Phát hiện hành tinh tương tự như Trái đất

20/04/14, 12:33 Khoa học, Tri thức
Các  nhà khoa học đã phát hiện một hành tinh tương tự Trái Đất nằm ngoài hệ mặt trời và cách chúng ta 500 năm ánh sáng.
Kính thiên văn Kepler của NASA đã phát hiện một hành tinh có kích thước tương tự Trái Đất, nhiệt độ vừa phải đủ để sự sống phát triển. 
 
Đây là một bước đột phá trong ngành thiên văn. Hành tinh này được gọi là Kepler 186f, là một trong 5 hành tinh quay xung quanh ngôi sao lùn đỏ nằm trong chòm sao Cygus, cách Trái Đất 500 ánh sáng.

 

Phát hiện ‘bản sao’ của Trái Đất
Một người “anh em” của Trái Đất vừa được phát hiện 
Kính thiên văn Kepler được đưa vào sử dụng tháng 3/ 2009 và dự định kết thúc nhiệm vụ của nó vào cuối năm 2012. Tuy nhiên các nhà khoa học tại NASA đã gia hạn thêm 3 năm nữa. Sử dụng một máy ảnh 95 megapixel, Kepler theo dõi ánh sáng từ 160.000 ngôi sao trong số 4,5 triệu được biết đến.
 
Những phát hiện mới nhất từ Kepler được công bố trên tạp chí Science. Kepler 186f  là ngôi sao thứ 5 trong chòm Cygnus. 4 ngôi sao kia có quỹ đao gần ngôi sao ‘mẹ’ do đó nhiệt độ của chúng quá nóng để duy trình trạng thái nước lỏng trên bề mặt. Hành tinh ngoài cùng Kepler 186f có nhiệt độ vừa phải để duy trì nước ở dạng lỏng, một yêu cầu cần thiết để duy trì sự sống như chúng ta biết.
 

Kepler 186f có đường kính khoảng 8.700 dặm và rộng hơn Trái Đất khoảng 10% khiến nó trở thành hành tinh giống Trái Đất nhất mà chúng ta từng phát hiện được. 

Theo Elisa V. Quintana của Viện SETI và Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA cho biết: “Kepler 186f  là hành tinh đầu tiên có kích thước phù hợp và đặc tính tương tự như hành tinh của chúng ta nhưng trong một quỹ đạo khác”.

 
Các nhà khoa học tin rằng, hành tinh mới có thể được tạo thành từ các vật liệu tương tự Trái Đất (sắt, đá, băng, nước lỏng) và nó cũng có trọng lực tương tự, nhưng do khoảng cách quá xa, họ chỉ có thể suy đoán những điều này.
 
Những khác biệt đáng kể cũng tồn tại giữa Kepler 186f với Trái Đất đó là Kepler 186f  ‘gần gũi’ hơn với ngôi sao ‘mẹ’ so với Trái Đất và Mặt Trời. Ngoài ra 1 vòng quay của Kepler 186f  chỉ mất 130 ngày thay vì 365 ngày như Trái Đất. 
 
Nó cũng lạnh hơn Trái Đất vì chỉ nhận được 1/3 năng lượng so với năng lượng Trái Đất nhận từ Mặt Trời, do vậy bề mặt có thể bị đóng băng nhiều hơn. Theo Thomas S. Barclay của Viện Nghiên cứu Môi trường Bay Area, người tham gia vào nghiên cứu cho biết: “Có thể có nhiều hơn 1 người anh em với Trái Đất”.
 
Có hình dạng giống Trái Đất hay quay bên ngoài hệ mặt trời không phải là hiếm thấy mặc dù đây là phát hiện đầu tiên về một hành tinh tương tự nhưng quay xung quanh ngôi sao “mẹ” của chúng. Các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm thấy những hành tinh tương tự và gần gũi hơn với chúng ta để tiến hành phân tích kĩ hơn. 
 
Năm 2017, NASA sẽ khởi động vệ tinh khảo sát khác là TESS nhằm xác định những hành tinh gần đó và phân tích khối lượng, thành phần cũng như bầu không khí. Các nhà khoa học có thể sử dụng kính viễn vọng không gian James Webb (dự kiến ra mắt năm 2018) để đo tính chất vật lí và hóa học của các hành tinh nhằm đánh giá khả năng hỗ trợ sự sống tại đó.
 
Cách vận hành của Tess cũng sẽ tương tư Kepler mặc dù phương pháp này có đôi chút hạn chế khi xác định các hành tinh vi ngoại. Hạn chế của phương pháp này là sẽ để sót nhiều hành tinh không bị phát hiện, các nhà khoa học cho biết do khoảng cách quá xa và kích thước nhỏ.
 

Nhưng điều đáng buồn là khoảng cách từ Trái đất đến Kepler 186f cũng quá xa, lên tới 500 năm ánh sáng, vì thế khó có thể hy vọng bất kỳ một sứ mệnh khám phá nào được thực hiện để tìm kiếm sự sống trên Kepler 186f  trong thời gian tới.

Theo VTC News 

 

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

x