngoài chạy bộ và tìm thấy nó trên vỉa hè. Chú chim vẫn còn dính ít vỏ và ít màng đã khô. Rõ ràng đây là một chú chim mới nở, chúng tôi không thể xác định vị trí của chiếc tổ trong số các cây quanh đó. ** LƯU Ý ** nếu tìm thấy chim non, tốt nhất là nên xác định vị trí chiếc tổ và đặt nó trở lại. Có quan niệm cho rằng là bạn không thể chạm vào chim non vì chim bố mẹ sẽ chối bỏ chú chim ấy vì hơi người mà chú chim nhỏ mang theo. VUI LÒNG không thử nuôi chim non tại nhà! Câu chuyện không mang tính hướng dẫn mà chỉ giúp bạn thấy được sự phát triển và trưởng thành đáng kinh ngạc của loài chim biết hót. Nuôi dưỡng động vật hoang dã chỉ nên được thực hiện bởi những người được cấp phép.

Ngày 2

Các bạn có thấy chim non dễ thương dù vẻ ngoài không ưa nhìn cho lắm? Chúng tôi đặt chim non trong một chiếc lồng ấp, cẩn thận kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm. Chúng tôi cho rằng đó là một cô chim non (mặc dù khi đó chúng tôi chưa thể xác định được đó là chim đực hay chim cái), và gọi cô bé là “Bánh Bao”. Chim non con nào trông cũng giống nhau, vì vậy không cách nào thực sự biết được đây là loại chim gì. Chúng tôi cần chờ cô bé lớn lên và xem bộ lông khi ấy giống loài nào.

Ngày 3

Chim non ăn rất nhiều! Chúng tôi cho cô bé ăn chủ yếu là dế, ấu trùng sâu, nhộng, côn trùng và một loại chất lỏng dinh dưỡng dành cho chim non. Chúng tôi cho ăn 30 phút mỗi lần trong 14 giờ một ngày, mô phỏng theo những gì mà cô bé sẽ được bón ăn trong thế giới tự nhiên. Hãy nghĩ xem điều đó có ý nghĩa ra sao! Đây chỉ là một bé chim non và hầu hết mỗi lứa sẽ có từ 2 – 5 chú chim non. Lượng côn trùng mà chim bố mẹ cần phải bắt cho chim non ăn (và cho cả bản thân chúng) thật đáng kinh ngạc. Vì chim bố mẹ không cho chim non ăn vào ban đêm nên chúng tôi cũng làm như vậy. Điều này trái ngược với nhiều loài động vật có vú, những con non phải được cho ăn thường xuyên hàng giờ.

Ngày 4

Bạn có thể thấy sự phát triển đáng ngạc nhiên của lông và cánh chỉ trong vài ngày. Cô bé cũng có chút lông tơ nhỏ xinh mà trông sẽ ngộ nghĩnh hơn khi cô bé lớn thêm chút nữa. Cô bé cũng bắt đầu kêu chiêm chiếp đòi ăn 30-45 phút một lần. Một lưu ý thú vị: động vật tự nhiên sống theo bản năng. Ngay với đôi mắt nhắm nghiền và sự phối hợp kém nhịp nhàng, cô chim non bé nhỏ này vẫn biết lùi về phía mép chiếc tổ chúng tôi làm và ị qua mép đó để không làm bẩn chiếc tổ.

Ngày 5

Sang ngày thứ năm, Bánh bao đã có thể “ngồi” dậy một cách cứng cáp nhờ phần “xương ức” (toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn xuống ngực với hai chân dấu bên dưới cơ thể). Hãy nhìn xem, bộ lông thay đổi chỉ trong vòng 24 tiếng! Cô nàng bắt đầu trông thực sự giống chim rồi! Lúc này hai mắt đã bắt đầu mở ra một chút.

Ngày 6

Sự phát triển đáng kinh ngạc của lông cánh. Bạn có thể thấy có một lớp màng. Khi bộ lông đạt được kích thước lớn nhất, lớp màng này sẽ rụng và cho phép bộ lông xoè rộng.

Ngày 7

Qua một đêm, toàn bộ lớp màng đã rụng và thật tuyệt! Chúng tôi có một nàng chim thực thụ! Bạn có thể thấy cô nàng có một ngón chân bên chân trái hơi cong lên. Điều này không phổ biến ở chim non nhỏ tầm này và nó không thực sự khiến cô nàng trở nên chậm chạp.

Ngày 8

“CHO CON ĂN!” Lúc này, cô nàng ăn 3 con dế lớn cộng thêm nhộng mỗi lần ăn.

Ngày 9

Chúng tôi có thể ngừng sử dụng lồng ấp. Với cơ thể đã phủ đầy lông, cô nàng có thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Đám lông tơ lù xù và vẻ ngoài nom có chút “khó tính” của chim non nhìn thật hài hước.

Ngày 10

Chúng tôi chuyển cô nàng vào chiếc lồng chim thông thường và đưa vào đó nhiều thứ để khám phá. Cô nàng thực sự rất vui mặc dù vẫn mang dáng vẻ “khó tính” bề ngoài.

Ngày 11

Lần đầu tiên cô nàng chính thức có thể đậu trên cành cao! Chắc chắn đây là bước tiến lớn theo đúng hướng. Cô nàng vẫn chưa có chiếc đuôi hoàn chỉnh, vì vậy khả năng thăng bằng chưa cao nhưng đã có bộ móng thực sự khoẻ  và có thể đứng vững.

Ngày 12

Nàng chim nhỏ bé này thật dễ thương và rất thích đậu trên tay của chúng tôi. Bạn có thể thấy một số mầm cây kê trong ảnh, đó là thức ăn chúng tôi bổ sung vào khẩu phần ăn đa dạng dành cho cô nàng. Bằng cách này, chúng tôi không phải cho cô nàng ăn thường xuyên. Chúng tôi sẽ đưa thức ăn cho cô nàng 1-2 giờ một lần và đặt sâu vào trong lồng để tập cho cô nàng tự tìm kiếm thức ăn.

Ngày 13

Gần 2 tuần kể từ lúc mới nở, và cô nàng hiện giờ đậu rất giỏi! Bạn có thể thấy sức khoẻ và khả năng cân bằng của cô nàng đã được nâng lên rõ rệt so với ngày 11. Đôi chân cũng đã dựng lên, cho thấy tư thế đậu “chuẩn” hơn. Tư thế “dựng chân” kiểu này đặc trưng cho loài chim biết hót 14 ngày tuổi. Có thể thấy cô nàng đang phát triển rất đều.

Ngày 14

Cô nàng trông bắt đầu trưởng thành hơn. Cô chim non bé nhỏ vui nhộn đang dần biến mất. Bây giờ đã là nàng chim 2 tuần tuổi, tôi sẽ bắt đầu tóm lược một số ngày dưới đây.

Ngày 17

Đây là cô nàng trong một chiếc lồng lớn hơn. Chúng tôi đặt vào đó cành cây mới cắt để cô nàng có thể đậu và khám phá những chiếc lá và cành cây như trong tự nhiên. Bằng cách này, cô nàng bay nhảy xung quanh chiếc lồng rất chuyên nghiệp. **LƯU Ý** Với các loại chim bạn nuôi, đặt nhiều loại cành cho chim đậu là rất quan trọng. Tốt nhất nên dùng các cành cây bạn tự cắt từ cây không độc hại. Nó sẽ rất tốt cho sức khoẻ thú nuôi của bạn!

Ngày 22

Chúng tôi bắt đầu đặt chiếc lồng trên sân thượng để cô nàng tiếp xúc với gió, mặt trời và các loài chim khác. Điều này rất quan trọng trong việc dạy dỗ và làm quen với môi trường. Những loài chim khác sẽ đến ăn và tương tác với cô nàng, và cô nàng có thể quan sát chúng và học cách chúng hót.

Ngày 23

Đây là một trong những tấm hình yêu thích của tôi chụp cô nàng, cho thấy hoa văn đẹp tuyệt của bộ lông. Lúc này, chúng tôi xác định cô nàng thuộc loài chim White Crowned Sparrow hoặc Chipping Sparrow. WCS là loài chim phổ biến quanh đây nhưng bạn thường không nhìn thấy chúng bởi chúng ít khi ghé thăm khu vực có người. Chipping Sparrows rất phổ biến nhưng có một số bức ảnh của chim mới lớn không giống cô nàng này lắm. Cả hai loại này đều thuộc loài chim di cư về phương nam tránh rét vào mùa đông. Chúng tôi hy vọng cô nàng đủ lớn để có thể tham gia vào hành trình dài ngày đó.

Ngày 25

Một góc nhìn đáng yêu khác của cô nàng, thể hiện rõ nét hoa văn của bộ lông. Đây là một sự nguỵ trang tuyệt vời giữa những tán cây.

Ngày 27

Lúc này, cô nàng đã hoàn toàn ngừng ăn dế (thể hiện thái độ hoàn toàn không muốn ăn) và chuyển sang chế độ ăn nhiều hạt và sâu. Cô nàng cũng hoàn toàn tự ăn và không để cho chúng tôi bón cho nữa. Đây là một dấu hiệu tốt.

Ngày 29

Cô nàng thích tất cả các cành lá mới mà chúng tôi đưa vào lồng. Thức ăn chủ yếu của chim trong tự nhiên là búp cây và cô nàng ngay lập tức tìm đến những búp cây đó bất cứ khi nào chúng tôi đặt cành lá tươi vào trong lồng.

Ngày 33

Lúc này, cô nàng cơ bản đã có thể thả ra ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, dự báo có một vài cơn bão trong mấy ngày tới vì vậy chúng tôi quyết định giữ cô nàng lại chờ thêm mấy ngày nữa.

Ngày 36 – phóng sinh

Sau cơn bão đêm hôm trước, ngày thứ 36 của cô nàng, bình mình lên đẹp đẽ. Tin rằng thời tiết sẽ thuận lợi trong vài ngày tới và lượng mưa nhiều gần đây sẽ mang lại cho cô nàng nhiều đồ ăn và thức uống, chúng tôi quyết định đây là ngày hoàn hảo để thả cô nàng về với tự nhiên! Chúng tôi lái xe đến gần một trạm bảo tồn thiên nhiên cách nơi Bánh bao được tìm thấy ban đầu khoảng 1 dặm. Đây cũng là nơi mà chúng tôi biết có những chú chim cùng loài khác.

Tạm biệt Bánh bao!

Chúng tôi mở cửa lồng và lùi lại phía sau. Sau một vài phút, cô nàng nhảy ra ngoài và ngay lập tức bay lên cái cây gần đó. Bánh bao không ngại ngùng chút nào. Cô nàng ngay lập tức bắt đầu khám phá các cành cây, dũi mỏ vào các búp cây và nhảy từ cành này sang cành khác giống một chú chim hoang dã. Chẳng mấy chốc chúng tôi không nhìn thấy cô nàng đâu nữa.

Hy vọng các bạn thích câu chuyện về nàng chim Bánh bao nhỏ bé và có thêm chút kiến thức về loài chim hoang dã. Bạn không nên thử nuôi động vật hoang dã nếu không được đào tạo một cách cẩn thận. Hãy tìm đến người huấn luyện động vật hoang dã hoặc bác sĩ thú y địa phương nhờ giúp đỡ trong trường hợp cần thiết.

Theo Đại Kỷ Nguyên 

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x