Cuốn sách phải đọc về ‘trí khôn con trẻ”

26/04/14, 15:55 Sách hay, Tri thức

Ngày càng nhiều bà mẹ trẻ có thói quen ghi nhật ký về sự lớn lên từng ngày của con mình. Họ có thể không biết rằng gần 70 năm trước, nhà triết học, tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ là Jean Piaget, được coi là một trong 2 nhà Tâm lý học lớn nhất thế kỷ 20 (cùng với Sigmund Freud) đã làm công việc ấy một cách rất khoa học.



Bạo hành trẻ mầm non: Cha mẹ cũng góp công

Bạo hành trẻ em, S.Freud nghĩ gì?

Trẻ em coi thầy cô giáo là người hùng

Suốt trong hai năm, Jean Piaget ghi chép chính xác những phản ứng tự nhiên và những phản ứng do ông kích thích tạo nên ở ba đứa con mình, nhằm quan sát sự ra đời và phát triển về trí khôn của trẻ em.



Rồi ông vận dụng những lý thuyết tâm lý học đã có, đưa vào sự lý giải đầy sáng tạo của riêng mình, để cuối cùng hoàn chỉnh lý thuyết về nhận thức được gọi là “tri thức học di truyền” (genetic epistemology).





Thuyết này coi kiến thức được phát triển ở con người khi thông tin mới đi vào tiếp xúc với kiến thức đã có trong con người nhờ những kinh nghiệm trước đó.



Vậy kiến thức được sáng tạo trong quá trình khám phá thế giới. Đứa trẻ tự tạo nên kiến thức  có nghĩa là làm nên thế giới của chính mình từ kinh nghiệm, thay đổi nó từ chỗ hỗn loạn đến chỗ có tổ chức.



Và như thế, Piaget tin rằng một người thầy chủ yếu là người tạo điều kiện thuận lợi (facilitator), quan sát và hướng dẫn học sinh xây dựng nên kiến thức của chính chúng hơn là người truyền thụ kiến thức.


Bìa sách “Sự ra đời trí khôn ở trẻ em”



Tủ sách Tâm lý học Giáo dục Cánh Buồm do nhà thơ kiêm dịch giả Hoàng Hưng chủ trì với sự tham gia của các dịch giả Dương Tường, Phạm Toàn, Nguyễn Xuân Khánh, nhà nghiên cứu người Pháp gốc Việt Đặng Xuân Thảo, nhà giáo dục lão thành Vũ Thế Khôi…



Với “Sự ra đời trí khôn ở trẻ em” – Cuốn sách đầu tiên của Tủ sách Tâm lý học Giáo dục Cánh Buồm, cũng là Cuốn thứ nhất trong ba cuốn sách cơ bản đầu tiên về sự phát triển trí khôn trẻ em của Piaget, độc giả sẽ được tiếp cận với các quan sát, suy luận và kết luận của Piaget.



Theo nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng, đóng góp của Piaget với giáo dục được tóm tắt ở những điểm sau:



1. Tập trung vào quá trình tư duy của trẻ hơn là ở sản phẩm cuối cùng (tức là chú trọng phương pháp tạo ra kiến thức chứ không phải một số kiến thức cụ thể)



. 2. Nhìn nhận vai trò chủ chốt của việc trẻ tự khai tâm, tích cực tham dự vào hoạt động học.



3. Tôn trọng tiến trình phát triển từng bước của trí khôn để giáo dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ.



4. Chấp nhận sự khác biệt cá nhân trong phát triển.



Lý thuyết Piaget cá ảnh hưởng sâu rộng với nền giáo dục thế giới TK 20, trong đó có tác động của Piaget đối với thành công ngoạn mục của giáo dục Mỹ trong nửa thế kỷ lại đây.



“Thật khó mà hình dung sao lại có chuyện lái còn tàu đi biển mà thiếu hải đồ và hải trình, chuyện thám hiểm núi cao rừng sâu mà không cần la bàn, hoặc là tổ chức một nền giáo dục quốc dân, tổ chức những cuộc thay sách thay chương trình và cải cách giáo dục, song lại không quan tâm đến tâm lý học giáo dục” – nhà giáo dục Phạm Toàn ví von.



Ông Phạm Toàn cho biết, bắt đầu từ năm 2014, trong bước đầu, tủ sách này sẽ gồm có các công trình cơ bản của ba nhà tâm lý học tiêu biểu Jean Piaget, Howard Gardner, và Lev Vygotsky.

Theo zeronews 

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

    Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

x