Câu chuyện về một nhà khoa học Nga chuyên nghiên cứu về UFO và các nền văn minh cổ đại

Sovershenno Sekretno, một tờ báo tiếng Nga nổi tiếng và uy tín, đã xuất bản một bài viết trong chuyên mục tháng 10 năm 2011. Tác giả là Vladimir Kucharyants là một nhà văn và nhà báo. Tiêu đề (bằng tiếng Anh) của bài báo là Những Thế Giới Của Giáo Sư Ludvig. 

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục Khoa học Kỳ Thú của Bocau Network.

Professor Ludvig in the 70s. (Credit: Sovershenno Sekretno)

Giáo sư Ludvig hồi thập niên 70

 

Giáo sư Genrikh Mavrikiyevich Ludvig (? – 1973) là một nhà khoa học cấp cao của Nga, một tù nhân trong trại tập trung của Stalin, một nhà triết học, một học giả về ngôn ngữ cổ, một kiến ​​trúc sư đầy táo bạo, một giáo viên, một nhà tư tưởng tự do sống trong môi trường tư tưởng ngột ngạt của chủ nghĩa cộng sản … một con người vững vàng không thể công phá dưới những áp lực khổng lồ, dưới sự tra tấn và phản bội.

Vladimir Kucharyants là học trò của ông vào những năm 1960, nhưng chỉ trong những năm gần đây mới phát hiện ra phạm vi kiến ​​thức, tư tưởng rộng lớn và những di sản mà giáo sư Ludvig để lại. Những gì còn cần phải tiếp tục khám phá là rất nhiều, và nhà văn Nga vẫn tiếp tục nhiệm vụ của mình. Ông vẫn còn chưa chắc chắn được Genrikh Ludvig thực sự là ai: một nhà khoa học được đào tạo đặc biệt, người sở hữu kho kiến ​​thức như một cuốn bách khoa toàn thư; một nhà thần học; một người được sắc phong vào việc khám phá các kiến ​​thức bí mật.

Những người nghiên cứu các hiện tượng UFO và các giả thuyết về phi hành gia cổ đại đã được biết qua những bài viết trong tờ báo Sovershenno Sekretno rằng Giáo sư Ludvig có khả năng nghiên cứu những bản thảo viết tay cổ tuyệt vời trong thời gian ông lưu lại tại thư viện Vatican (vào những năm 1920). Ở đó, ông đã được đọc về việc người ngoài hành tinh đã viếng thăm trái đất trong thời cổ đại; kết quả là, ông đã bắt đầu nghiên cứu nền văn minh Maya, và giải mã được những biểu tượng của họ về phi thuyền không gian và phi hành gia. Ngoài ra, Giáo sư Ludvig cũng cho biết rằng thư viện cũng chứa bản thảo về thuật giả kim và các mật mã cổ đại.

The Sistine Hall of the Vatican Library. (Credit: Maus-Trauden/Wikimedia Commons)
Thư viện Vatican

 Khi KGB (Ủy Ban An Ninh Quốc Gia Nga) bắt ông vào năm 1938, Giáo sư Ludvig bị cáo buộc là một gián điệp của Vatican (nhưng cũng bị cáo buộc là gián điệp của Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Đức và Mỹ). Ông sống sót qua các trại tập trung và các cuộc tra tấn, và thực đáng kinh ngạc ông luôn gìn giữ được kho tàng kiến ​​thức bên mình, ngôn ngữ của mình (ông thông thạo 20 ngôn ngữ, bao gồm cả ngôn ngữ cổ đại), cũng như tư tưởng và niềm tin của mình, trải  qua những năm dài đẵng đẵng đau khổ và thử thách. Chính vợ ông là người từng tố giác ông cho cảnh sát mật.

Professor Ludvig prison picture. (Credit: Sovershenno Sekretno)

Ảnh chụp giáo sư Ludvig trong trại 

Kucharyants kể rằng Giáo sư Ludvig đã cho các sinh viên của mình xem những bản phô-tô của bản thảo viết tay cổ của Vatican (chứa thông tin về người ngoài trái đất đã đến thăm hành tinh của chúng ta) cùng các bản vẽ, mô tả cho họ ý nghĩa bí mật của của huyền thoại cổ đại; ông nói cho họ nghe về việc của Cột Trụ chống Trời (Fiery Pillars) đã phá hủy một nền văn minh cổ đại tiên tiến; ông cũng cho các sinh viên xem hình ảnh của những bức tường thành được khám phá ở Babylon, đã bị tan chảy với nhiệt độ khủng khiếp và tin rằng một vụ nổ hạt nhân đã gây ra điều này.

Giáo sư Ludvig rất quan tâm đến nền văn minh Sumer và sở hữu kiến ​​thức tuyệt vời về nó; ông đã thảo luận về ý nghĩa bí truyền của kim tự tháp ở Ai Cập (ông coi chúng là loại “máy năng lượng”); ông cũng nghiên cứu nền văn minh Etruscan; ông cũng biết về những huyền thuật.

A Gulag labor camp. (Credit: www.gulag.eu)
Trại lao động Gulag 

  
Giáo sư Ludvig cũng là một nhà phát minh, nhà thiết kế kỹ thuật quân sự. Ông đã giúp đất nước của mình, ngay cả khi ông bị giam. Trong những ngày là một tù nhân của Gulag, trong Thế chiến II, ông đã có ít nhất 17 phát minh để tên của mình: chẳng hạn như việc xây dựng các sân bay quân sự trong khu vực đầm lầy; một trạm thử nghiệm ngầm dưới mặt đất hoàn toàn yên tĩnh để thử nghiệm động cơ trên không; ném bom cự ly gần trong những cuộc chiến dùng xe tăng, và nhiều phát minh khác nữa. Phần thưởng cho điều đó là án tù năm 1942 bị gia hạn thêm mười năm, sau khi ông tiết lộ những chỉ trích của mình về chính sách của Stalin trong các trại tập trung.

Professor Ludvig in the 20s. (Credit: Sovershenno Sekretno)

Giáo sư Ludvig hồi những năm 20 

Ludvig biết những bí mật của các loại thảo mộc và dược tính bí truyền của chúng, và một lần kiến ​​thức này đã giúp ông thoát chết, khi ông phải đối mặt với việc hoặc là chữa trị khỏi cho vợ của người chỉ huy trại tập trung, hoặc là phải chết. 

Thanh Thú[email protected]
Theo openminds.tv 

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

x