Tăng giá theo dịch bệnh: Kiếm ăn trên nỗi đau đồng loại

19/04/14, 06:27 Kinh tế

Trước khi xảy ra tình trạng hạt mùi tăng giá tới 4 lần trong dịch sởi, người dân từng chứng kiến những cơn bão giá khác ăn theo nỗi lo lắng, hoảng loạn.


“Sốt” giá thuốc Tamiflu

Thời điểm xảy ra đại dịch cúm A H1N1 vào năm 2009, loại thuốc đặc trị cúm thường được cung cấp điều trị miễn phí trong các bệnh viện là Tamiflu đã bất ngờ tăng giá chóng mặt. Từ mức 450.000 đồng/hộp 10 viên theo giá nhập về Việt Nam, Tamiflu đã rơi vào cảnh cháy hàng và đội giá tới 1,5 triệu đồng/hộp. Cùng với đó, thuốc trị cảm cúm, khẩu trang y tế, khẩu trang có chứa than hoạt tính cũng tăng giá gấp vài lần, từ 2.000 đồng lên 6.000 đồng, và liên tục tiếp diễn tình trạng không còn hàng để bán. 

hạt-mùi, tăng-giá, thuốc, đau-mắt, gạo, tin-đồn, dịch-vụ, sởi

Đây không phải lần đầu tiên loại biệt dược này trở thành thứ hàng hóa được săn mua rầm rộ. Năm 2005, khi dịch cúm H5N1 bùng phát, một lượng thuốc Tamiflu cũng được nhiều cửa hàng dược phẩm cung ra thị trường, với giá lên tới 1 triệu đồng/vỉ. 

“Bão” giá hạt mùi già trong dịch sởi

Từ mức giá chỉ 100.000 đồng/kg, hạt mùi già bán tại các chợ khu vực nội thành Hà Nội trong những ngày giữa tháng 4 đã tăng gấp bốn lần, trở thành mặt hàng được giao dịch rầm rộ nhất trên các trang mạng dành cho cha mẹ. Cùng tin đồn xuất hiện hạt mùi giả, hạt mùi Trung Quốc trà trộn, khan hiếm nguồn cung và nghi ngờ chất lượng vacxin, hạt mùi đã tăng giá chóng mặt, tiêu thụ hàng trăm kg mỗi ngày với giá cao trong nỗi lo lắng, bất an của nhiều bậc phụ huynh. 

hạt-mùi, tăng-giá, thuốc, đau-mắt, gạo, tin-đồn, dịch-vụ, sởi

Thực tế, trái với lý do khan cung, cháy hàng của nhiều tiểu thương tại các chợ ở Hà Nội cũng như tại các shop giao hàng, hạt mùi già hiện vẫn được công ty Giống Rau quả Trung ương (số 2, Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội) báo giá cho mỗi kg chỉ là 100.000 đồng (với yêu cầu đơn hàng không dưới 10kg). Nếu mua với số lượng lớn hơn, khách sẽ được chiết khấu giá từ 5-10% và không hạn chế lượng mua. Trên một diễn đàn cha mẹ nổi tiếng, một số chủ hàng vẫn chỉ cung cấp hạt mùi già với giá 110.000 đồng, thấp hơn nhiều so với thị trường. 

Giá thuốc đau mắt đỏ “tát nước theo mưa”

Trong thời điểm dịch đau mắt đỏ hoành hành tại thành ở TP.HCM và các tỉnh miền Nam vào tháng 9/2013, giá thuốc đặc trị bán theo đơn của bác sĩ cũng được nhiều cửa hàng dược phẩm tự ý tăng giá mạnh, từ 5% đến 50% so với bình thường và các điểm bán luôn báo “cháy” hàng, buộc phải chờ từ 3-5 ngày mới cung ứng càng khiến nỗi hoảng loạn tăng thêm. Người dân lo lây bệnh đã chấp nhận mua dù không có chỉ định của bác sĩ. 

hạt-mùi, tăng-giá, thuốc, đau-mắt, gạo, tin-đồn, dịch-vụ, sởi

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, việc điều trị bệnh đau mắt đỏ rất đơn giản, vì bệnh chủ yếu dùng thuốc nhỏ mắt, không nhất thiết uống thuốc. Đau mắt đỏ do adenovirus gây ra, nên theo y văn, dù không điều trị bệnh cũng tự khỏi trong 7 đến10 ngày. Tuy nhiên, nếu được điều trị bệnh sẽ khỏi nhanh hơn, thậm chí chỉ cần dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt cũng đủ để bệnh nhanh khỏi. 

Tin đồn khiến giá gạo tăng kỷ lục

Cuối tháng 4/2008, từ một tin đồn rỉ tai của tiểu thương: “Miền Tây hết gạo”, giá của mặt hàng lương thực quan trọng nhất này đã bất ngờ tăng cục bộ tại khu vực các tỉnh miền Nam. Từ mức 8.500 đến 13.000 đồng/kg, chỉ sau nửa ngày, gạo đã tăng lên 14.000 đến 18.000 đồng/kg. Cá biệt, tại Cần Thơ, giá lúa khi đó cũng lên mức cao kỷ lục, thay đổi 3-4 lần trong một ngày, mỗi lần tăng từ 2.000 đến 2.500 đồng/kg. Tại TP.HCM, người dân đổ xô mua gạo tại các siêu thị, dẫn tới tình trạng khan hàng. 

Cơn sốt giá gạo ảo nhanh chóng được dập tắt, khi nhiều cơ quan chức năng đồng thời lên tiếng, khẳng định không có chuyện thiếu gạo ở Việt Nam. Theo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp, thời điểm cuối tháng 4/2008 là lúc bước vào gặt rộ vụ Đông Xuân, sản lượng thậm chí tăng nhẹ so với năm trước, nên không chỉ đáp ứng đủ an ninh lương thực trong nước mà còn có thể dành ra một lượng nhất định để xuất khẩu

Theo Zing

Ad will display in 09 seconds

Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

    Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

x