Xô Viết Nhận Định Trình Độ Hiểu Biết về Dầu Mỏ của Họ Vượt Mỹ hơn 50 Năm

16/03/14, 17:39 Tri thức

Hình trái bên trên: sinh vật phù du. Hình phải bên trên: Đá trầm tích. Ảnh dưới: Dầu mỏ. (Tất cả hình ảnh via Shutterstock*)

Hầu hết mọi người được dạy rằng dầu mỏ hình thành trong lòng đất qua một quá trình cả triệu năm, nó được sinh ra từ những thứ sót lại của sinh vật phù du, các loại thực vật, các loại sinh vật sống đã chết. Cách giải thích này trên thực tế đã được công nhận bởi chính phủ Mỹ và được giảng dạy rộng rãi trên các trang mạng giáo dục.

Lý thuyết về sự hình thành của dầu mỏ này, dù sao, vẫn chính xác ở mức độ một lý thuyết. Và cũng có một lý thuyết trái chiều với các bằng chứng thực tế làm nền tảng.

Giống như ý tưởng về nguồn gốc hữu cơ (nguồn gốc sinh vật) đã được công nhận rộng rãi ở Mỹ, thì ý tưởng về nguồn gốc vô cơ (nguồn gốc phi sinh vật) cũng lại được chấp nhận từ lâu như một lời giải thích điển hình trong giới khoa học thời hậu Xô Viết. Một vài nhà khoa học của Mỹ đã chỉ trích lý thuyết vô cơ và xem thường luôn phần lớn những người đồng sự ủng hộ thuyết này.

Những chất liệu phân rã này đến từ đâu?

Khi một cái cây hay một con vật chết đi, chỉ một phần nhỏ vật chất của chúng bị chôn vùi. Những chu trình tái chế tự nhiên – với một vài trong số những nhà tái chế hàng đầu của tạo hóa là côn trùng, vi sinh vật, nấm và vi khuẩn. Vậy thì thật sự có đủ chất liệu hữu cơ dưới lòng đất để tạo ra hàng nghìn tỷ tấn thùng dầu mỏ không?

Dựa theo thuyết sinh vật, vật chất hữu cơ cũng phải tới được ngưỡng “cửa sổ dầu” trước khi có thể biến đổi thành dầu. Cửa sổ dầu là một bộ các điều kiện, bao gồm phải đạt được một độ sâu nhất định (1,6 đến 4 km) ở nhiệt độ thích hợp (140 đến 300 độ Farenheit hay 54 đến 149 độ C) cho quá trình hình thành dầu.

Những người ủng hộ lý thuyết thay thế là thuyết vô cơ nhận định rằng dầu mỏ thực chất là một loại chất liệu nguyên thủy dâng lên từ trong lòng đất qua các khe nứt. Họ nói rằng quá trình hình thành dầu mỏ không phụ thuộc vào các chất liệu hữu cơ trong các phản ứng hóa học, giống như khí mêtan thường được tìm thấy ở các mảnh thiên thạch và trong các môi trường cằn cỗi khác.

Những người hoài nghi nói rằng mêtan là một hợp chất đơn giản hơn dầu hỏa; và quá trình hình thành hydrocacbon ở dầu hỏa phức tạp hơn nên lôgic suy luận trong trường hợp này không nhất thiết áp dụng được.

Trữ lượng dầu đáng kinh ngạc dựa theo thuyết vô cơ.

Vành Đai Sijian

Thomas Gold thuộc Đại Học Cornell, mất năm 2004, khi còn sống ông từng là một người ủng hộ thuyết vô cơ. Ông đã từng tư vấn cho một đội khoan dầu ở vùng trung tâm Thụy Điển vào cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990. Địa điểm này, được biết đến với cái tên Vành Đai Sijian, được cho là không có tiềm năng theo quan điểm của các nhà thăm dò dầu mỏ thuộc trường phái lý thuyết sinh vật.

Thomas Gold

Cố giáo sư Thomas Gold, thuộc Đại Học Cornell, một nhà vật lý học thiên văn và người đề xướng thuyết vô cơ (Wikimedia Commons)

Cách thức thăm dò dầu mỏ truyền thống gắn liền với các bể trầm tích. Người ta tin rằng các sinh vật phù du sẽ chìm xuống đáy nước khi chúng chết và sẽ được chôn vùi trong các lớp trầm tích. Những lớp trầm tích này sẽ bị ép nhập xuống phía dưới qua thời gian cho tới khi chúng gặp các điều kiện thích hợp để sinh thành dầu, tức là cửa sổ dầu.

Vành Đai Sijian, thì trái lại, không có nhiều lớp trầm tích. Các lớp trầm tích ở đây, Gold nói, không nằm ở độ sâu quá 300 mét, khi mà mũi khoan chạm tới tận độ sâu 5 đến 7 kilomet.

Mặc dù vậy đội khoan vẫn chưa tìm được một “mỏ khí đốt thuộc hàng đẳng cấp quốc tế”, Gold dự đoán. Họ chỉ khoan được 80 thùng dầu, và nó là đủ để Gold bị thuyết phục cũng như làm một số nhà khoa học để mắt tới phương pháp này. Tất nhiên, phương pháp khoan truyền thống không phải lúc nào cũng khoan trúng mạch dầu béo bở mỗi lần nhóm thăm dò nhắm vào một khu vực trông có vẻ hứa hẹn.

Một vài người cho rằng dầu dò rỉ ra từ các lớp đá trầm tích và tụ lại khu vực này. Gold phản bác: “Việc rò rỉ dầu hình thành sau 360 triệu năm từ một số lượng ít ỏi các lớp trầm tích như vậy là không thể.”

Các mỏ dầu ở Ukraine

Một trong những người khởi xướng thuyết vô cơ, Giáo sư Vladilen A. Krayushkin, là Giám đốc Bộ Khảo Sát Thăm Dò Dầu Mỏ trực thuộc Viện Khoa Học Ukraine, đã được nhắc đến trong một bài luận văn năm 1996 của Tiến sỹ J. F. Kenney có tựa đề “Ấn Bản Đặc Biệt về Tương Lai của Dầu Mỏ”.

Krayushkin cho hay: “Mười một mỏ dầu và mỏ khí đốt chủ chốt mô tả dưới đây đã được phát hiện trong một khu vực mà, cách đây 40 năm, bị chê bai vì không có tiềm năng nào cho sản xuất dầu mỏ. Công cuộc khảo sát thăm dò các mỏ này được tiến hành hoàn toàn dựa trên triển vọng của lý thuyết hiện đại Nga-Ukraine về nguồn gốc vô cơ của dầu mỏ nằm dưới đáy sâu thẳm.

“Công cuộc khoan mỏ dầu dẫn tới việc triển khai mở rộng hoạt động khám phá có chủ đích vào sâu bên trong lớp đá kết tinh nơi thềm đại dương…. Những mỏ dự trữ dầu này có dung tích ít nhất khoảng 8.200 triệu tấn (tương đương 57 tỷ thùng dầu) dầu và 100 tỷ mét khối khí đốt đều có khả năng khai thác triệt để và do vậy sánh ngang với các mỏ dầu ở vùng Dốc Phía Bắc Alaska, Mỹ.

Đảo Eugene

Vào năm 1995 ở đảo Eugene, dường như các mỏ dầu đang tự làm đầy bể chứa – một cách khó hiểu – sau khi bị khai thác cạn kiệt. Báo cáo của tiến sỹ Jean K. Whelan, nằm trong chương trình thăm dò của Bộ Năng Lượng Mỹ, dường như bà ủng hộ thuyết vô cơ. Bà đã phát hiện ra rằng lượng dầu gần như được sinh ra từ những độ sâu rất lớn, giống với điều mà các nhà khởi xướng thuyết vô cơ đã đưa ra.

Một bài báo trên tờ New York Times của Mỹ vào thời điểm đó giải thích: “[Whelan] đã tìm thấy các bằng chứng về sự khác biệt trong thành phần cấu tạo dầu mỏ khi chảy từ sâu hơn đến nông hơn ứng với các khoảng thời gian khác nhau. Bằng cách đo lường các biến đổi hóa học trong quá trình phân giải dầu mỏ do hoạt động của vi khuẩn ăn-dầu, bà kết luận rằng dầu đang di chuyển khá nhanh thành các đợt tuôn trào từ những vị trí sâu hơn đến các bể chứa dầu nông hơn gần bề mặt.”

Whelan ủng hộ lý thuyết của Gold về các hệ vi sinh vật ăn dầu. Gold nói rằng các chất sinh học tìm thấy trong dầu mỏ có thể được giải thích căn cứ trên các vi sinh vật ăn dầu ở độ sâu rất lớn.

Những người theo chủ thuyết hoài nghi

Whelan, giống như Gold, vấp phải những hoài nghi. Một trong những lập luận chính chống lại thuyết vô cơ là dầu mỏ di chuyển theo nước ngầm, điều này giải thích lý do dầu được tìm thấy ở những khu vực không ngờ tới, những khu vực không có các lớp đá trầm tích. Điều này cũng được dùng để giải thích về sự đồng nhất kì lạ của dầu phát hiện tại các vị trí có các chủng loại đá khác nhau với niên đại hình thành khác nhau. Họ nói rằng nó hẳn là đến từ cùng một nguồn đá và sau đó rò rỉ ra các khu vực khác.

Kỹ sư và chuyên viên tư vấn dầu khí Jean H. Laherrère đã viết một bài luận văn chi tiết tranh luận từng luận điểm trong lý thuyết của Gold. Gold đã mất vào lúc đó, nên ông không thể phản hồi được, mặc dù Laherrère nói rằng Gold chắc chắn hiểu rõ những điểm này khi ông ta tiến hành nghiên cứu.

Với một số luận điểm của Gold, Laherrère cung cấp cách giải thích thay thế chứ không trực tiếp phủ định chúng. Đôi lúc có vẻ như ông đưa các ý kiến của Gold ra khỏi bối cảnh tranh luận hoặc là đánh giá chúng như các lý lẽ độc lập đối với thuyết vô cơ. Tuy nhiên, bài luận văn đã nêu bật lên quan điểm của hai bên trong cuộc tranh luận. Phần lớn các luận điểm của ông chung quy lại đều là củng cố cho lập luận dầu mỏ có thể di chuyển từ những lớp đá trầm tích đến các khu vực mà về sau được khai thác bởi các nhà nghiên cứu sử dụng thuyết vô cơ.

Sự hiện diện của các kim loại nhất định và chất heli trong dầu mỏ cũng nhận được những lời giải thích khác nhau từ hai phía.

Vì dầu cần một quá trình hàng triệu năm để hình thành và không ai chứng kiến quá trình này trực tiếp, nên bất kể bằng chứng đưa ra ở mỗi bên là gì thì đều rất khó để khẳng định chắc chắn bằng cách nào mà dầu di chuyển đến các khu vực lưu trữ hiện nay được.  Nếu thuyết vô cơ được chứng minh là đúng, nó sẽ tạo ra sự đột phá cho ngành sản xuất năng lượng. Nếu dầu mỏ có thể được sản xuất theo một quy trình mà có thể sao chép được, thì “nhiên liệu hóa thạch” này sẽ có thể trở thành một nguồn năng lượng có khả năng tái chế.

Gold – “kẻ dị giáo”

Trong một bài báo đăng trên trang của Đại Học Cornell được viết sau khi Gold qua đời vào năm 2004, Gold đã từng nói “Tôi không thích thú gì khi vai trò của mình bị xem như một kẻ dị giáo … Nó rất là khó chịu.”

Bài báo cũng nói thêm: “Thực tế, bất chấp phải đối mặt với sự phản kháng kịch liệt, các ý tưởng đầy cảm hứng và rất đỗi kỳ quặc của Gold lại sở hữu một quy luật lạ lùng đó là tất cả rốt cuộc đều là sự thật.”

Học thuyết của ông về cơ chế của tai người trong cảm thụ âm thanh, về bản chất của ẩn tinh (ngôi sao không nhìn thấy được bằng mắt thường, có thể được phát hiện qua các tín hiệu vô tuyến trong không gian vũ trụ) và về sự tồn tại của bột đá mịn trên mặt trăng đều bị cười nhạo cả thập kỷ trước khi chúng được chứng minh là đúng và được chấp nhận rộng rãi.

Gold được so sánh với nhà thiên văn học nổi tiếng Carl Sagan, cũng là người mà Gold đã giới thiệu đến dạy tại Đại Học Cornell vào năm 1968 sau khi ông này bị từ chối vào biên chế của Đại Học Harvard. Bài báo của Đại Học Cornell cũng trích dẫn câu nói của Keay Davidson trong một cuốn tiểu sử về Sagan xuất bản năm 1999 “Gold đại diện cho tinh thần cởi mở của Cornell trước các thiên tài kì quặc.”

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x