Ảnh hưởng việc khai thác gỗ bất hợp pháp đối với rừng Miến Điện

03/04/14, 08:10 Tin Tổng Hợp
Gỗ được đưa lên xe tải tại một trại khai thác gỗ ở thị trấn Pinlebu, chia Sagaing ở miền bắc Miến Điện, 9/3/14

Gỗ được đưa lên xe tải tại một trại khai thác gỗ ở thị trấn Pinlebu, chia Sagaing ở miền bắc Miến Điện, 9/3/14

Một phúc trình mới do Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) ở London công bố cho biết hoạt động buôn bán gỗ bất hợp pháp hơn 6 tỉ đô la vẫn tiếp tục dù có những nỗ lực hạn chế khai thác gỗ. Theo tường thuật của thông tín viên Gabrielle Paluch của đài VOA tại Rangoon, lệnh cấm xuất khẩu gỗ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 4 không đủ để cứu rừng Miến Điện.

Theo các con số chính thức, Miến Điện đã xuất khẩu 6,4 triệu mét khối gỗ súc, kể từ năm 2.000.

Tuy nhiên, theo Cơ quan Điều tra Môi trường, một tổ chức độc lập về môi trường, con số này ít hơn một phần ba số gỗ các thương buôn trên toàn thế giới cho biết đã mua từ nước này trong cùng một thời kỳ.

Sự chênh lệnh này cho thấy xuất khẩu gỗ bất hợp pháp phát triển mạnh. Theo ước tính của EIA lượng gỗ mua bán bất hợp pháp trị giá gần 6 tỉ đô la. Tổ chức môi trường này nói những cuộc nghiên cứu của họ cho thấy gần một phân nữa gỗ bị đốn tại Miến Điện là bất hợp pháp, nhưng tham nhũng tràn lan tại nước này đã che giấu mức độ khai thác gỗ bất hợp pháp.

Bà Faith Doherty, một viên chức của EIA, nói sự thiếu minh bạch của chính phủ trong vấn đề này thật đáng kinh ngạc:

“Trên căn bản là có một kẻ hở rất lớn, số tiền này đi đâu và ai là người được hưởng? 6 tỉ đô la ở đâu và được tiêu ở nơi nào? Tham nhũng lan rộng từ chính phủ xuống tới những cấp khác.”

Công ty Gỗ Myanmar, một công ty do quân đội làm chủ, giám sát tất cả việc buôn bán gỗ bất hợp pháp, và cấp phép khai thác gỗ.

Các dữ liệu của chính phủ cho thấy rừng tại Miến Điện, một trong những khu rừng nguyên sinh lớn nhất châu Á, đã thu hẹp một phần năm, từ 58% xuống 47% trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2010.

Hiện nay, kinh tế Miến Điện mở cửa, Bộ Bảo tồn Môi trường và Rừng đang có kế hoạch thi hành những biện pháp bảo tồn mới để Miến Điện dễ dàng tiến vào các thị trường Hoa Kỳ và châu Âu. Những biện pháp mới gồm có cấm xuất khẩu gỗ chưa chế biến ra khỏi nước bắt đầu vào ngày 1 tháng 4.

Đồng Thư ký Hiệp hội Buôn bán Gỗ Myanmar, ông Barber Cho, nói việc cấm đoán sẽ làm tổn hại những nhà xuất khẩu hợp pháp nhưng tăng lợi tức cho những hoạt động bất hợp pháp. Ông nói:

“Khi chúng ta bắt đầu cấm xuất khẩu gỗ, giá gỗ đã gia tăng tại tỉnh Vân Nam, những người buôn bán gỗ bất hợp pháp có thể đòi giá cao hơn để hưởng lợi.”

Lệnh cấm xuất khẩu gỗ chưa được ký thành luật, và theo dự liệu, lệnh này khó thi hành vì đa số gỗ được buôn bán bất hợp pháp. Dù gỗ đã được xẻ có thể được xuất khẩu hợp pháp theo lệnh cấm, nhưng gỗ đã chế biến tại Miến Điện ở dưới mức tiêu chuẩn vì hạ tầng cơ sở yếu kém và thiếu điện.

Những doanh nhân có thế lực với những mối quan hệ chặt chẽ với quân đội được xem như là những người hưởng lợi chính trong việc khai thác gỗ bất hợp pháp.

Theo ông Kevin Woods, một nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Khuynh hướng về Rừng, những doanh nhân này có lợi tức lớn hơn sau khi có lệnh cấm:

“Điều người Miến Điện gọi là những công ty có liên hệ đến chính quyền không mất gì nhiều trong việc kinh doanh, họ chỉ mất độc quyền trên hầu hết lãnh vực khai thác tài nguyên. Tuy nhiên họ vẫn c&ograv
e;n dính líu nhiều đến những lãnh vực này. Và điều này đặc biệt đúng trong ngành khai thác gỗ.”


Ông Woods nói ngay cả trong trường hợp lượng gỗ khai thác được hạn chế, những doanh nhân có nhiều liên hệ với chính quyền cũng có thể khai thác gỗ dưới danh nghĩa thành lập  đồn điền dầu cọ, và sẽ tiếp tục khai thác với một tốc độ gây nguy hại cho môi trường.

Các tổ chức môi trường đang thúc đẩy chính phủ thi hành chặt chẽ lệnh cấm xuất khẩu, tăng tiến sự minh bạch trong việc quản trị rừng và trừng phạt những người khai thác gỗ lậu.

Con số chính xác của diện tích rừng còn lại của Miến Điện vẫn còn nằm trong vòng tranh cãi. Cuộc khảo sát cuối cùng được thực hiện vào năm 1953, và mặc dù các nhà bảo tồn đã lập bản đồ dựa trên hình ảnh vệ tinh trong vài năm qua, các nhà quan sát nói việc tranh luận về định nghĩa đất rừng đã khiến cho chính phủ đưa ra những tuyên bố quá đáng về số lượng và chất lượng rừng tại Miến Điện.

Theo VOA 

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x