Chiêm Ngưỡng Các Kỳ Quan Vũ Trụ: Đụn Cát Sao Hỏa, Va Chạm Thiên Hà, Các Ngôi Sao Nổ Tung
Ảnh: Hai hệ thiên hà va chạm nhau được công bố bởi Hệ thống quan sát Great Observatories của NASA. Các thiên hà dạng Antennae, cách trái đất khoảng 62 triệu năm ánh sáng, nhìn trong bức ảnh ghép ở trên là chụp được từ Đài Thiên Văn tia X quang Chandra (màu xanh lam), Kính Viễn vọng Không gian Hubble (màu vàng và nâu), và Kính Viễn vọng Không gian Spitzer (màu đỏ). Các thiên hà Antennae có cái tên bắt nguồn từ những “cánh tay” dài giống như Ăng-ten, nhìn từ góc nhìn rộng của hệ. Những đặc điểm này là kết quả của các lực thủy triều sinh ra từ vụ va chạm. (Ảnh chụp Tia X: NASA/CXC/SAO/J.DePasquale; Ảnh chụp hồng ngoại: NASA/JPL-Caltech; ảnh chụp quang học: NASA/STScI)
Ảnh: Các ngôi sao kiểu Mặt Trời có thể phát quang rất mạnh vào thời kỳ cuối trong chu kỳ sống của nó. Một ví dụ điển hình là NGC 2392, nằm ở vị trí cách Trái Đất khoảng 4.200 năm ánh sáng. NGC 2392, (tên thường gọi là “Tinh Vân Eskimo”) là tên mà các nhà thiên văn học đặt cho một tinh vân hành tinh. Cách gọi này, thực chất ra, có thể gây nhầm lẫn vì tinh vân hành tinh không liên quan chút nào đến hành tinh cả. Cụm từ này chỉ đơn giản là một dấu ấn lịch sử vì những vật thể này trông giống các đĩa hành tinh đối với các nhà thiên văn học trong thời kỳ đầu khi họ nhìn vào kính thiên văn quang học loại nhỏ hơn bây giờ. (Ảnh chụp tia X: NASA/CXC/IAA-CSIC/N.Ruiz và ctv, Ảnh chụp quang học: NASA/STScI)
Ảnh: Nhóm thiên hà kết cụm đầu tiên được xác định, Nhóm năm thiên hà của Stephen (Stephan’s Quintet) được chụp trong bức ảnh đặc biệt kết hợp giữa các dữ liệu lấy từ Kho Lưu trữ Hubble và Kính Thiên Văn Subaru tại hội nghị Mauna Kea. Hệ thiên hà bộ năm này được tập hợp lại gần trung tâm của trường không gian, nhưng thật sự chỉ bốn trong năm là tham gia vào các vụ va chạm cự ly gần lặp đi lặp lại diễn ra cách Trái Đất khoảng 300 triệu năm ánh sáng. (Kính Thiên Văn Subaru (NAOJ), Kho lưu trữ Huble, R. Gendler; Xử lý và ghép nối ảnh: Robert Gendler và Judy Schmidt)
Ảnh Đốm Đỏ Lớn của Sao Mộc chụp từ Tàu thám hiểm không gian Voyager I. Với đường kính khoảng 143.000 km Sao Mộc có thể nuốt chửng tận 1.000 Trái Đất. Nó là hành tinh lớn nhất và có lẽ là tráng lệ nhất trong hệ Mặt Trời. Từng dải mây xoay chuyển dữ dội dưới sức gió có thể vượt quá 650 km/h luân phiên tuần hoàn trong bầu khí quyển của hành tinh này. (Trung Tâm Hàng Không Vũ Trụ Goddard của NASA)
Ảnh: Tinh Vân Kiến, với cái tên kỹ thuật là Mz3, trông giống với phần đầu và ngực của một con kiến khi quan sát từ kính viễn vọng dưới mặt đất. Bức ảnh từ kính viễn vọng Hubble này cho thấy phần cơ thể của một con kiến là hai thùy lửa phóng xuất ra từ một ngôi sao kiểu Mặt Trời đang tàn lụi. Tinh Vân Kiến nằm cách Trái Đất khoảng tầm giữa 3.000 đến 6.000 năm ánh sáng và thuộc chòm sao phía nam tên là Norma (chòm sao Củ Xích). (NASA/Viện Khoa Học Kính Viễn Vọng)
Ảnh: một vùng đụn cát trên Sao Hỏa ở trong một hố trên vùng cao nguyên phía Nam được chụp khi Mặt Trời chỉ ở trên đường chân trời khoảng 5 độ. Vì vậy, bức hình bị bao phủ chủ yếu bởi bóng tối, với các đỉnh đụn cát rất rõ nét đang vươn ra để hứng lấy ánh nắng mặt trời. Các mảng diện tích sáng—màu xanh lam—do sương giá theo mùa tích tụ lại khi bán cầu này của sao hỏa sắp sang mùa đông.(NASA/JPL-Caltech/Đại Học Arizona)
Ảnh trên bề mặt Sao Hỏa: những hình ảnh khảm này lấy từ thiết bị camera Mast (Mastcam) gắn trên robot thám hiểm tên là Curiosity Mars của NASA cho thấy một bãi dài các lớp tích trữ trầm tích ở khu vực Glenelg của Hố Gale, khi đứng trên Vịnh Dao Vàng và nhìn ra hướng Tây – Tây Bắc. (NASA/JPL-Caltech/MSSS)
Ảnh: Kỳ lân và những đóa hồng thường là sản phẩm từ truyện cổ tích, nhưng với bức ảnh chụp không gian từ Tàu Thăm dò Vũ trụ Hồng ngoại của NASA (NASA’s Wide-field Infrared Explorer – WISE), chúng ta có thể thấy tinh vân Hoa Hồng (Rossette) nằm ở bên trong chòm sao Monoceros, còn có tên khác là chòm sao Kỳ Lân. Tinh vân hình bông hoa này, cũng được biết đến với cái tên kém lãng mạn hơn là NGC 2237, là đám mây bụi và khí khổng lồ hình thành nên các ngôi sao trong hệ Ngân Hà của chúng ta. Ước lượng khoảng cách từ chỗ chúng ta đến tinh vân này vào khoảng 4.500 đến 5.000 năm ánh sáng. (NASA/JPL-Caltech/UCLA)
Ảnh: Bức ảnh này cho thấy một tầm nhìn tổng thể về Tinh Vân Con Cua, một tàn dư của siêu tân tinh chỉ còn là biểu tượng ở trong dải Ngân Hà của chúng ta, chụp bởi Đài Thiên Văn Không Gian Herschel và Kính Viễn Vọng Không Gian Hubble. (ESA/Herschel/PACS/MESS Key Programme Supernova Remnant Team; NASA, ESA and Allison Loll/Jeff Hester, Đại Học Arizona State)
Ảnh: Bức ảnh này chụp bởi Tàu Thăm dò Vũ trụ Hồng ngoại của NASA (WISE), cho thấy một thiên hà gần chúng ta tên là Messier 83, hoặc ngắn gọn là M83. Đây là một hệ thiên hà dạng xoắn ốc cách chúng ta khoảng tầm 15 triệu năm ánh sáng nằm trong chòm sao Hydra (chòm sao Trường Xà có hình con rắn biển). Đôi lúc được gọi là thiên hà Vòng xoay Nam (southern Pinwheel galaxy), M83 có hình dạng tương đồng với M101 là Thiên hà Chong Chóng (Pinwheel galaxy), tuy nhiên M83 định vị ở thiên cầu Nam, có bề rộng vào khoảng 55.500 năm ánh sáng, M83 chỉ hơn một nửa kích cỡ Hệ Ngân Hà của chúng ta một chút, nhưng có một cấu trúc khá tương đồng. (NASA/JPL-Caltech/UCLA)
Ảnh: Bằng cách quan sát các thiên hà hàng xóm của chúng ta, Kính Viễn Vọng Không Gian Hubble của NASA đã chụp được một bức ảnh về một cụm sao dạng hình cầu còn trẻ—một kiểu vật thể chưa từng được biết đến trong Hệ Ngân Hà của chúng ta. NASA, ESA (Trung tâm không gian Châu Âu), và Martino Romaniello (Một Đài Thiên Văn phía nam Châu ÂU, Đức)
Ảnh: Ánh sáng trên Trái Đất nhìn từ Trạm Không Gian Quốc Tế. (NASA)
Ảnh: Ngôi sao màu xanh lam gần trung tâm của bức ảnh này là Zeta Ophiuchi. Khi nhìn bằng ánh sáng nhìn thấy được, nó xuất hiện như thể là một ngôi sao đỏ khá mờ ảo được bao quanh bởi các ngôi sao mờ ảo khác và không có bụi. Tuy nhiên, trong bức ảnh chụp bằng công nghệ tia hồng ngoại từ Tàu Thăm dò Vũ trụ Hồng ngoại của NASA (WISE), một bức ảnh hoàn toàn khác xuất hiện. Zeta Ophiuchi thực chất ra là một ngôi sao màu xanh sáng lóa, nóng, và cực kỳ lớn đang xung phá qua một đám mây bụi giữa các vì sao và khí. Màu sắc sử dụng trong bức ảnh này biểu thị chiều dài bước sóng đặc trưng của ánh sáng hồng ngoại. (NASA/JPL-Caltech/UCLA)
Ảnh: Một đám mây khí khổng lồ bao bọc bên trong 2 thiên hà lớn đang va vào nhau. Khối dự trữ khí bất thường này có khối lượng bằng khoảng 10 tỷ mặt trời gộp lại, kéo dài khoảng 300.000 năm ánh sáng, và tỏa ra một lượng nhiệt khoảng 7 triệu độ Kelvin. (Ảnh chụp tia X: NASA/CXC/SAO/E.Nardini và ctv; Ảnh chụp quang học: NASA/STScI)
Ảnh: Các ngôi sao mới sinh ló ra từ bên dưới tấm màn bụi sinh ra chúng trong bức tranh rất sinh động về đám mây tối Rho Ophiuchi từ Kính Viễn Vọng Không Gian Spitzer của NASA. Được các nhà thiên văn học gọi là “Rho Oph”, nó là một trong những vùng không gian sản sinh ra các ngôi sao gần nhất với hệ mặt trời của chúng ta. Vị trí của nó gần chòm sao Scorpius (chòm sao Thiên Hạt hay Thần Nông) và Ophiuchus (Xà Phu), tinh vân này cách Trái Đất chúng ta khoảng 407 năm ánh sáng. (NASA/JPL-Caltech/Harvard-SmithsoCác nian CfA)
Ảnh: Tàn dư của siêu tân tinh bị biến dạng trong bức ảnh này có thể chứa hố đen mới được hình thành trong hệ Ngân Hà của chúng ta. Bức ảnh kết hợp các tia X quang từ Đài Thiên Văn X quang Chandra của NASA có màu xanh lam và xanh dương, dữ liệu vô tuyến từ Very Large Array của NSF có màu hồng, và dữ liệu tia hồng ngoại từ Đài Thiên Văn Palomar thuộc học viện công nghệ Caltech có màu vàng. Tàn dư, tên là W49B, tuổi thọ khoảng một nghìn năm tuổi, nhìn từ Trái Đất thì chúng cách chúng ta khoảng 26.000 năm ánh sáng. (Ảnh chụp tia X: NASA/CXC/MIT/L.Lopez et al.; Ảnh chụp hồng ngoại: Palomar; Ảnh chụp vô tuyến: NSF/NRAO/VLA)
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.