Số vụ oanh tạc của tiểu hành tinh vào Trái đất nhiều hơn gấp 10 lần con số mà chúng ta biết

09/05/14, 01:52 Khoa học, Tri thức

Viết bởi JD Heyes, tác giả cộng tác cho tờ Tin tức Tự Nhiên (Natural News).

Ba cựu phi hành gia đã đưa ra bằng chứng rằng Trái Đất trải qua những vụ va chạm của  tiểu hành tinh quy mô lớn trong thập kỷ qua nhiều hơn chúng ta tưởng.

Họ tuyên bố: Trên thực tế, số vụ va chạm lớn hơn từ ba đến 10 lần ở bất cứ đâu.

Theo báo cáo, dữ liệu có được từ một mạng lưới cảnh báo vũ khí hạt nhân cho thấy “điều duy nhất ngăn chặn một thảm họa từ ‘kẻ hủy diệt thành phố’ có kích thước bằng tiểu hành tinh chính là sự may mắn không do chúng ta tạo ra.”

Nhóm phi hành gia này cho rằng từ năm 2001, 26 vụ nổ có quy mô như vụ nổ bom nguyên tử đã diễn ra tại các địa điểm từ những vị trí xa xôi trên toàn thế giới, cách xa khu dân cư, mạng lưới cảnh báo thử nghiệm vũ khí hạt nhân đã đưa ra bằng chứng về điều này. Trong một thông cáo báo chí gần đây về các vụ nổ, Giám đốc điều hành tổ chức B612, Ed Lu cho biết: “Mạng lưới này đã phát hiện 26  vụ nổ multi-kiloton từ năm 2001, tất cả đều là do những va chạm của tiểu hành tinh. Nó cho thấy rằng những vụ va chạm của tiểu hành tinh là không hiếm mà thực sự phổ biến hơn từ 3-10 lần điều chúng ta đã nghĩ đến trước đây. Thực tế là không có vụ va chạm của tiểu hành tinh nào được thể hiện trong đoạn video này được phát hiện trước, điều này là bằng chứng cho thấy điều duy nhất ngăn chặn thảm họa từ “kẻ hủy diệt thành phố” có  kích thích tiểu hành tinh là sự may mắn không do chúng ta tạo ra. Mục tiêu của phái đoàn Sentinel  B612 là tìm và theo dõi các tiểu hành tinh trong nhiều thập kỷ trước khi chúng va vào Trái đất, điều này cho phép chúng ta dễ dàng điều chỉnh hướng đi của chúng.”

Ngăn chặn va chạm tiểu hành tinh lớn trong tương lai

Các tổ chức B612 đã ​​hợp tác với Tập đoàn Ball Aerospace nhằm kiến tạo thiết bị Sứ mệnh Kính thiên văn không gian hồng ngoại Sentinel, thiết bị này sẽ được đặt trong quỹ đạo gần mặt trời hơn so với trái đất, từ đó quan sát bằng tia nhìn hồng ngoại để phát hiện hàng trăm ngàn vật thể chưa xác định có kích thước lớn hơn 140 mét đang ở gần trái đất. Phi thuyền không gian do tư nhân tài trợ này dự kiến ​​sẽ được phóng lên trong năm 2017 trên tên lửa mang tên SpaceX Falcon 9 .

Leonard David tại Space.com lưu ý rằng sự trì trệ là nhân tố  khiến cho các nhà nghiên cứu gặp nhiều khó khăn hơn để nghiên cứu và mô tả các vụ va chạm của tiểu hành tinh vào trái đất, vốn là điều này xảy ra phổ biến hơn nhiều so với nhận thức trước đây.

Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp đã ảnh hưởng đến việc sử dụng cơ sở vật chất nghiên cứu không gian của chính phủ Mỹ. Các cơ sở này sẽ hỗ trợ các nhà khoa học trong việc nghiên cứu “các vụ nổ trên không” giống như vụ thiên thạch phát nổ mà không có cảnh báo trên toàn nước Nga vào năm 2013.” David viết:  “Vấn đề đặt ra là khả năng kết hợp dữ liệu không gian với kết quả đầu ra từ một mạng lưới toàn cầu về địa chấn, hạ âm và bộ dò thủy âm học đã được triển khai trên toàn thế giới nhằm xác minh hiệp định cấm thử hạt nhân.”

Sự kiểm tra liên tục

Mạng lưới, được gọi là Hệ thống giám sát quốc tế (IMS được quản lý bởi Tổ chức Hiệp ước cấm thử nghiệm hạt nhân toàn diện [CNTBTO] ), trong những năm gần đây, sự phát hiện sóng xung kích từ một số vụ nổ trên không đã cung cấp thêm bằng chứng về những vụ va chạm của tiểu hành tinh thường xuyên hơn.

David đã viết “Lý tưởng nhất là sự kết hợp giữa các quan sát từ tàu vũ trụ với các phép đo từ máy dò hạ âm sẽ cung cấp cho các nhà khoa học CTBTOs nhiều thông báo cảnh báo hơn về những gì đang rơi xuống trên trái đất “, .

Trong năm 2013, Bộ chỉ huy Không gian thuộc Không quân đã ký một biên bản hợp đồng thỏa thuận với Giám đốc Phái đoàn Khoa học của NASA. Văn bản được ký kết ngày 18 tháng 01 liệt kê một số chi tiết cụ thể cho việc phát hành công khai các dữ liệu về thiên thạch từ các nguồn thông tin như tầm cao – bộ dò không gian bí mật của chính phủ liên bang.

Với thỏa thuận này, Chương trình Quan sát Đối tượng gần trái đất của NASA bắt đầu ghi nhận thông tin về các vụ nổ không gian dựa trên phân tích dữ liệu thu thập bởi các bộ dò của chính phủ liên bang .

David đã viết: “Thông tin chi tiết của vụ nổ sao băng trong không khí, được ghi lại bởi các bộ dò tàu của tàu vũ trụ quân sự của Mỹ đăng trên một trang web của NASA giúp  truy cập công khai website của NASA. Phòng thí nghiệm Jet Propulsion (JPL) ở Pasadena, California đang điều hành website này, “.


*Hình ảnh “tiểu hành tinh”  từ Shutterstock

 

Theo Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x