Trừng phạt Nga: ‘Điệp vụ bất khả thi’

24/03/14, 08:29 Tin Tổng Hợp

Hàng loạt tờ báo Nga cáo buộc Mỹ, EU đang lên cơn thần kinh chống Nga và cảnh báo các biện pháp sẽ không thể ảnh hưởng lớn đến Matxcơva.Cuối tuần trước, Mỹ và EU đồng loạt tuyên bố bãi bỏ các cuôc gặp thượng đỉnh G8 và cuộc gặp “Nga – EU”.
Liên minh châu Âu đóng băng liên lạc song phương chính thức với Mátxcơva, trong khi Mỹ áp dụng những biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với các chính trị gia và doanh nhân Nga. 

Tổng thống Nga Putin cảnh báo Mỹ và EU sẽ chịu thiệt hại nếu trừng phạt Nga 

Nhưng theo báo chí Nga, người dân và giới chính trị Matxcơva tỏ ra bình thản trước áp lực từ bên kia bờ Đại Tây Dương.
Tờ Tiếng nói nước Nga trong bài bình luận hôm 23/3 viết: “Liệu biện pháp này có mang lại hiệu quả như phương Tây mong muốn, và cuối cùng ai sẽ là người thua cuộc? Sau khi Crưm tự nguyện sáp nhập Nga theo kết quả cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo, phương Tây đã lên cơn thần kinh chống Nga”.
Trong khi đó, hãng thông tấn RT đặt câu hỏi, vì sao một số khu vực như Kosovo, Scotland, Falklands được Mỹ và EU ủng hộ trưng cầu dân ý, còn trong trường hợp Crưm thì ngược lại?
Tổng thống Putin trước đó trong cuộc họp báo tại điện Kremlin cũng từng đặt ra vấn đề này, ông Putin còn tố cáo Washington và các đồng minh chỉ là những nhà dân chủ theo kiểu “đạo đức giả”.

Ảnh minh họa cho bài viết trên Tiếng nói nước Nga cho rằng châu Âu đang lên cơn cuồng trí chống Nga 

Bằng ngôn từ gay gắt hơn, tờ Tiếng nói nước Nga cáo buộc: “Phương Tây hành xử phi lý và một cách mù quáng tuân theo nhà lãnh đạo và chủ nhân của họ – Washington”.
Báo này tiếp tục lập luận, Mátxcơva đã và sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa. Nhưng liệu bản thân EU và Mỹ sẽ có lợi nếu bắt đầu vòng mới của cuộc Chiến tranh Lạnh, các biện pháp trừng phạt sẽ dẫn đến đâu?
Giáo sư Aleksandr Mikhailenko, Học viện hành chính Nga nói các biện pháp trừng phạt ít nhiều khiến Matxcơva bị ảnh hưởng về mặt uy tín. Nhưng ngược lại, các vấn đề còn lớn hơn Crưm như khủng hoảng Syria, hạt nhân Iran được cho là sẽ “rất khó tháo gỡ” nếu thiếu vắng Nga.
Ở góc độ khác, báo chí châu Âu cho rằng trừng phạt Nga sẽ là điều bất lợi với EU, bởi nhiều nước thuộc EU đang phụ thuộc nguồn khí đốt Nga. 
Không chỉ truyền thông Nga mà giới phân tích chính trị phương Tây từng cảnh báo ‘mùa đông giá lạnh’ với nhiều quốc gia phụ thuộc nguồn khí đốt duy nhất này.
Không cần phải lần giở lại lịch sử quá lâu, trong thời kỳ bà Yulia Tymoshenko làm Thủ tướng (2007-2010), Nga đột ngột cắt nguồn khí đốt sang Ukraine ngay giữa mùa đông khiến người Ukraine cảm nhận sâu sắc sự lạnh giá của mùa đông và việc cố gắng thoát khỏi bàn tay của Matxcơva.

Người Crưm ăn mừng cuộc trưng cầu dân ý ủng hộ gia nhập Liên bang Nga 

Chia sẻ quan điểm này, PGS.TS Nguyễn An Hà Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nói: “Việc Nga có những phản ứng chớp nhoáng, kiên quyết chính là vì tình hình của Ukraine đã diễn biến quá nhanh, không lường trước, và Nga bằng mọi giá phải bảo vệ lợi ích sống còn của mình chứ không đơn thuần chỉ là sự “nhẫn nhịn” đối với phương Tây”.
Theo ông Hà, đối với nước Nga, Ukraine có vị trí cực kỳ quan trọng, là thành viên trong không gia hậu Xô Viết, có mối quan hệ truyền thống gắn bó anh em, gắn kết về phát triển kinh tế, nơi có gần 9 triệu người Nga (chiếm hơn 17% dân số Uckaine) sinh sống, là vùng đệm quan trọng đối với an ninh quốc phòng của Nga.

Phe đối lập Ukraine tấn công cảnh sát trong các cuộc bạo loạn ở Kiev 

Trừng phạt kinh tế là một trong những ‘đòn’ mà EU nhắm vào Nga. Nhưng theo chuyên gia kinh tế Oleg Matveychev của Nga, với tư duy thực dụng của phương Tây, nhiều khả năng EU sẽ không dám dùng những biện pháp quá ‘mạnh tay’.
“Trong mọi trường hợp, không ai trong số các nước châu Âu chủ trương cắt đứt hoàn toàn liên hệ với Nga. Họ phụ thuộc rất nhiều vào một số vấn đề quan trọng. Có một số vấn đề mà ngoài Nga không ai có thể giải quyết”, ông  Oleg Matveychev nói.
Trong chính biến Ukraine khiến Tổng thống Yanukovych bị lật đổ và thay thế bằng một chính phủ thân Mỹ, EU, dường như Nga đang bị tạm dẫn 0-1. Thế nhưng, cuộc trưng cầu dân ý ở Crưm và sắc lệnh của Tổng thống Putin lại đang khiến Nga dẫn ngược 2-0 trước Mỹ và đồng minh.

>>> Tổng thống Putin mỉa mai lệnh trừng phạt của Mỹ

Phương Mai

(vtc.vn)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x