Chuyên gia Nhật tiết lộ nguyên nhân vụ đâm tàu Trung Quốc
Thảm họa tự nhiên hay tai họa do con người gây ra?
Hai tuần đã trôi qua kể từ vụ tai nạn tàu ngày 23/7 ở Ôn Châu, Trung Quốc. Báo chí và truyền hình ở Nhật Bản báo cáo hàng ngày, với những báo cáo đặc biệt, đầy trang và bắt mắt, theo dõi những tiến triển mới.
Vụ tai nạn tàu cao tốc ngày 23/7 ở Ôn Châu
Hôm 1/8, một báo cáo đặc biệt truyền hình Nhật Bản tuyên bố rằng trong những ngày gần đây, theo phân tích chắc chắn của một số chuyên gia đường sắt Nhật Bản, lý do thực sự của vụ va chạm tàu ở Ôn Châu đã được tiết lộ.
Ngày 23 tháng 7, các phóng viên đường sắt Nhật Bản chuyên nghiệp vội vã đến hiện trường ngay sau khi họ biết tin về vụ tai nạn. Tàu cao tốc bị đâm và các nguồn điện xung quanh được ghi lại bằng video. Các chuyên gia đường sắt Nhật Bản sau đó cẩn thận phân tích các đoạn video. Trước sự ngạc nhiên của họ, họ phát hiện ra hệ thống điện này không có bảo vệ chống sét trên các cột điện dọc theo đường sắt. Điều này hoàn toàn khác so với tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản (tàu viên đạn) trong đó thiết bị chống sét được đặt trên đỉnh mỗi cột điện. Ngoài ra, cũng có vấn đề với trung tâm điều khiển, bộ phận được cho là để theo dõi sát sao nhằm giám sát tình trạng của toàn bộ hệ thống đường sắt. Vấn đề là chỉ có một người làm nhiệm vụ ở trung tâm kiểm soát ngày hôm đó. Hoàn toàn trái ngược, tàu cao tốc Shinkansen cần 20 người vận hành ở các trung tâm điều khiển để vận hành hệ thống lớn, phức tạp, nhưng rất quan trọng này.
Bộ Đường sắt Trung Quốc nói rằng tai nạn là do sự cố thiết bị tín hiệu, và vì thế đèn đỏ biến thành đèn xanh. Tuy nhiên, các chuyên gia Nhật Bản loại trừ khả năng này, vì người lái tàu không thể nhìn rõ tín hiệu đèn dừng/đi từ tàu cao tốc như vậy, với tốc độ hơn 200km/giờ. Hệ thống tàu cao tốc Shinkansen có một thiết bị điều khiển tàu tự động (ACT). Với thiết bị này, một đoàn tàu có thể tự động phanh và dừng lại trong trường hợp thiếu điện hoặc mất điện, hoặc thậm chí hỏng hóc bên trong hệ thống ACT này.
Mei Yuan-Chun, một phóng viên của Bộ Đường sắt Trung Quốc, không đồng ý với lời giải thích của chính quyền về “sự cố hệ thống kiểm soát do bị sét đánh”. Ông nói rằng nếu hệ thống điều khiển bị hỏng, hệ thống tín hiệu cũng sẽ hỏng. Hơn nữa, nếu hệ thống báo hiệu không thể nhận và gửi tín hiệu, thì con tàu khi đó đã tự động dừng lại.
Nhận định cuối cùng đối với vụ tai nạn này là: do thiết kế hệ thống đường sắt bị lỗi nghiêm trọng.
Các chuyên gia Nhật Bản cũng tố cáo các cơ quan có thẩm quyền Trung Quốc vì đã liều lĩnh tiếp tục lại dịch vụ đường sắt cao tốc chỉ 38 giờ sau khi tai nạn xảy ra, mà không điều tra và tìm kiếm các giải pháp. Đây hoàn toàn là sự coi thường mạng sống con người. Kết quả là, nhiều vụ tai nạn sẽ xảy ra, nhiều người sẽ thiệt mạng vì những con tàu cao tốc mất kiểm soát.
Chính vì thế, tai nạn tàu ở Ôn Châu không phải là một thảm họa tự nhiên, mà là một tai họa do con người gây ra.
Nguồn: Kan Zhong Guo