Liệu chúng ta sẽ mãi học để kỷ niệm tháng Trái Đất?
Tháng 04 là Tháng Trái Đất, và ngày 22 tháng 04 là Ngày Trái Đất. Chúng ta nên kỷ niệm hành tinh nhỏ màu xanh này của chúng ta và tất cả những gì nó mang lại cho chúng ta mỗi ngày, nhưng những sự kiện xảy ra gần đây đã cho chúng ta lý do cụ thể để suy nghẫm về ngôi nhà của mình và làm thế nào để chúng ta chăm lo cho nó.
Thông qua một sự kết hợp đáng ngạc nhiên về trình tự của các nhân tố, sự xoay tròn của đất, không khí, lửa, và nước với thủy văn, cacbon, nitơ và những chu kỳ đá, sự đa dạng sinh học, và khoảng cách lý tưởng đối với mặt trời – Trái đất cung cấp những điều kiện tuyệt vời cho sự thịnh vượng của cuộc sống con người. Nhưng với việc dân số lớn và ngày càng gia tăng, công nghệ tiến bộ chóng mặt, việc sử dụng hoang phí các nguồn tài nguyên, và lại thiếu sự quan tâm của chúng ta đến những nơi xả rác thải, chúng tan đang làm xáo trộn sự cân bằng đó.
Chúng ta là một loài tương đối mới, nhưng chúng ta lại đang làm thay đổi các thuộc tính địa chất của Trái Đất đến mức mà nhiều nhà khoa học đề cập đến thời đại này như là Anthropocene – theo tiếng Hy Lạp anthropos có nghĩa là “con người” và kainos có nghĩa là “gần đây”.
Khi chuyến bay 370 của Malaysia mất tích vào ngày 08 Tháng 03, nhiều nhóm phi hành bay và tàu thuyền đã được huy động để tìm kiếm trên biển Ấn Độ Dương. Đã tìm thấy các mảnh vỡ dấy lên hy vọng tìm ra vị trí vụ tai nạn, nhưng hóa ra đó lại là các dòng rác thải vô tận mà đã được con người xả vào vào các đại dương trong nhiều năm qua- như chai lọ và túi đựng, các dụng cụ đánh bắt cá, chất thải hộ gia đình, những mẩu thuốc lá còn sót lại, những mảnh vụn từ vận chuyển container , thậm chí là các mảnh vỡ của các tên lửa đẩy tàu con thoi.
Hiện nay chúng ta có những khu vực xoáy rác lớn trong các đại dương, và hàng ngàn loài chim và cá từ các vùng biển từ xa bị chết, trong bụng chúng chứa đầy nhựa và các tạp chất hỗn hợp.
Chúng ta cũng làm xáo trộn chu kỳ carbon vi tế trên hành tinh và bầu không khí của nó, mà chủ yếu là thông qua việc thiêu đốt một cách lãng phí những nhiên liệu hóa thạch. Điều này, đang lần lượt làm chuyển đổi các quá trình tự nhiên khác, bao gồm những cách thức tuần hoàn của nước trên toàn cầu, khí hậu, và thời tiết, đều bị thay đổi.
Cho một minh họa đáng lo ngại về những thiệt hại mà chúng ta đã làm, và sẽ làm thiệt hại nhiều hơn nữa ra sao, trừ khi chúng ta thay đổi cách thức, chúng ta chỉ cần xem phần báo cáo đánh giá lần thứ 5 Liên Chính phủ gần đây về sự biến đổi khí hậu. Các kết quả cho thấy chúng ta đang trải qua những tác động ngày càng tăng của sự nóng lên toàn cầu: chỏm băng biển Bắc Cực tan và bị sụp đổ; có nhiều sự kiện thời tiết khắc nghiệt liên quan đến hạn hán và lũ lụt hơn; chết san hô; khan hiếm nguồn cung cấp nước; tính axit trong đại dương ngày càng tăng ; cá và các động vật di cư khác một số thậm chí đang bị đe dọa tuyệt chủng. Trừ khi chúng ta phải hành động một cách nhanh chóng, thực phẩm và các nguồn cung cấp nước của chúng ta, các cơ sở hạ tầng quan trọng, an ninh, y tế, nền kinh tế và cộng đồng sẽ phải đối mặt với những rủi ro ngày càng leo thang, dẫn đến gia tăng sự dịch chuyển của con người, di cư, và xung đột bạo lực.
Chúng ta cần chọn lựa một số tranh luận giữa “phát triển” nền kinh tế và bảo vệ hành tinh. Đáp lại, các quốc gia báo cáo, “Trong suốt thế kỷ 21, tác động của biến đổi khí hậu được dự đoán là sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế, thực hiện xóa đói giảm nghèo sẽ khó khăn hơn, làm xói mòn hơn nữa về an ninh lương thực, kéo dài thời gian hiện tại và tạo ra các cạm bẫy nghèo đói mới, đặc biệt sau này sẽ diễn ra ở các khu đô thị và xuất hiện các điểm nóng về đói”.
Có nghĩa là nếu chúng ta làm ít hoặc không làm gì – đó không phải là một lựa chọn khả thi. Chúng ta cần giảm thiểu những tác động cá nhân của chính chúng ta, nhưng quan trọng hơn là chúng ta phải nói với các ngành công nghiệp và tất cả các cấp chính quyền rằng chúng ta sẽ không chấp nhận sự hôi hám của hành tinh chúng ta và sự điên rồ của việc đặt tốc độ tăng trưởng kinh tế ngắn hạn đứng trước vấn đề bảo vệ tất cả mọi thứ, những thứ đang giúp cho chúng ta có một cuộc sống khỏe mạnh.
Chúng ta bầu chính phủ để họ hành động vì lợi ích tốt nhất của chúng ta, chứ không phải để thúc đẩy các ngành công nghiệp gây ô nhiễm, làm tổn hại tới sức khỏe con người và sự thịnh vượng lâu dài. Một trong những khả năng đặc biệt của chúng ta là có thể nhìn xa, có khả năng nhìn về phía trước để tránh những nguy hiểm và khai thác các cơ hội. Đã đến lúc cho các nhà lãnh đạo của chúng ta được nhìn xa trông rộng và tránh xa khỏi những rủi ro trong khi tận dụng những cơ hội khổng lồ được cung cấp bởi các nguồn năng lượng tái tạo. Như tôi đã nói trong cột báo tuần trước, sự biến đổi khí hậu là nghiêm trọng, và “Đương đầu với nó sẽ đưa tới một sự thay đổi căn bản trong cách chúng ta sản xuất và tiêu thụ năng lượng – một cuộc cách mạng công nghiệp, lần này sẽ vì năng lượng sạch, sự bảo tồn, và hiệu quả.”
Để đáp ứng được thách thức này, thông qua việc giảm phát tán khí thải nhà kính và thích ứng với những thay đổi chúng ta không thể ngăn chặn, sẽ mang lại lợi ích vô biên, từ việc nâng cao khỏe và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe, tới các cơ hội kinh tế lớn hơn thông qua các công nghệ sạch hơn và lâu hơn.
Không có lý do gì để tiếp tục phá hủy ngôi nhà của chúng ta. Nếu chúng ta thực hiện Ngày Trái Đất và Tháng Trái Đất, hãy lấy đó làm thời gian để kỷ niệm, không nên mất đi hy vọng.
Đóng góp thêm cho bài viết bởi Ian Hanington, David Suzuki Foundation
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.