Facebook có cần phải đem cảm xúc của người dùng ra làm thí nghiệm?

10/07/14, 18:26 Công nghệ
  • shutterstock_51924700

Nhiều người cảm thấy khó chịu như bị xúc phạm khi Facebook công bố một nghiên cứu đề cập đến những hành động cố ý nhằm “thao túng” các trạng thái cảm xúc của 689.000 người sử dụng. Các nhà nghiên cứu từ Facebook, Đại học Cornell và Đại học California, San Francisco tiến hành thử nghiệm trong khoảng 1 tuần vào tháng 1 năm 2012. Trong đó họ “thao túng” nội dung mục cập nhập tin tức (News Feeds) của người sử dụng, sàng lọc ra bài viết có nội dung liên quan đến cảm xúc. Các kết quả nghiên cứu gần đây đã được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ.

Trong thí nghiệm, người dùng được chia thành ba nhóm và những bài viết (post) có chứa cả những từ ngữ tích cực hay tiêu cực đều được sàng lọc ra khỏi mục News Feeds. Một trong ba nhóm đóng vai trò làm tiêu chuẩn so sánh và các bài đăng trên News Feeds của họ bị sàng lọc ngẫu nhiên. Sau đó họ tính tỷ lệ các từ liên quan đến cảm xúc mà các đối tượng thử nghiệm sử dụng trong bài viết của chính mình.

Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ là rất nhỏ, nhưng đây là những kết quả có ý nghĩa thống kê. Những người có ít bài viết tích cực trên News Feeds (tức là được nhìn thấy ít bài viết tích cực hơn) thì tỷ lệ từ liên quan đến cảm xúc tích cực giảm 0,1%, trong khi, tỷ lệ từ liên quan đến trạng thái tiêu cực lại tăng 0,04%. Ngược lại, ở những người có ít bài viết tiêu cực trên News Feeds cho thấy tỷ lệ từ liên quan đến cảm xúc tích cực tăng 0,06% còn tỷ lệ từ liên quan đến trạng thái tiêu cực lại giảm 0,07%.

Nghiên cứu về cảm xúc của người sử dụng mà bản thân họ không biết như trong nghiên cứu trên đã cho thấy Facebook, với tư cách là một công ty tư nhân đã đi quá xa trong việc sử dụng mạng lưới thông tin của người sử dụng, điều này gây mất lòng tin và sự bất bình trong cộng đồng người sử dụng.

Mặc dù các thí nghiệm này có thể không vi phạm bất kỳ thỏa thuận người sử dụng nào của Facebook, nhưng rõ ràng là không có sự đồng thuận của những người tham gia vào cuộc nghiên cứu. Nghiên cứu này được cho là đã nhận được sự đồng ý của Ban Xét duyệt tại các trường đại học của những nhà nghiên cứu. Theo biên tập viên của bài viết Susan Fiske: “Facebook dường như “thao túng” mục cập nhật thông tin (News Feeds) của người sử dụng tại bất cứ thời điểm nào”.

Giáo sư Fiske, một nhà tâm lý học của Trường Đại học Princeton cho biết, cô đã “sởn gai ốc” khi biết được bản chất của nghiên cứu này. Mặc dù vậy, cô tin rằng phải có những điều chỉnh sau này và không có bất kỳ lý do gì để không công bố bài báo.

Đạo đức của Nghiên cứu

Chúng tôi không hiểu biết đầy đủ về sự cho phép hợp quy mà các nhà nghiên cứu nhận được từ trường đại học tương ứng và vì vậy rất khó để bình luận chính xác về bản chất sự tán thành đó – nhờ sự tán thành này mà họ được tiếp tục nghiên cứu. Nếu việc nghiên cứu này dựa trên cơ sở thỏa thuận của Facebook với người sử dụng, thì sẽ là hợp lý khi hiểu rằng điều đó giống với người bệnh ký giấy đồng ý phẫu thuật.

Chính sách sử dụng dữ liệu của Facebook chỉ nói rằng Facebook có quyền sử dụng thông tin nhận được từ người sử dụng dành cho việc nghiên cứu. Tuy nhiên, chính sách này không quy định rõ ràng về việc Facebook có thể thực hiện các nghiên cứu để quản lý cảm xúc của khách hàng.

Trong các quy định, hướng dẫn của liên bang Mỹ về việc nghiên cứu con người có một “Quy tắc chung” khá rõ ràng về những gì được và không được chấp nhận khi tiến hành loại nghiên cứu này. Quy định chỉ rõ một cách chi tiết là phải đảm bảo có được sự đồng thuận từ người sử dụng như thế nào, và bao gồm cả những thông tin về rủi ro và lợi ích khi đồng ý tham gia nghiên cứu. Những người sử dụng cũng có quyền không tham gia vào nghiên cứu. Mặc dù Ban Xét duyệt phải tuân theo các tổ chức thực hiện dự án được Chính phủ hoặc đại diện cho Chính phủ tài trợ, nhưng các công ty tư nhân cũng là bên tham gia ký kết nhằm đảm bảo thực thi các quy định này.

Thực tế cho thấy, các nhà nghiên cứu và Facebook không hỏi ý kiến người sử dụng vì họ biết rằng người sử dụng sẽ có phản ứng dữ dội khi nghiên cứu này được công bố và sẽ dễ dàng giải quyết hơn khi mà sự đã rồi.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu có liên quan không được phép trả lời các câu hỏi về cuộc nghiên cứu và Facebook hiện đang xử lý vấn đề này.

Các nghiên cứu chứng minh cái gì?

Nghiên cứu này không hoàn toàn chỉ ra được chính xác việc lan truyền trạng thái cảm xúc thông qua cơ chế lây lan cảm xúc như nó đã đề cập. Việc đo tần suất các từ liên quan đến cảm xúc xuất hiện trong một cập nhật trạng thái rất ngắn gọn, rõ ràng không phải là một phép đo chính xác tổng thể trạng thái cảm xúc của người sử dụng.

Thậm chí, các kết quả của thí nghiệm đã tìm ra những sự khác biệt của 1/1.000 từ trong số những từ liên quan đến cảm xúc được sử dụng giữa các nhóm để thí nghiệm và nhóm làm tiêu chuẩn so sánh. Hãy nhớ rằng, đây là số lượng từ liên quan đến cảm xúc tích cực hay tiêu cực, không phải là tổng số từ được viết ra. Ở cấp độ cá nhân, những khác biệt này là vô nghĩa và khó có thể biểu thị “sự lây lan cảm xúc”.

Dữ liệu lớn (big data) mang lại những giả định ngây thơ rằng nếu có nhiều dữ liệu thì sẽ thuận lợi hơn khi đến bước phân tích thống kê. Tuy nhiên, vấn đề là có rất nhiều dữ liệu bất thường, đặc biệt khi xử lý những khác biệt rất nhỏ phát sinh trong quá trình nghiên cứu.

Đây có lẽ là một mặt trái khác của câu chuyện này. Thật lạ kỳ nếu có tạp chí uy tín nào đăng công trình nghiên cứu khá yếu kém như trên, có lẽ đây là một cuộc thử nghiệm mang mục đích sâu xa hơn nhắm vào phản ứng của xã hội, đặc biệt là trên Facebook, với ý tưởng là Facebook tin rằng người sử dụng chỉ muốn là một đối tượng thử nghiệm theo ý muốn của mình.

Theo Đại Kỷ Nguyên 

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x