Khoa học về sự trùng hợp

01/04/14, 01:34 Khoa học, Tri thức

Coincidence

Một người phụ nữ vừa tha thứ và đồng ý cho người chồng quay lại, nhắc máy nghe điện thoại trước khi đi gặp anh chồng. Đầu bên kia là một người phụ nữ quay nhầm số. Cả hai kết thúc cuộc nói chuyện trong một thời gian ngắn. Chỉ sau này cô mới biết, người phụ nữ gọi nhầm số có bạn trai người cũng thường ngược đãi cô. Nhưng tại thời điểm đó, ngay lập tức, cô thay đổi quyết định về việc tha thứ cho người chồng.

Ảnh: Shutterstock

“Nỗi sợ hãi trong giọng nói của người đó làm cho tôi hiểu rằng quay lại với chồng tôi là một sai lầm. Khi gặp anh ta tại sân bay, tôi nói rằng tôi đã đổi ý và anh không thể sống với tôi được”, cô kể lại với bác sĩ Bernard D. Beitman, GS tâm thần học tại Đại học Virginia. Beitman đã kêu gọi việc thành lập một lĩnh vực liên ngành mới “nghiên cứu trùng hợp ngẫu nhiên.”

Trong một bài báo năm 2011, ông đã xem xét các giải thích khác nhau từ các nhà khoa học và các cư sĩ (giáo sĩ) về trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên của người phụ nữ này. Một số cho rằng, theo xác suất thống kê, rốt cuộc cũng có thể xảy ra một vài trường hợp như trên trong số toàn bộ các cuộc gọi nhầm số trên toàn thế giới. Một số lại cho rằng người phụ nữ này đã tự thêm ý nghĩa cho câu chuyện, cô đang phải giải quyết một khó khăn trong cuộc sống và có lẽ là kiểu người có xu hướng tìm kiếm những lời khuyên xung quanh mình. Số khác cho rằng cô đã được chỉ dẫn bởi một lực lượng thần thánh. Một số người thừa nhận rằng tất cả các khả năng này có thể là xảy ra, rằng chúng không mâu thuẫn lẫn nhau.

Beitman nói rằng việc loại bỏ và coi trùng hợp ngẫu nhiên như một sự tình cờ “giả định rằng sự trùng hợp vốn đã vô nghĩa. Nếu không có bằng chứng hỗ trợ, thì giả định này là gần như phản khoa học. Tuy nhiên, ông nhận ra những khó khăn trong việc chứng minh một cách khoa học rằng sự trùng hợp không phải chỉ là tình cờ.

Frederick Mosteller (1916-2006), Chủ tịch sáng lập ban thống kê của Harvard, cho biết trong một nghiên cứu về sự trùng hợp năm 1980: “Chúng tôi được tiếp thêm nghị lực khi được nhắc nhở rằng ‘tất cả chúng ta đều biết sự thật’ rất khó để có thể chứng minh”.

Dưới cái nhìn của xác suất thống kê thì sự trùng hợp không gây nhiều ngạc nhiên, chẳng hạn như trúng số hai lần hoặc tìm người có ngày sinh nhật giống như bạn, nhưng điều đó không chứng minh được sự trùng hợp đơn giản chỉ là tình cờ.

Tình cờ là gì?

Ảnh: Shutterstock

Mosteller và đồng tác giả Persi Diaconis tổng kết xác suất nhiều người có cùng ngày sinh: Trong số 18 người, xác suất 50-50 với tỷ lệ 3/18 cùng ngày sinh, với 88 người, nhiều khả năng sẽ không chỉ có hai người cùng ngày sinh, trong số 187 người, nhiều khả năng sẽ không chỉ có bốn người cùng ngày sinh.

Ảnh: Shutterstock

Xác suất của việc trúng số hai lần không nhỏ như bạn nghĩ. Một người phụ nữ New Jersey có xác suất trúng số hai lần trong bốn tháng cao hơn 1/30, Mosteller cho biết, theo kết quả một nghiên cứu của Stephen Samuels và George McCabe của cục Thống kê tại Đại học Purdue.

Vậy sự trùng hợp có ý nghĩa gì?

Epoch Times – Đại Kỷ Nguyên đã xét nhiều trường hợp những người trúng xổ số hai lần. Mary Wollens ở Toronto, Canada, đã trúng hai lần trong tháng  tháng Chín 2006 nhờ những con số từng đến với cô trong một giấc mơ. Diane và Kerry Carmichael ở Arizona đã trúng vé số trong tháng  Chín 2013. Cùng thời điểm này 8 năm về trước, họ cũng may mắn trúng số.

Một ví dụ khác, một trong nhiều báo cáo được Đại Kỷ Nguyên tra cứu, trong đó nhiều yếu tố trùng lặp một cách kỳ lạ liên quan đến một nhóm các cặp song sinh bị chia cắt khi sinh và được nhận nuôi trong các gia đình khác nhau. Cả hai đều mang tên James, đều làm trong lĩnh vực hành pháp: một là nhân viên an ninh, một là phó cảnh sát trưởng. Cả hai đều có vợ tên Linda. Sau khi ly dị và tái hôn, cả hai đều tái hôn với người tên là Betty. Một người có con trai tên James Alan. Người kia cũng có cậu con trai tên James Alan. Cuối cùng khi gặp nhau, họ phát hiện ra những điểm tương đồng kỳ lạ trong cuộc sống riêng biệt của mỗi người. Câu chuyện của họ được thuật lại trong một bài viết trên tạp chí People .

Sự trùng hợp như một gợi ý, thay vì là một giải thích trọn vẹn

“Đại đa số sự trùng hợp phát sinh từ nguyên nhân bí ẩn mà không bao giờ phát hiện ra”, Beitman đã viết. Ông cho biết xác suất “không phải là câu trả lời nhưng thay vào đó lại là sự mô tả cho những gì xảy ra”.

Năm 1939, nhà tâm lý học BF Skinner phân tích bài thơ sonnet của William Shakespeare và phát hiện những âm tương đồng, lặp lại âm đầu bởi một tình cờ đáng ngạc nhiên. Skinner cho biết: “Trước khi động chạm đến khía cạnh này của bài thơ, cũng có thể Shakespeare đã viết những câu này một cách ngẫu nhiên”.

Bức chân dung được cho là vẽ chân thực nhất về William Shakespeare (Ảnh: Wikimedia Commmons)

Ông kết luận mặc dù Shakespeare đã cố ý sử dụng điệp âm, song có thể chuyện đó diễn ra một cách tình cờ. Người ta cũng có thể nói sau đó, mặc dù sự trùng hợp có thể xảy ra một cách tình cờ, nhưng điều này không có nghĩa đấng tối cao hoặc lực lượng siêu nhiên khác không đóng một vai trò nào đó.

Nghiên cứu sự trùng hợp đòi hỏi các công đoạn hồi tưởng và xác nhận tính chính xác của ký ức một cách cần thiết, Beitman nói. Trong một nghiên cứu năm 1982, Ruma Falk chỉ ra rằng điều này cũng cần phải làm ngay cả với việc làm sao một câu chuyện trùng hợp ngẫu nhiên lại có thể được kể một cách bất ngờ như thế. Bởi vì, con người có xu hướng tìm kiếm các mẫu chung đối với sự xuất hiện của các sự vật.

Beitman thừa nhận khía cạnh mang tính chủ quan này của nghiên cứu trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng ông lập luận nó cũng không mâu thuẫn với các nghiên cứu khoa học.

“Nhận thấy sự trùng hợp đòi hỏi phải chú ý đến suy nghĩ của chính mình, hình ảnh tinh thần và cảm xúc trong khi cũng theo dõi các sự kiện xung quanh. Một số người có vẻ dễ bị trùng hợp ngẫu nhiên, điều này khiến họ nhận ra sự trùng hợp không phải là như nhau đối với tất cả mọi người”, ông viết.

Ông tiếp tục: “Một trong những thách thức lớn nhất trong sự phát triển của môn học mới về nghiên cứu trùng hợp ngẫu nhiên là việc cần được cung cấp một cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học về tính chủ quan và về ý thức con người. Sự trùng hợp có ý nghĩa phụ thuộc vào tâm trí của người quan sát. Điều cần tập trung trước mắt chính là làm thế nào để phát triển các hệ thống nguyên lý và một phương pháp kỹ thuật đi kèm vốn có khả năng bao hàm và tôn trọng các yếu tố chủ quan”.

Ông lưu ý những cách mà lý thuyết tương đối và  vật lý  lượng tử của  Einstein dựa trên quan điểm cá nhân vào đánh giá. Lý thuyết tương đối cho thấy vị trí và tốc độ của người quan sát ảnh hưởng đến kết quả đo. Vật lý lượng tử đã chỉ ra các hành động quan sát vật lý có thể ảnh hưởng đến các đối tượng được quan sát.

Khi Epoch Times – Đại Kỷ Nguyên hỏi ông liệu đã có bất kỳ trường đại học nào đang tạo ra nền móng cơ bản trước gợi ý của ông về một nguyên lý nghiên cứu về trùng hợp ngẫu nhiên hay chưa, Beitman trả lời qua email: “Hiện tôi chưa nhận được bất kỳ dữ liệu nào đối với việc nghiên cứu trùng hợp ngẫu từ các tổ chức hay cá nhân nào khác, mặc dù có rất nhiều giả thuyết và các câu truyện được sưu tầm. Sẽ mất nhiều năm để lĩnh vực mới này trở thành một phần của một khóa học nghiên cứu trong các trường đại học. Các trường đại học nổi tiếng khá là cẩn trọng với các ý tưởng mới”.

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x