“Vua le le” người Chăm ở An Giang

04/04/14, 07:27 Kinh tế

Dù đang sở hữu đàn le le lên đến 500 con, tổng giá trị lên đến trăm triệu nhưng anh Sa Lê vẫn thật thà khiêm tốn cho biết đang cố gắng làm việc để bù lại khoản nợ bị xù cách đây vài năm lên đến gần cả tỷ đồng.


Đặt chân đến làng Chăm thuộc xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, hỏi thăm “Vua le le” Sa Lê hầu như người dân nào cũng biết. Hiện tại anh Sa Lê đang sở hữu “ổ le le” hơn 500 con và chuẩn bị xuất chuồng với giá từ 400.000 – 500.000 đồng/con. 

Có thể nói nghề mua bán vải là nghề chính của những người đàn ông dân tộc Chăm sống ở vùng An Giang. Vì thế, những người đàn ông trong họ tộc anh Sa Lê cũng “bám” vào nghề này sinh sống. 

Riêng anh Sa Lê, trước khi được dân làng gọi là “Vua le le”, anh là một trong những người đàn ông buôn bán vải giỏi nhất làng. Tuy nhiên, một hai năm về trước anh Sa Lê bị nhiều khách hàng xù tiền vải gần cả tỷ đồng, làm anh mất vốn, dẫn đến thất nghiệp,… 

Khi anh Sa Lê bị thất nghiệp, anh em họ hàng góp vốn cho anh “tái đầu tư”. Có vốn, anh Sa Lê trở lại với nghề truyền thống nhưng do vốn yếu, ít mặt hàng cộng với trào lưu người dân thích quần áo may sẵn (có nhiều kiểu, giá rẻ,..) nên công việc buôn vải của anh Sa Lê càng lúc khó khăn hơn. 

Anh Sa Lê cho biết: “Hồi đó đi bán vải cũng có nhiều tiền lắm nên mình cứ đổ vốn đầu tư tiếp. Ai ngờ hàng trăm khách hàng lấy vải,…rồi không trà tiền, khiến tôi lâm vào cảnh nợ nần, thất nghiệp luôn.” 

Vua le le người Chăm ở An Giang
Những con le le bắt cặp với nhau, anh Sa Lê làm dấu bằng cách đeo “nhẫn cưới” cho chúng.


Theo anh Sa Lê, tổng số tiền bị xù lúc đó gần cả tỷ đồng. Trong lúc ở nhà, xem báo đài thấy mô hình nuôi le le cũng dễ, hiệu quả kinh tế lại cao và đặc biệt là trai làng ở địa phương hay bắt được le le con nên anh Sa Lê bắt đầu tập nuôi le le từ đó. 

Ban đầu anh chỉ nuôi vài chục cặp le le, dần dà thấy đã thạo với tập tính con le le nên anh Sa Lê tiếp tục thu mua con giống nhiều hơn, mở rộng qui mô chuồng trại gần cả 1.000m2. 

Hiện tại anh đang sở hữu trên 500 con le le, có trọng lượng trên 200g. Theo kế hoạch, anh Sa Lê dự tính đến tháng 7 – 8 là xuất chuống đàn le le này với giá 400.000 – 500.000 đồng/con. 

Vua le le người Chăm ở An Giang
Sau khi xuất bán đàn le le này (500 con), anh Sa Lê cho biết sẽ đầu tư máy ấp trứng công nghiệp để bán con giống.


Quan sát khu chuồng nuôi le le của anh Sa Lê cũng khá đơn giản, với diện tích hơn 800m2 đất sau nhà, anh đào ao và chỉ chưa lại 1/3 diện tích đất để trồng thêm cỏ, dưới ao anh thả thêm lục bình, bèo,… để le le “gặm nhắm” thêm ngoài thức ăn chính là lúa. Ngoài ra, để bảo vệ đàn le le khỏi đám chuột, rắn, hoặc bỏ đàn, anh Sa Lê làm một cái nhà kín nhưng chỉ dùng lưới màn nhỏ bao chặt xung quanh. 

Anh Sa Lê cho biết, một con le le con có giá từ 150.000 – 200.000 đồng, do vậy anh đã nghĩ đến việc cho le le đẻ để không mất số tiền lớn đầu tư cho con giống. 

Theo anh Sa Lê, le le bắt đầu mùa sinh sản vào tháng 7 – 8, khi đó những con đến tuổi sinh sản sẽ bắt cặp với nhau. Do vậy, nhìn vào các cặp đôi này, mình chọn ra những cặp khoẻ mạnh rồi tách đàn, tạo ổ cho chúng đẻ. Trung bình một con le le cái đẻ từ 8 – 15 trứng. 

Hiện tại, anh Sa Lê đang tìm hiểu đến máy ấp trứng công nghiệp. Nếu không có gì thay đổi, sau khi xuất chuồng đàn le le này, anh sẽ đầu tư máy ấp trứng và bắt đầu cho le le đẻ vào tháng 7 – 8 tới để phục cụ cho việc tái nuôi hoặc cung cấp con giống cho khách hàng. 

Theo Laodong 

Ad will display in 09 seconds

Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

    Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

x