Sự Trơ Trẽn trong Các Thương Vụ Nhượng tên Cửa Hàng Đồ Ăn Nhanh

17/03/14, 09:08 Bí ẩn, Chuyện lạ

http://vietdaikynguyen.com/v3/wp-content/uploads/2014/03/burger-shutterstock-115383406-WEBONLY.jpg

Tháng Tám, Larry và Kathryn Baernses cùng cậu con trai, Christopher, đâm đơn kiện do hai nhà hàng Steak ’n Shake mà họ vừa mở ra tại vùng Denver bị cô lập. Các nhà phân phối không chịu giao hàng. Hệ thống máy tính không làm việc. Quá khổ sở, họ đành phải mua một máy thu ngân kiểu cũ và nhận đơn đặt hàng bằng cách viết tay, trong khi mong chờ một phán quyết từ phía tòa án nhằm ngăn chặn những thế lực muốn đóng cửa nhà hàng.

Nhà Baernses đã đối đầu với tập đoàn Steak ’n Shake, thương hiệu mà trước đó họ đã mua nhượng quyền hai nhà hàng. Nhà Baernses cáo buộc tập đoàn mẹ đang tìm cách để “triệt hạ đường làm ăn” của họ, vì cuộc tranh chấp liên quan đến việc liệu hai nhà hàng này của họ có buộc phải cung cấp suất ăn với giá 4 đồng Mỹ Kim hay không.

Nhà Baernses nói rằng họ bị Steak ’n Shake lừa phỉnh về khả năng sinh lợi tức của chuỗi nhà hàng, và việc làm ăn của họ sẽ thất bại nếu họ bán sản phẩm với giá khuyến mãi đó. Ngay giữa cuộc chiến pháp lý này, hai bên thậm chí còn do thám nhau: chuỗi nhà hàng nhượng quyền đã gửi một thám tử thường phục tới cửa hàng của gia đình này để tìm bằng chứng là họ không bán đúng giá quảng cáo. Đáp lại, nhà Baernses gửi những người đến do thám ở St Louis để điều tra giá bán của những cửa hàng Steak ’n Shake khác.

Thế rồi hai tuần sau, nhà Baernses đã mất hai nhà hàng – và cả khoản đầu tư vào đó. Tòa án thấy rằng họ đã vi phạm hợp đồng với Steak ’n Shake. Hai nhà hàng này bị đóng cửa vào tuần đầu tháng Chín, chỉ để lại một thông báo viết tay: “Xin lỗi đóng cửa rồi.”

Chuyện nhà Baernses dường như khác hẳn với những cuộc biểu tình và đình công về lương thấp trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh, vốn làm công luận chú ý rất nhiều trong mấy tháng vừa qua. Nhưng có một mối quan hệ rất lớn đang dần lộ rõ. Vụ nhà Baernses cho thấy, những người mua nhượng tên các nhà hàng không thể quyết định việc làm ăn của họ. Họ phải trả chi phí theo yêu cầu từ chủ thương hiệu về đồ nguyên vật liệu, vật dụng, và cũng chẳng thể kiểm soát giá bán.

Điều này có nghĩa họ cũng không thể kiểm soát được việc chi trả cho công nhân. Trong khi việc làm chủ một công ty cho nhượng quyền thì rất có lãi, những người được nhượng tên để làm ăn thì có lời ít hoặc là chẳng có lời. Ví dụ như Biglari Holdings Inc., chủ sở hữu công ty Steak ’n Shake, năm ngoái trả cho CEO, Sardar Biglari, một khoản xấp xỉ 11 triệu Mỹ Kim tổng số tiền đền bù. Nhưng vì những phán quyết bất lợi từ tòa án, thay đổi những mô hình sở hữu, và các yếu tố khác, những người mua quyền nhượng tên như gia đình nhà Baernses bị mất tiền hoặc là chỉ đủ sống. Chừng nào mà sự mất cân bằng quyền lợi giữa bên nhượng quyền và giới chủ sở hữu vẫn chưa được điều chỉnh, rất khó có khả năng lương của người lao động trong lĩnh vực thức ăn nhanh được tăng lên. Muốn tăng lương cho người làm công, thì phải cải cách từ trên xuống dưới.

Hầu hết các nhà hàng thức ăn nhanh không thuộc sở hữu bởi công ty có logo trên biển. Những biển hiệu ghi rằng McDonald, hay Burger King, hay Steak ‘n Shake, nhưng bản thân nhà hàng thì thông thường được sở hữu bởi một chủ tư nhân tại địa phương thông qua một hợp đồng nhượng quyền. Những người này sẽ trả tiền thương hiệu, khởi điểm bằng một khoản phí trả trước cho từng địa điểm, có thể dao động từ 15.000 Mỹ Kim cho cửa hàng sandwich Subway hay tới 50.000 nếu bạn muốn đặt tên Burger King lên biển hiệu. Họ cũng phải trả toàn bộ chi phí xây dựng và mua trang thiết bị, thành ra để mở một cửa hàng McDonald thì cần đầu tư đến 1 hay 2 triệu Mỹ Kim. Những người được nhượng tên còn phải trả một khoản cố định từ doanh thu mỗi tháng cho các chi phí như quảng cáo và bản quyền sản phẩm, đã vậy còn phải mua tất cả các nguyên vật liệu từ chủ thương hiệu.

Nếu thực hiện chính xác, thì nhượng quyền vẫn làm lợi cho mọi người. Những người được nhượng thương hiệu – trong số đó có rất nhiều người mới lần đầu ra làm ăn – thu lợi từ những sản phẩm đã được kiểm nghiệm và chiến lược làm ăn từ một chuỗi thương hiệu lớn. Họ có thể nhận được lợi ích từ quy mô làm ăn lớn bằng việc mua nguyên liệu giá sỉ và giảm bớt chi phí được trả bởi cả hai bên như chi phí quảng cáo. Đồng thời, là người làm ăn nhỏ, những người được nhượng thương hiệu cũng dễ tiếp xúc với dân cư địa phương hơn là những tập đoàn lớn ở xa. Thomas Dicke, tác giả cuốn sách Nhượng quyền Thương Hiệu ở Mỹ: sự phát triển của một phương thức kinh doanh, 1840 – 1960 (Franchising in America: The Development of a Business Method, 1840-1960), giải thích sự hợp tác này. Sang quyền thương hiệu từ giữa thế kỷ 20 tạo ra “một hệ thống kết hợp giữa hiệu quả kinh tế và an toàn của giới làm ăn lớn với sự độc lập của giới làm ăn nhỏ.”

Nhiều kiểu làm ăn nhượng quyền ngày nay vẫn phản ánh ý tưởng này. Chẳng hạn như Popeyes Louisiana Kitchen – trước đó là Popeyes Chicken & Biscuits – đã nhận nhiều lời khen vì đã liên kết rất tốt với các cửa hàng địa phương để cải thiện khả năng sinh lợi nhuận. Nhưng mối quan hệ này ngày càng đầy bất công và thậm chí là hoàn toàn lạm dụng. Chủ thương hiệu thường có những điều khoản hợp đồng o ép giới làm ăn nhỏ bất cứ chỗ nào có thể, bao gồm cả việc tính giá nguyên liệu cao. Ngày nay rất nhiều chủ thương hiệu kiếm lời lớn trong khi nhiều người được nhượng tên thì làm ăn khổ sở hay đóng cửa.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến tình huống này lan rộng là vì đã có chuyển biến lớn trong cách nhìn nhận của tòa án đối với đạo luật hợp đồng và chống độc quyền. Đối với các cửa hiệu được nhượng quyền, năm 1997 là một cột mốc lịch sử. Trong vụ kiện Queen City Pizza v. Domino’s Pizza, những người chủ cửa hàng Queen City Pizza cho rằng họ không nên bị ràng buộc bởi điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền yêu cầu họ chỉ được phép mua nguyên vật liệu từ Domino’s. Họ cho rằng điều khoản này trong bản hợp đồng là “một điều khoản mua bán trói buộc”, và toà án trước giờ vốn ngăn chặn giới chủ thương hiệu áp đặt điều này lên những người được nhượng quyền bằng các đạo luật chống độc quyền. Tuy nhiên, phiên tòa phúc thẩm đã bác bỏ lập luận này. Trong tờ tạp chí Franchise Law Journal, luật sư Andrew Selden cho biết quyết định của vụ này “đối với tất cả những mục đích thực tế, đã gióng lên hồi chuông báo tử đối với những điều khoản mua bán trói buộc trong mô hình làm ăn nhượng quyền.” Phán quyết của tòa án để cho giới chủ thương hiệu tự do ép buộc người được nhượng quyền phải mua nguyên vật liệu ở bất cứ giá nào mà họ muốn miễn là được nêu trong hợp đồng.

Cùng năm đó, một phán quyết khác càng làm bó buộc quyền hạn của người được nhượng quyền. Phán quyết của Tòa án Tối Cao Hoa Kỳ trong vụ State Oil Company v. Khan tạo ra một tiền lệ chưa từng có bằng cách cho chủ thương hiệu áp đặt giá trần cho các nguyên vật liệu đặc thù khi bán cho người được nhượng quyền. Quyết định này lại còn được sử dụng lại trong vụ các nhà hàng Burger King kiện chủ thương hiệu vì ép họ phải tham gia vào một chiến dịch quảng cáo không thể sinh lợi nhuận. Những người được nhượng tên cho rằng thật là không công bằng khi bắt họ bán gấp đôi số lượng cheeseburger – có chi phí sản xuất lớn hơn 1 đồng Mỹ kim – với mức giá 1 đồng Mỹ kim. Phán quyết của tòa án bảo vệ quyền của chủ thương hiệu Burger King trong việc áp giá trần. Nhiều phán quyết khác cũng giới hạn quyền của người làm ăn nhỏ trong việc ra quyết định giảm giá, cho phép giới chủ thương hiệu toàn quyền kiểm soát giá thực đơn.

Người ta có thể cho rằng các lực lượng thị trường sẽ tự động điều chỉnh sự mất cân bằng quyền lực trong phương pháp kinh doanh nhượng quyền. Có vẻ hợp lý khi giới chủ thương hiệu sẽ quan tâm đến việc người nhận thương hiệu làm ăn thế nào. Nhưng không hẳn như vậy. Vấn đề ở đây là trong một mối quan hệ chèn ép, sự phụ thuộc vào các điều khoản hợp đồng và thị trường chỉ làm cho tình trạng mất cân bằng quyền lực giữa giới chủ thương hiệu và giới nhượng quyền tệ hơn. Những chủ thương hiệu xấu xa vẫn còn không ngừng làm ăn.

Chuỗi bánh mì kẹp Quiznos là một ví dụ, họ vẫn tiếp tục cho nhượng quyền kể cả khi quản lý của tập đoàn đã biết rằng 40% số cửa hàng làm ăn thua lỗ và thị trường đã bão hòa. Trong một vụ việc để lại nhiều tai tiếng nhất, một chủ làm ăn đã tự tử và để lại dòng chữ trước khi chết, “Ai đó làm ơn hãy dừng việc Quiznos bắt chẹt người nhượng quyền lại đi. Tôi rất hối hận vì đã dính vào Quiznos. Chỉ ước gì chưa từng nghe đến họ.”

Gần đây nhất, công ty đã vướng mắc vào nhiều vụ kiện từ giới sang thương hiệu cho rằng họ đã bị phía công ty lường gạt về chi phí thức ăn, giấy và những “nguyên liệu thiết yếu bắt buộc” mà theo hợp đồng thì họ bắt buộc phải mua từ Quiznos. Trong khi đó, 39% những người nhượng quyền đã vay tiền của Cơ quan hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ, đã không thể trả nợ trong năm 2012. Và Quiznos không phải là trường hợp duy nhất: Tỷ lệ cửa hàng nhượng quyền không trả được nợ, khi đứng tên một hãng nổi tiếng khác là Cold Stone Creamery, lên tới hơn 42% năm 2012, làm tốn kém hàng triệu Mỹ kim cho chính quyền và cũng làm giới làm ăn nhỏ lẻ túng quẫn.

Dù có những công ty chưa tệ hại đến thế, nhưng cán cân quyền lợi vẫn luôn nghiêng về phía giới chủ thương hiệu nhiều hơn. Một người nhượng quyền khi đã mở cửa hàng là gần như bị “khóa chặt” với công ty bởi vì tính thanh khoản quá kém trong khi chi phí quá lớn. Họ có thể chẳng bao giờ được đặt chân vào thị trường phẳng, công bằng.

Trước đó, các quan tòa cũng hiểu vấn đề này. Những “bị khóa chặt” khi sang thương hiệu là yếu tố chính khiến cho một số điều khoản nhượng quyền trở nên phi pháp. Tuy vậy, từ phán quyết của vụ Queen City Pizza, “khóa chặt” gần như không còn thích hợp nữa. Tòa án cho rằng miễn là các điều khoản được ghi trong hợp đồng – bất luận là nó gây phương hại cho quyền lợi của người sang thương hiệu như thế nào – thì cũng đều hợp pháp.

John Gordon, một chuyên gia phân tích ngành-công-nghiệp-thức-ăn-nhanh trong nhóm Tư vấn Quản lý Thái Bình Dương, cho biết động thái phía toà án hỗ trợ những thương hiệu lớn hơn những người nhượng quyền nhỏ là đang đi theo xu hướng chính trị của đất nước. “Nó giống cách mạng thời Reagan lắm,” ông nói. “Trước thời điểm đó, phán quyết của tòa ưu ái những người được nhượng quyền làm ăn, nhưng bây giờ thì không như vậy nữa.” (Chính sách của chính quyền Reagan: giảm chi tiêu công, giảm thuế thu nhập, thuế làm ăn, thắt chặt cung tiền, và thu hẹp phạm vi điều hành của chính quyền)

Phù hợp với chính sách trên, những phán quyết này của tòa án khiến việc tăng lương cho người lao động trở thành khó khăn hơn. Trong khi giới chủ không trực tiếp định mức lương, nhưng sự thực là họ đặt ra hầu hết các chi phí đầu vào và kiểm soát các khoản phí phải trả, việc này cũng có nghĩa là họ gián tiếp quyết định lương của người làm công trong cửa hàng thức ăn nhanh. “Các tập đoàn định lương bằng cách định giá tất cả các chi phí khác,” theo Jack Temple, một chuyên gia phân tích chính sách ở Dự án Luật Việc Làm Quốc Ga. Cá nhân những người được nhượng quyền không thể xê dịch chi phí của các khoản khác để tăng lương cho người làm công bởi vì họ không kiểm soát được họ còn lại bao nhiêu.

Mà giới được nhượng quyền cũng không thể dùng tiền lời do năng suất cao để trả lương cao hơn. Theo dữ kiện từ Văn Phòng Thống Kê Lao Động, lĩnh vực thức ăn nhanh gần như không có tăng trưởng năng suất lao động trong 25 năm nay.

Không có năng suất hay khả năng kiểm soát đầu ra và đầu vào của công việc kinh doanh, bất kỳ sự tăng lương nào sẽ phải xuất phát từ lợi nhuận của người được nhượng quyền, vốn đã rất ít hoặc không có. Chuyên gia phân tích Richard Adams của Franchise Equity Group ước đoán rằng hơn một phần tư số nhà hàng McDonald không có lợi nhuận. Trên bình diện nhóm được nhượng quyền nói chung, lời từ 4% tới 6 % là thông thường, và cũng chẳng đủ để tăng lương cho nhân viên bán tại quầy mà không phải thay đổi toàn bộ hệ thống.

Một trở ngại mang tính hệ thống nữa là sự chuyển biến sang sở hữu tư của các tập đoàn và cùng với đó là những sự thay đổi trong phương thức kinh doanh. Hơn 70 chuỗi thương hiệu đều thuộc sở hữu các công ty cổ phần tư nhân. Một kiểu chiến lược đầu tư của các công ty cổ phần tư nhân là “tái nhượng quyền”, tức là bán các cửa hàng mà công ty sở hữu cho người nhượng quyền để tăng dự trữ tiền mặt và đẩy các rủi ro sang cho người khác.

Burger King, trong khi thuộc sở hữu bởi một loạt các công ty tư nhân – bao gồm Bain Capital và gần đây nhất là quỹ đầu tư phức tạp, gọi là công ty thâu tóm mua bán đặc biệt, hay SPAC – đã bán hơn 1.000 nhà hàng từ năm 2009. Việc này làm giảm doanh thu của Burger King, nhưng tăng lãi ròng. DineEquity, sở hữu Applebee’s và IHOP, cũng bán hơn 150 nhà hàng cho người sang nhượng quyền làm ăn vào năm 2012 và bây giờ chỉ sở hữu 1% số lượng nhà hàng trong hai chuỗi thương hiệu. Jack Temple cho biết “Việc bán ồ ạt các cửa hàng do công ty làm chủ đã xảy ra trong mấy năm gần đây và phổ biến hơn trong thập kỷ này. Thay vì đương đầu với rủi ro sở hữu các nhà hàng làm ăn không có lời và cũng dễ mất tiền đầu tư, các nhà đầu tư thà bán các nhà hàng này cho người sang quyền, những người sẵn sàng trả chi phí độc quyền và các loại phí khác nữa. Tuy vậy, như một dạng “loại bỏ rủi ro” cho tập đoàn, quá trình này cũng không hề loại bỏ nguy cơ – chỉ đơn giản là đẩy rủi ro sang người mua thương hiệu, trong khi bảo vệ công ty và giới đầu tư khỏi bị ảnh hưởng.

Khi các chuỗi thương hiệu chú trọng vấn đề tài chính và không mấy quan tâm tới việc điều hành các cửa hàng nữa thì mối quan tâm của giới chủ thương hiệu và người nhượng quyền làm ăn đã hoàn toàn khác xa nhau, tới mức tất cả mọi người trong lĩnh vực này đều bị ảnh hưởng xấu, ngoại trừ giới chủ. Có một người cung cấp nguyên liệu cho chuỗi nhà hàng Burger King đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn với blog khá phổ biến BlueMauMau của một người được nhượng quyền, “Chi phí nguyên liệu, và các con số khác không mấy quan trọng nếu như không có tay trong ở bộ phận điều hành. Và các cửa hàng làm ăn ra sao thì họ cũng chẳng quan tâm đâu. Họ không hiểu.” Trong kiểu làm ăn này, vai trò của giới chủ không phải để tạo ra quan hệ cộng sinh giữa người được nhượng quyền và nhân viên của họ, mà để loại bỏ các chi phí thuê hay lãi phi động càng nhiều càng tốt.

Ngày nay, cấu trúc của ngành công nghiệp đồ ăn nhanh đã tạo ra những gì tệ nhất có thể tưởng tượng được cho người làm công. Trong các lĩnh vực khác, các tập đoàn lớn thường trả lương cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ. Các công ty lớn có vốn nhiều hơn và có thể có chung vốn để đương đầu với rủi ro. Người làm công cũng được đối đãi tốt hơn với sự hiện diện của công đoàn trong các công ty lớn. Nhưng ở lĩnh vực thức ăn nhanh, mặc dù những tập đoàn lớn đang làm chủ thị trường, hầu hết công nhân – có số lượng đang tăng lên – về thực chất thường được thuê mướn bởi những người chủ nhỏ đang phải vật lộn với công việc làm ăn.

Việc này làm hạn chế lương và lợi ích, cũng như chồng chéo trách nhiệm về điều kiện làm việc: miễn là người làm công còn làm việc cho giới chủ nhỏ lẻ, những tập đoàn lớn chẳng có trách nhiệm gì với họ cả – một “lớp khói mù”, theo như miêu tả của chủ tịch Công Đoàn Nhân Công Dịch Vụ Quốc Tế, Mary Kay Henry- làm củng cố bản chất kém chất lượng của những việc làm trong ngành công nghiệp này.

Trong khi đó, những cửa hàng nhượng quyền đang khổ sở thì chính họ cũng có xu hướng cao hơn khi vi phạm những tiêu chuẩn lao động. Min Joong Wi và David Weil của trường đại học Boston cũng cho thấy rằng việc tuân thủ Tiêu chuẩn An toàn Lao động ở các nhà hàng nhượng quyền là rất thấp. Những nhà hàng này thường nợ lương nhiều hơn từ 4.000 tới 10.000 Mỹ kim trong mỗi vụ vi phạm so với các cửa hàng do công ty sở hữu. Điều này cũng có lý, bởi vì những người sang thương hiệu nhận được phần lời cũng thấp và không ít có khả năng linh hoạt để trả lương tương xứng khi việc làm ăn chậm lại. Những người công nhân trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh đang nắm dao đằng lưỡi.

Tăng lương cơ bản giúp cho những tập đoàn này trả lương cho công nhân ở tuyến đầu cao hơn mà không phải lo lắng mất sức cạnh tranh với đối thủ. Các công ty chỉ việc tăng giá bán cho người tiêu dùng. Nhưng cũng có giới hạn vì việc này không biết sẽ ảnh hưởng lên thu nhập của công nhân là bao nhiêu bởi vì những công ty và những nhà đầu tư có phần hùn vốn thu lợi chủ yếu từ tiền cho thuê và các loại chi phí khác.

Có một cách để bắt đầu giải quyết sự mất cân đối quyền lợi này là cho phép người sang nhượng quyền được tự do thương thảo với chủ thương hiệu. Như John Gordon nhấn mạnh, “Việc này cũng có vài đảm bảo. Gần như luôn luôn trong lĩnh vực sang nhượng, người nhượng quyền sợ nói ra sự thật và bị chú ý từ phía chủ thương hiệu.” Trong hiệp hội người sang nhượng quyền làm ăn, cũng giống như công đoàn, quyền lợi được chung vốn làm ăn có thể tạo ra nhiều đòn bẩy vốn dẫn tới những quyết định có lợi hơn trong quan hệ đôi bên. Đối với người sang nhượng làm ăn, theo như Andrew Selden, “nếu tôi có một ít đòn bẩy vốn, thì tôi sẽ có tiếng nói – và cuộc sống vì vậy sẽ dễ thở hơn.”

Hiện tại, giới chủ tự do ngó lơ hay xem thường các hiệp hội này. Luật Sư nhượng quyền Erik Wulff viết trong tờ tạp chí Franchise Law Journal, “Giới chủ thương hiệu, không như người chủ trong đạo Luật Quan hệ Lao động Quốc gia, không có một áp lực pháp lý nào để gặp, công nhận, hay thương thảo với những hội đoàn hỗ trợ người nhượng quyền. Thực tế, là giới chủ thương hiệu được pháp luật bảo vệ để ngó lơ những hội đoàn này.”

Năm ngoái, ba tiểu bang – California, Maine, và Massachusetts – bắt đầu đưa ra dự thảo luật với các điều khoản bảo đảm cho người sang thương hiệu thành lập hội đoàn. Những dự luật này, cùng với một dự luận khác bao quát hơn ở Pennsylvania, cũng sẽ yêu cầu giới chủ bắt tay “làm ăn đàng hoàng” với giới sang nhượng quyền làm ăn. Những điều khoản “làm ăn đàng hoàng” được áp dụng trong mỗi hợp đồng, nhưng giới chủ đã thêm thắt câu chữ vào những hợp đồng mới để nhằm loại bỏ giao ước này, và các phiên tòa thường đi kèm theo đó. Kết quả là, theo như luật sư John Baer, Michael Lockerby, và Dennis Wieczorek, “với vài trường hợp ngoại lệ, những phàn nàn về vi phạm hiệp ước làm ăn và thương thảo công bằng không được giải quyết cho tốt.”

Nghĩ kĩ hơn, Quốc Hội và cơ quan lập pháp tiểu bang có thể thông qua luật yêu cầu giới chủ thương hiệu chấp thuận trách nhiệm ủy thác đối với người sang nhượng quyền, từ đó loại bỏ những điều khoản bất công. Luật mới cũng có thể bảo vệ khỏi sự hủy bỏ đơn phương hoặc thất bại trong việc tái ký hợp đồng mới, bảo vệ người chủ nhượng quyền khi công ty mẹ không tái ký hợp đồng và áp chế những điều khoản không-cạnh-tranh. Lập pháp liên bang cũng có thể bắt chước tiểu bang Maine cho phép người sang nhượng tự định đoạt giá bán – giải quyết các khúc mắc tương tự như vụ gia đình Baernses và Steak ‘n Shakes mùa thu năm ngoái.

Ở Colorado, cuộc chiến pháp lý vẫn còn dai dẳng. Nhà Baernses vẫn kiện để cứu vãn tổn thất, trong khi Steak ’n Shake thu hồi và đóng cửa hai nhà hàng, lên kế hoạch khai trương những cửa hàng mới trong vùng. Trường hợp của nhà Baernses có thể chỉ là một hệ lụy nhỏ trong một khung cảnh lớn hơn, nhưng chừng nào những thế lực khiến việc làm ăn của họ điêu đứng vẫn chưa bị loại trừ, thì những hứa hẹn về xã hội của đất nước sẽ chỉ là “thỏa thuận thô” đối với người lao động trong ngành này, khi mà họ đang khổ sở vì tương lai vô định và đồng lương ít ỏi.

Published in ProPublica by Josh Freedman

*Image of a burger via Shutterstock

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Bốn yếu tố này tạo nên gia đình hưng vượng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Bốn yếu tố này tạo nên gia đình hưng vượng

    Bốn yếu tố này tạo nên gia đình hưng vượng

x