Hồi mã thương

19/04/14, 23:23 Kinh tế

Khi Mỹ và phương Tây mới manh nha trừng phạt, Nga từng cười nhạo và mạnh miệng tuyên bố sẽ không bị ảnh hưởng gì. Nhưng trong tuần này, hàng loạt quan chức nước này – kể cả Thủ tướng Dmitry Medvedev – lần lượt thừa nhận kinh tế Nga đang trượt vào khủng hoảng.

Tại phiên họp nội các ngày 15-4, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov trình bày: “Dự báo tăng trưởng GDP sẽ thấp, khoảng 0,5%”, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân là tình hình địa chính trị mất ổn định, gây ra “chảy máu” vốn hàng loạt.

Phát biểu trước Duma Quốc gia (Hạ viện) một ngày sau, Bộ trưởng Kinh tế Aleksey Ulyukayev cho hay tăng trưởng GDP của Nga trong quý đầu năm 2014 chỉ đạt 0,8% và có đến 63 tỉ USD đã được chuyển từ đồng rúp sang các đồng tiền quan trọng khác và rời khỏi nước này.

Trong năm 2008, hơn 120 tỉ USD đã chia tay Nga và Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính đến 150 tỉ USD có thể “dứt áo” ra đi trong năm nay. Hậu quả, Nga có thể thâm hụt ngân sách đến 1.000 tỉ rúp (27,7 tỉ USD) trong năm 2014.

 

Đồng rúp của Nga đang mất giá 11% so với USD Ảnh: Reuters

Đồng rúp của Nga đang mất giá 11% so với USD. Ảnh: Reuters

 

Ngay cả Thủ tướng Dmitry Medvedev cũng thừa nhận kinh tế Nga “đang rất phức tạp”. Trước khi biến cố Ukraine xảy ra, chính phủ Nga dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 2,5%. Nay dự đoán của WB chỉ còn 1,8% trong khi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ xuống còn 1,3%.

Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3, thị trường chứng khoán nước này rớt 10%, đồng nghĩa với việc mất hàng tỉ USD vốn thị trường. Ngân hàng Trung ương Nga phải bỏ ra 16 tỉ USD, tương đương 2% dự trữ của họ, để ổn định đồng rúp – vốn đang mất giá 11% so với USD.

Tuy ngân hàng này sở hữu dự trữ vàng và ngoại tệ lớn thứ ba thế giới – khoảng 494 tỉ USD – nhưng sẽ nhanh chóng tiêu tan nếu xung đột Ukraine tiếp tục leo thang. Thêm vào đó, rất nhiều công ty Nga đầu tư mạnh vào miền Đông Ukraine có thể trắng tay.

Đặc biệt, ông Siluanov đã phải nhắc nhở chính phủ nên tiết kiệm sau khi Thủ tướng Medvedev hứa chi hơn 7 tỉ USD để nâng cấp hạ tầng, trả lương và lương hưu cho Crimea.

Thực ra, ngay từ trước biến cố Ukraine, kinh tế Nga đã chẳng khỏe mạnh gì. Tăng trưởng GDP năm 2013 chỉ được 1,3%, thấp nhất trong 13 năm qua.

Hiện nay, Mỹ và Liên minh châu Âu mới dừng lại ở cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản. Nếu cuộc chiến trừng phạt kinh tế nổ ra, “mọi người đều sợ. Cả hệ thống tài chính, kinh tế, các thị trường và những công ty lớn nhất của Nga đều bị ảnh hưởng”, theo ông Konstantin Chernyshev – người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Uralsib ở Moscow.

Còn chuyên gia kinh tế làm việc tại Anh Liza Ermolenko nhận định tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin đang cao nhưng mọi thứ có thể thay đổi nếu kinh tế xuống dốc.

Đối mặt với nguy cơ bị cô lập, cái phao mà Nga đang rướn tới là Trung Quốc. Trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương ngày 18-4, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho hay trao đổi thương mại song phương 2 tháng đầu năm nay đã tăng 4% và dự kiến đạt 100 tỉ USD trong năm tới.

Theo kế hoạch, Tổng thống Putin sẽ thăm Trung Quốc vào tháng 5 và có thể ký nhiều thỏa thuận hợp tác, bao gồm cung cấp khí đốt cho nước láng giềng khổng lồ. 

Mỹ Nhung

Theo Nld 

Ad will display in 09 seconds

Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

    Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

x