Ăn Cắp Hạt Giống Ngô cho Quê Hương Đại Lục

02/04/14, 23:22 Tin Tổng Hợp

Các vụ trộm tại các cánh đồng ngô ở vùng Trung Tây nước Mỹ có thể là một phần của chiến lược giành giật nông nghiệp của Trung Quốc.

Một kỹ thuật viên Monsanto cầm một khay hạt giống ngô. Một nhóm người Trung Quốc bị tố cáo ăn trộm công nghệ hạt ngô giống của các công ty Mỹ, trong đó có Monsanto. (Ảnh Brent Stirton/Getty).

Một kỹ thuật viên Monsanto cầm một khay hạt giống ngô (còn gọi là bắp). Một nhóm người Trung Quốc bị tố cáo ăn trộm công nghệ hạt ngô giống của các công ty Mỹ, trong đó có Monsanto. (Ảnh Brent Stirton/Getty).

Nông dân thu hoạch trên một cánh đồng ngô vào ngày 2 tháng Mười 2013 tại phía Nam Dakota. Trung Quốc quan tâm đến công nghệ hạt ngô giống của Mỹ. (Ảnh Scott Olson/Getty).

Nông dân thu hoạch trên một cánh đồng ngô vào ngày 2 tháng Mười 2013 tại phía Nam Dakota. Trung Quốc quan tâm đến công nghệ hạt ngô giống của Mỹ. (Ảnh Scott Olson/Getty).

Ngô thu hoạch được phơi khô trên nền đất ở tỉnh Shandong Trung Quốc, ngày 13 tháng Mười 2012. Một nhóm người Trung Quốc bị tố cáo ăn trộm công nghệ hạt ngô giống của Mỹ (Ảnh Ed Jones/AFP/Getty).

Ngô thu hoạch được phơi khô trên nền đất ở tỉnh Sơn Đông Trung Quốc, ngày 13 tháng Mười 2012. Một nhóm người Trung Quốc bị tố cáo ăn trộm công nghệ hạt ngô giống của Mỹ (Ảnh Ed Jones/AFP/Getty).

Một người quản lý của DuPont đã thấy một người đàn ông Trung Quốc quỳ một chân và đào bới tại một trong số các cánh đồng nghiên cứu của công ty ở Iowa, trong khi người đàn ông Trung Quốc khác đứng canh chừng gần đó. Khi ông giáp mặt 2 người lạ này thì một trong số họ, tên là Mạc Hải Long, nói anh ta đang đi dự một hội nghị gần đó. Đúng lúc đó người quản lý có điện thoại và khi ông nói chuyện điện thoại xong thì 2 người đàn ông lạ mặt đã lẩn đi mất. Họ nhảy lên một chiếc ô tô và lái vèo qua một cái mương.

Cuối cùng Mạc bị FBI bắt giữ, và bị truy tố vào tháng Mười hai 2013, cùng với 5 kẻ tòng phạm. Sự việc này đã dấy lên một số nghi vấn – hiếm khi có chuyện gián điệp công nghệ nhúng tay vào lĩnh vực hạt ngô giống. Trên bề mặt thì đây là vụ án kỳ lạ. Nhưng khi đào sâu hơn, sẽ thấy đây là vụ gián điệp liên quan đến lợi ích của chính phủ đối với một ngành công nghiệp lớn trong ánh mắt thèm muốn của đối thủ nước ngoài, và một âm mưu gắn với quyền lực và sự thâu tóm.

Như vụ Watergate, không chỉ là việc một số người bình thường soi mói vào nơi họ không được phép, mà còn vì chức danh của họ đang nói cho chúng ta biết đằng sau họ là ai.

Mạc là giám đốc Kinh doanh quốc tế của Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Đại Bắc Bắc Kinh (tập đoàn DBN). Wang Lei, người tòng phạm bị bắt quả tang đang đào hạt giống ngô, là phó chủ tịch của công ty Hạt giống Kings Nower ở Bắc Kinh. Tất cả những người bị bắt, trừ 1 người chưa được tiết lộ công việc và chức danh – đều có lĩnh vực hoạt động liên quan đến nhau.

DBN tự giới thiệu họ là một doanh nghiệp Công nghệ cao Cấp nhà nước, với triết lý kinh doanh là “nông nghiệp yêu nước” và đang phấn đấu để dẫn đầu thị trường. Công ty này là một trong số các công ty công nghệ và khoa học nông nghiệp hàng đầu của Trung Quốc.

Triết lý kinh doanh này không chỉ là khẩu hiệu cửa miệng. Các bức ảnh của công ty DBN từ năm 2013 cho thấy nhân viên của họ mặc đồng phục của Hồng quân Trung Quốc tham gia đào tạo ở núi Tĩnh Cương Sơn, được xem là cái nôi của Hồng Quân của Trung Quốc.

Lệnh từ cấp trên

Cả 2 câu chuyện liên quan đến cơ quan đoàn thể nhà nước và nhiệm vụ yêu nước đều đangthể hiện ra.

Khi cựu lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình, khởi xướng cải cách kinh tế năm 1978, ông đã xác định khoa học và công nghệ là các lĩnh vực then chốt để hiện đại hóa Trung Quốc.

Một nhóm gần 6.000 đại biểu tham gia một hội nghị và chọn ra 27 lĩnh vực nghiên cứu và 108 dự án nghiên cứu then chốt. Trong số 8 dự án lớn, bao gồm cả khoa học máy tính và khoa học không gian, có cả nông nghiệp.

Sau đó Đặng đưa ra Dự án 863, được gọi là Kế hoạch Phát triển Công nghệ cao Cấp Quốc gia. Đây là một phần của chính sách “bắt kịp nhanh và vượt mặt” các thế lực Phương Tây. Kế hoạch này thường bị dư luận phê phán vì đã tạo điều kiện cho Trung Quốc ăn cắp rất nhiều bản quyền trí tuệ của phương Tây.

Công nghệ sinh học nằm trong số các ngành công nghiệp được xác định trong Dự án 863, trong đó bao gồm công nghệ hạt giống, mà những kẻ tội phạm trên đang cố ăn cắp.

Vụ việc 6 người đàn ông cố ăn cắp hạt giống không phải là cá biệt.

Vào ngày 7 tháng Tám 2013, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ đã bắt giữ một đoàn đại biểu Trung Quốc cố lén giấu các hạt giống ăn cắp ở trong va li của họ. Họ bị bắt khi làm thủ tục lên máy bay quay về Trung Quốc.

Các vụ giấu hàng trong hành lý được liên tưởng đến trường hợp 2 người Hoa kiều làm việc tại Mỹ là Zang Weiquiang và Yan Wengui, cả hai đều bị bắt. Zang là người gây giống nông nghiệp và Yan làm việc cho Bộ Nông nghiệp Mỹ ở lĩnh vực tạo gien gạo.

Khủng hoảng Thức ăn gia súc ở Trung Quốc

Trung Quốc rõ ràng có kỳ vọng về ngành công nghệ hạt giống. Về tổng thể, Trung Quốc đang đối mặt với khủng hoảng nông nghiệp – cả về nguồn lương thực cho người và thức ăn gia súc cho ngành chăn nuôi. Đối mặt với vấn đề này, Trung Quốc đã bãi bỏ chính sách tự cung ngũ cốc vào tháng 2 năm nay. Các vụ ăn cắp thực hiện trong nỗ lực cuối cùng của Trung Quốc nhằm tránh cái gọi là chuyển biến không thuận lợi của chính sách.

Ô nhiễm đã hủy hoại nhiều nguồn nước sạch ở Trung Quốc. Một phần tư diện tích của Trung Quốc là sa mạc, và thậm chí nhiều vùng đất canh tác đang bị sa mạc hóa nhanh chóng. Ở khía cạnh khác, lạm dụng phân bón và ô nhiễm môi trường cũng đang hủy hoại nhiều đất nông nghiệp hơn.

Trong một hành động minh bạch hiếm hoi, Bộ Tài Nguyên và Đất Đai Trung Quốc đưa ra số liệu thống kê tháng Sáu 2012 cho thấy Trung Quốc đang nhanh chóng mất đi diện tích nông nghiệp, và nguồn cung lương thực có thể nhanh chóng bị ảnh hưởng.

Trong đó lo ngại tập trung vào khu vực màu mỡ nhất của Trung Quốc, vùng Đất đen (giàu mùn và khoáng chất) Đông Bắc rộng 87 triệu hecta là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Khu vực này cung cấp hơn 30% ngũ cốc cho Trung Quốc, trong đó chủ yếu là gạo và ngô.

Điều này cho thấy một tình thế tiến thoái lưỡng nan của chính quyền Trung Quốc. Trong khi đang mất dần nguồn nước sạch và đất canh tác thì nhu cầu về thực phẩm thịt đang ngày càng tăng ở Trung Quốc.

Có sự trùng hợp về thời gian đáng chú ý khi ai đó ghi lại ngày mà báo cáo nghiên cứu của Trung Quốc về vấn đề mất đất nông nghiệp và ngày các vụ trộm bị phát giác.

Mạc và Wang và 4 tòng phạm bị phát giác ăn cắp hạt giống ngô trên các cánh đồng ở Iowa và Illinois vào thời điểm giữa tháng Chín 2011 và tháng Mười 2012, cũng là khoảng thời gian Bộ Tài nguyên và Đất đai Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu để báo cáo sự suy giảm đất trồng ở Trung Quốc.

Khoảng thời gian còn mở rộng hơn. Những kẻ ăn cắp đã nói họ thực hiện các vụ ăn trộm hạt giống từ tháng Chín 2011 đến tháng Mười 2012, nhưng không bị bắt, cho đến hơn 1 năm sau, vào tháng Mười hai 2013.

Trong thời gian này, họ mua miếng đất ở Mỹ và trồng thử nghiệm các hạt giống gốc. Điều này cho thấy họ có hơn 1 năm để trồng và thụ phấn chéo các hạt giống.

Các hạt giống gốc sẽ thụ phấn chéo và cần thực hiện với các hạt giống khác để tạo ra các hạt giống lai, sau đó bán cho người trồng trọt.

Một loạt các nghiên cứu tập trung vào tạo ra các hạt giống gốc. Quá trình này vừa lâu dài vừa tốn chi phí. Theo như thông cáo báo chí của FBI, thường phải mất 5-8 năm để phát triển các hạt giống gốc, với chi phí nghiên cứu và phát triển ít nhất là 30-40 triệu đô la Mỹ.

Dù vậy tạo ra hạt giống lai chỉ là vấn đề thụ phấn chéo giữa 2 loại hạt giống gốc – và những người đàn ông này có thể đã có nhiều loại hạt giống gốc để chọn lựa lai tạo. Họ bị tố cáo ăn cắp các hạt giống khác nhau từ các công ty hàng đầu về công nghệ hạt giống, bao gồm DuPont Pioneer, Monsanto, và LG Seeds.

Tập đoàn DBN cũng theo dõi công nghệ hạt giống và họ bị tố giác đã ăn cắp công nghệ.

Vào tháng Sáu 2013, Tập đoàn DBN thông báo hợp tác với Bioceres Argentina để bắt đầu sản xuất và thử nghiệm hạt giống kháng mặn và chịu khô hạn. Công nghệ này được cho là kết hợp nghiên cứu của cả Trung Quốc và Argentina, sử dụng gien đỗ tương và ngô.

Thông báo này được đưa ra vào khoảng thời gian mà một số công ty liên quan đến nhóm người ăn cắp trên, cũng thông báo về hạt giống ngô mới kháng mặn và chịu khô hạn.

Theo tờ Thời báo New York, Trung Quốc cũng đưa ra một loại hạt giống ngô lai tạo lớn từ năm 2001, trừ một loại thực hiện theo sự hợp tác giữa Pioneer và một công ty Trung Quốc vào năm 2007. Trung Quốc rõ ràng quan tâm đến hạt giống lai tạo, nhằm tạo ra loại giống kháng sâu bọ và chịu khô hạn.

Cụ thể hạt giống chống chọi được loại đất bị mặn hóa, đây là điều Trung Quốc đang ngày càng phải đối mặt với đất đại bị nhiễm mặn do quá trình sa mạc hóa đất trồng.

Không rõ trước kia ông Đặng Tiểu Bình có phê duyệt cho chiến lược hiện nay để “bắt kịp nhanh và vượt qua” Phương Tây trong lĩnh vực công nghệ hạt giống không.

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên

Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên 

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x