4 công nghệ pin sẽ thay đổi tương lai smartphone
Pin hoạt động nhờ nước hay sử dụng năng lượng sinh học sẽ thay đổi tương lai của smartphone, nơi mà thời lượng sử dụng không còn là vấn đề.
10 năm trước, smartphone đầu tiên chỉ có RAM 128 MB, màn hình hiển thị 3,5 inch. Đến nay, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn nhờ sự phát triển vượt bậc của các công nghệ mới. Những chiếc smartphone thế hệ mới không dừng lại ở nâng cấp RAM, tăng kích thước màn hình, mà còn có thêm tính năng như nhận diện vân tay, chống nước.
Tuy nhiên, một điểm yếu cố hữu mà các sản xuất đang tìm cách khắc phục, thời lượng pin smartphone. Thông thường, người dùng sẽ phải sạc sau khoảng 8 đến 9 tiếng sử dụng. Dưới đây là 4 công nghệ sẽ làm thay đổi điều đó.
Pin hoạt động nhờ nước
Đây là bước đột phá về pin, có công suất gấp 40 lần công nghệ Lithium-ion hiện tại. Nó được sạc bằng cách nhúng vào nước, mỗi lần như vậy sẽ hoạt động được 14 ngày liên tục.
Theo Fuji Pigment, công tay sản xuất và nghiên cứu công nghệ pin hoạt động nhờ nước, sản phẩm sẽ ra mắt vào cuối năm nay. Nó không chỉ giúp cho smartphone có thời gian sử dụng lâu hơn, mà còn tạo bước đột phá cho các loại xe điện.
Pin sử dụng năng lượng sinh học từ thực vật
Năng lượng sinh học từ lâu đã được áp dụng vào việc tạo ra điện dùng cho sinh hoạt cũng như sản xuất. Gần đây, các nhà khoa học mới dùng nó để tạo ra pin. Tuy nhiên, sản phẩm có mức giá khá cao, khoảng 100 USD.
Cơ chế hoạt động dựa vào sức mạnh sinh học của phản ứng hoá học tạo ra khi thực vật quang hợp. Nó có thể, giúp dung lượng pin tăng gấp 2 đến 3 lần so với hiện tại. Ngoài ra, công nghệ này thân thiện với môi trường.
Pin “xếp hình” Jenax J.Flex
Tại triển lãm điện tử đeo tay tại Tokyo, công ty Jenax đến từ Hàn Quốc giới thiệu loại pin có thể uốn cong, gấp lại hay vo tròn như giấy với tên J.Flex. Không những thế, nó còn sở hữu khả năng chống nước.
Thực tế, công nghệ này đã vượt qua các bài thử nghiệm an toàn, với hơn 200.000 lần gấp lại mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến hiệu suất.
Sử dụng năng lượng từ da người
Công nghệ này đến từ phòng nghiên cứu của đại học quốc gia Singapore. Tận dụng năng lượng da người có thể tạo ra dòng điện đủ để thắp sáng 12 bóng đèn LED. Với công nghệ mới, người dùng sẽ không cần sử dụng pin cho các thiết bị công nghệ đeo tay.
Cơ chế hoạt động rất đơn giản, tận dụng nguồn năng lượng tạo ra do sự ma sát giữa da và điện cực (các tấm giấy bạc có bề mặt silicon). Khi người dùng cử động, cơ năng sẽ được chuyển thành điện năng.
Theo genk.vn