Dạy sử, “không thể nấu sỏi và nước lã thành súp”

09/08/11, 07:02 Chưa phân loại

Thực tế cuộc sống dạy ta rằng 1 khi người ta cứ nhăm nhăm định “giáo dục” một cái gì đó thì biện pháp ấy chỉ thường phản tác dụng. Món giáo dục không nên bắt… ăn sống.

Không thể nấu sỏi và nước lã để thành… súp

Vẫn như mọi khi, sau “sự cố” hàng nghìn thí sinh được điểm không (0) môn lịch sử trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2011, người ta quay ra đổ lỗi cho cách dạy của thày cô, cách học của học sinh, thái độ xã hội với môn này…. và phê phán luôn Bộ Giáo dục.

Chúng ta hãy bình tĩnh điểm lại từng vấn đề xem sự cố đó từ đâu đến và nó có đến nỗi gây hoảng loạn hay không. Chúng ta hãy cùng lắng nghe ý kiến nhiều chiều, nhất là từ thí sinh, những người trực tiếp nhận sự giáo dục về lịch sử. Trên các trang web đã có khá nhiều ý kiến của thí sinh và những người quan tâm, tôi xin không nhắc lại.

Đổ lỗi cho người dạy là không công bằng. Bài hát dở về lời, hỏng về nhạc thì ca sĩ dù có xoay xở biến báo đến mấy thì cũng không thể hát hay được. Về vai trò của người dạy, ai đó đã ví người dạy như người nấu món ăn. Thực phẩm để chế biến chỉ có vậy thì làm sao nấu ngon? Đầu bếp tài hoa đến mấy cũng không thể nấu sỏi và nước lã thành món súp thơm ngon được cho dù đổ thêm bao nhiêu gia vị. Đừng đổ tại người dạy.

Tại ai? Tại truyền thông Nhà nước!

Có người cho rằng thanh thiếu niên không thích học môn lịch sử? Sai! Có rất nhiều thiếu niên, thanh niên  tôi được biết, vẫn rất thích đọc những cuốn như “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, “Dã Tượng”, “Danh nhân đất Việt”, “Sao Khuê lấp lánh” … Dã sử như thế không phải về lịch sử nước nhà sao?

Không những thế, thanh thiếu niên ngày nay còn có điều kiện quan tâm đến lịch sử các nước khác một cách không khó khăn. Qua Internet, qua phim ảnh, tiểu thuyết… họ biết được sự thật về khá nhiều sự kiện lịch sự trên thế giới và trao đổi lại với thế hệ cha anh họ để hiểu cho đúng. Như vậy, không thể nói thanh thiếu niên thờ ơ với lịch sử. Họ quan tâm đến lịch sử đấy chứ!

Nhưng muốn sử đến với người đọc, các sự kiện không chỉ được chép một cách khô khan trong sách giáo khoa. Người lớn phê phán thanh thiếu niên thuộc sử Tàu hơn sử ta. Có thể là như vậy. Nhưng do ai? Câu trả lời đơn giản: Do truyền thông Nhà nước. Vì mục đích gì? Câu trả lời lại càng đơn giản: Vì tiền.

Trên hệ thống truyền thông (tất nhiên là Nhà nước), phim Tàu, phim Hàn Quốc chiếu tràn lan ở tất cả các kênh từ Trung ương đến các tỉnh thành. Do có quá nhiều đài (mỗi tỉnh ít  nhất có một), không có nội dung nên dễ nhất là chiếu phim cho không.

Ai cũng biết các phim Tàu/Hàn Quốc cho không chỉ là thứ hàng “mua 1 tặng 2” hoặc “không mua cũng tặng” để tuyên truyền và quảng cáo hàng hóa (Âu-Mỹ gọi loại này là “phim xà phòng” – tức là để quảng cáo bán xà phòng). Lợi nhuận thu từ quảng cáo rất lớn trong khi đầu tư thiết bị, .. lại là tiền… nhân dân.

Lịch sử phải là khoa học

Nếu học sinh không thích học môn lịch sử thì tại sao? Những lý do cho rằng cuộc sống hiện đại có nhiều lựa chọn hơn, chỉ đúng một phần. Có cả nghìn nguyên nhân nhiều người đã nhắc đến tại sao học sinh không muốn học môn lịch sử. Nhưng có 1 nguyên nhân căn cốt lại lảng tránh. Thực sự chúng ta lâu này đã dạy môn lịch sử theo đúng nghĩa của từ này cho học sinh chưa? Đó là sự trung thực trong các tư liệu lịch sử, trong đó có sách giáo khoa lịch sử.

Nếu học sinh không thích học môn lịch sử thì tại sao?

Thời còn là học sinh, chúng tôi được dạy rằng giáo dục XHCN phải làm tròn nhiệm vụ cao cả là công cụ phục vụ cho ý thức hệ XHCN. Môn lịch sử lại càng được tận dụng làm công việc này. Những ai quan tâm đến giáo dục nói chung và môn lịch sử nói riêng từ lâu đều biết nó “không phải là một môn giáo dục, tuyên truyền chính trị thông qua các sự kiện và con số, mà là một môn khoa học …”

Nhưng rất tiếc, cho đến nay môn học này ở nước ta đã và đang thực hiện cái trách nhiệm không thuộc thiên chức của nó. Một khi nó được dùng làm công cụ tuyên truyền chính trị, nó sẽ mất đi cái tính chất cốt tử của nó là tính trung thực. Và chừng đó môn lịch sử vẫn không được học sinh yêu thích, xứng đáng là một khoa học và nó sẽ chịu mãi số phận như hiện nay.

Tuy nhiên, ta cần đánh giá đúng vị trí và tầm quan trọng của môn học này. Có một số người tự huyễn hoặc cho rằng môn học của mình là “quan trọng nhất”, hoặc “khoa học của mọi khoa học”. Chẳng có môn nào là quan trọng NHẤT cả. Con người cần nhiều tri thức và kỹ năng khác nhau để hoàn thiện mình.

Lại có những ý kiến của một số nhà làm sử cường điệu tầm quan trọng của chuyên ngành mình rằng “không biết sử, không thành người”. Xin thưa, để thành NGƯỜI với nghĩa đầy đủ, người ta cần rất nhiều thứ khác nữa, chứ không phải chỉ biết sử, nhất lại là sử sách.

Thiên chức muôn thưở của khoa học lịch sử là ghi chép lại những gì đã xảy ra một cách trung thực, chứ không đòi hỏi sự sáng tạo nào. Còn người ta dùng các ghi chép đó hoặc “tra chuôi, tra cán” cho nó phục vụ mục đích gì lại là chuyện khác.

Lỗi của ai?

Có ý kiến cho rằng Bộ Giáo dục làm chương trình, tổ chức biên soạn sách giáo khoa không tốt, phương pháp dạy không hấp dẫn,… Xin thưa, Bộ Giáo dục chưa phải là cơ quan tối thượng quyết định nội dung chương trình và sách giáo khoa môn lịch sử. Nhưng đến khi có “sự cố”, chính những người tham gia quyết định nội dung chương trình lại là những người phê phán chương trình mạnh mẽ nhất.

Mọi tài liệu lịch sử, trong đó có sách giáo khoa ở trường học, đều nhằm cung cấp cho người đọc và người học những cứ liệu về sự kiện… có thực xảy trong qua khứ, để từ đó tìm ra những gì có tính quy luật. Biết hôm qua để biết ngày mai. Biết cái hay để phát huy, biết cái dở để tránh. Nhưng điều đó chỉ có giá trị khi những ghi chép về lịch sử của ngày hôm qua được truyền cho thế hệ sau phải công bằng và trung thực.

Người sau may ra, chỉ là may ra thôi, có thể tránh được cái sai của người trước nếu cái sai đó được nói thật ra. Cái hay của quá khứ chỉ khi được nói đúng mức, mới không khiến người đi sau mù quáng lao theo cái giá trị ảo được quá tô hồng.

Ngày xưa vua chúa phong kiến còn có quan chép sử được làm việc tương đối độc lập. Những gì họ chép, vua chúa thậm chí cũng không được biết, và họ chịu trách nhiệm với những gì họ viết ra. Có như vậy, những gì truyền cho hậu thế còn có thể gọi là sử. Sử khác với văn là văn được hư cấu còn sử thì không được phép.

Nếu người đọc tài liệu lịch sử quay lưng, người học học đối phó thì những nhà làm sử và dạy sử cần phải xem lại chính mình trước khi phê phán học sinh.

Người viết bài này không biện minh cho việc không thuộc sử nước nhà. Nhưng, cực đoan đến mức cho rằng “không thuộc sử nhà là không yêu nước” là quan điểm chụp mũ. Thuộc sử nhà chưa chắc đã yêu nước. Ngược lại, không thuộc sử không đồng nghĩa với không yêu nước. Yêu nước phải được thể hiện bằng hành động.

Thử hỏi bao nhiêu liệt sỹ đã ngã xuống vì đất nước này thuộc sử nước nhà? Thử hỏi bao nhiêu người lao động một nắng hai sương xây dựng đất nước thuộc sử nhà? Nhưng chính những con người đó, có khi chưa bao giờ biết đến cuốn sách giáo khoa lịch sử, lại là những người mà lịch sử dân tộc đã thấm vào tận huyết mạch.

Hơn nữa, ta không nên đồng nhất sử nước nhà với chương trình và sách giáo khoa lịch sử. Sử nước nhà không chỉ là sách giáo khoa, mà sách giáo khoa lịch sử không hẳn là lịch sử nước nhà.

Màn ảnh tràn ngập phim truyền hình Trung Quốc

Môn Lịch sử trong thời đại thông tin

Không còn như trước nữa, ngày nay người học và người đọc không chỉ có sách giáo khoa là nguồn duy nhất. Bộ môn Lịch sử của nước nhà đã không theo kịp tiến bộ xã hội loài người, mở ra cho mọi người cơ hội được tìm và hiểu. Khi có những mâu thuẫn về thông tin, người đọc và người học có quyền hoài nghi. Và một khi họ hiểu đúng sự thật thì những gì mà tài liệu lịch sử đưa ra không đúng sẽ hết giá trị hấp dẫn.

Trong thời đại thông tin không còn là lĩnh vực độc quyền, ta thử hỏi sách giáo khoa lịch sử viết cho học sinh đã viết đúng về các sự kiện chưa? Từ chuyện nhà đến chuyện người như Chiến tranh Triều Tiên, vai trò của các bên tham gia Chiến tranh Thế giới thứ 2 chống Phát-xít, … viết đã đúng chưa?

Nếu tôn trọng lịch sử là một khoa học, những người viết sử phải loại bỏ được cái não trạng “Yêu nên tốt, ghét nên xấu”, “cười thuê, khóc mướn”. Vì cái đó tự nó sẽ mâu thuẫn với thực tế có thể kiểm chứng. Cứ xem ngôn từ được sử dụng trong sách giáo khoa khi viết về “phe ta” và “phe địch” thì rõ. Giữ mãi não trạng đó chỉ làm cho môn Lịch sử càng bị xa lánh dưới ánh sáng mặt trời. Thái độ đó không phải thái độ của người làm khoa học; viết sử như thế là tự giết môn Lịch sử.

Hãy đặt mình vào địa vị của thí sinh

Các thày cô ra sức phê phán học sinh thờ ơ với môn Lịch sử. Xin các vị hãy đặt mình vào địa vị của thí sinh ngày nay. Trước một lựa chọn khó khăn, một là theo ngành sử (nếu thi đậu) để sau khi ra trường cầm tấm bằng “đỏ” ngồi đợi “đến Tết” không đến lượt mình xin được một chỗ làm nếu không có người thân là quan chức hay không có tiền chạy chọt.

Ngày xưa vua chúa phong kiến còn có quan chép sử được làm việc tương đối độc lập. Những gì họ chép, vua chúa thậm chí cũng không được biết, và họ chịu trách nhiệm với những gì họ viết ra. Có như vậy, những gì truyền cho hậu thế còn có thể gọi là sử. Sử khác với văn là văn được hư cấu còn sử thì không được phép.

Nếu người đọc tài liệu lịch sử quay lưng, người học học đối phó thì những nhà làm sử và dạy sử cần phải xem lại chính mình trước khi phê phán học sinh.

Hai là chọn ngành khác vừa được học, vừa được làm việc để nuôi sống bản thân và phục vụ xã hội. Thử hỏi các thày cô ở trong địa vị đó, các thày cô lựa chọn con đường nào? Có thực mới vực được đạo, cha ông ta dạy rồi.

Bao nhiêu thầy dạy lịch sử cho con mình theo ngành lịch sử của mình? Rất ít. Tôi có mấy người quen dạy lịch sử ở đại học. Một ông bạn có 2 con theo ngành tài chính kế toán. Ông thích lắm vì các con ông có thu nhập cao, thỉnh thoảng biếu ông tiền tiêu vặt. Một ông bạn có 3 con thì 1 đứa theo ngành toán tin làm cho một hãng nước ngoài, 1 theo ngành ngoại ngữ làm cho một tờ báo, còn 1 theo ngành thương mại buôn bán ô tô, thỉnh thoảng lại chở ông bà về thăm quê. Nhưng các ông bạn này rất hay phàn nàn tại sao học sinh không thích học môn Lịch sử của ông.

Xét quan hệ dạy-học-thi, ta thấy lẽ thường là thi cử có tác động ngược trở lại việc dạy và học – thi gì học nấy. Nhìn vào đề thi sử của các năm gần đây, ta không thấy mảy may bóng dáng lịch sử nhiều nghìn năm của dân tộc ở đâu. Dường như lịch sử nước nhà chỉ bắt đầu từ những năm 1930 (xem đề thi các năm từ 2006 đến 2011).

Cho nên, có học sinh nhầm Lý Thường Kiệt là một đồng chí được Hồ Chí Minh giác ngộ cách mạng. Đó là chuyện kỳ quặc nhưng không làm tôi ngạc nhiên. Vì cái gì được nhắc đến quá nhiều ắt sẽ át những cái ít được nói đến. Một lần tôi hỏi 1 thầy dạy sử là tại sao đề thi tuyển sinh đại học môn Lịch sử của các thầy không bao giờ hỏi đến các bậc tiền nhân như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, vv… Câu trả lời tôi nhận được là “Lê Lợi, Nguyễn Trãi … xưa quá rồi, ai chẳng biết”, “vả lại Bộ yêu cầu đề thi chỉ ra trong chương trình cuối cấp”!?

Đề thi môn Lịch sử dành cho học sinh THPT mấy năm nay chỉ xoáy vào 1 phần vô cùng nhỏ trong lịch sử nhiều nghìn năm của dân tộc: Giai đoạn từ 1930 – thực chất là lịch sử gắn với Đảng CSVN – việc mà Viện Lịch sử Đảng lâu nay đã làm.

Ta không nhớ đến cha ông mình thì sao mong con trẻ nhớ đến chúng ta! Chẳng cần đợi đến tương lai, nay chúng ta đã được ăn “tên lửa” rồi đó.

Hãy thay da đổi thịt cho môn Lịch sử

Nếu muốn môn lịch sử thành một môn bắt buộc trong các kỳ thi, trước hết phải “thay da đổi thịt” cho nó, bằng không việc đó lại là hành động khiên cưỡng áp đặt mới chồng lên sự áp đặt cũ. Hậu quả của áp đặt đã nhãn tiền: Áp đặt ắt sẽ dẫn đến dạy-học đối phó, chiếu lệ và gian lận trong thi cử. Còn một khi nó đã có sức hấp dẫn rồi, khỏi cần “bắt buộc”.

Thực tế cuộc sống dạy ta rằng 1 khi người ta cứ nhăm nhăm định “giáo dục” một cái gì đó thì biện pháp ấy chỉ thường phản tác dụng. Món giáo dục không nên bắt ăn sống.

Nếu nói cần phải có cuộc cách mạng cho môn Lịch sử cũng đúng. Những thay đổi vá víu không mang lại hiệu quả.

Chúng ta đang loay hoay sửa những cái sai nho nhỏ thành những cái đúng nho nhỏ trong cả một cái sai lớn. Điều này đúng cả với môn Lịch sử.

Theo Vietnamnet

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x