Tình Yêu Vị Tha Làm Ngưng Nhu Cầu Tưởng Thưởng Của Não Bộ
Ảnh: Tượng Phật trên đảo Lantau, Hồng Kông. Đức Phật dạy rằng lòng từ bi chân chính là quên đi bản ngã, thay vào đó, đặt lợi ích của người khác lên trước. Nghiên cứu gần đây đã chỉ rằng lòng vị tha – luôn cầu mong hạnh phúc cho người khác một cách chân thành – thực sự làm vô hiệu các trung khu tưởng thưởng của não bộ (reward center of brain – xem chú thích dưới bài) *(Shuttersock.com)
Tình yêu lãng mạn có xu hướng làm gia tăng hoạt động của cùng những khu vực tưởng thưởng trong não bộ giống như khi dùng thuốc phiện (cocain) gây ra. Nhưng, nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng tình yêu vị tha – mong ước chân thành và sâu sắc hạnh phúc đến với người khác – thực tế sẽ làm ngưng hoạt động những trung khu tưởng thưởng của não bộ.
“Khi chúng ta thật sự mong muốn những điều tốt lành nhất cho người khác, chúng ta sẽ không có cảm giác phấn khích cao độ, giống như trong tình yêu lãng mạn, bởi đó không phải vì chúng ta” Judson Brewer, Phụ tá giáo sư khoa tâm thần tại trường Đại Học Yale và bây giờ là trường Đại Học Massachusetts.
Như báo cáo trong tạp chí Não Bộ và Hành Vi (Brain and Behavior), những ranh giới thần kinh của hai loại tình cảm này trở nên rõ ràng khi quét não bộ theo phương pháp fMRI với những người thiền lâu năm.
Những trung khu tưởng thưởng của não bộ thường bị kích thích mạnh mẽ bởi khuôn mặt của người yêu (hoặc hình ảnh của chất gây nghiện). Tuy nhiên, nó sẽ ngừng hoạt động khi một người thiền được hướng dẫn tự lặp thầm câu nói: “Cầu cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc”.
Thiền chính niệm là một phần chủ yếu của Phật giáo và ngày nay được áp dụng phổ biến trong những chương trình làm giảm căng thẳng tại các nước phương Tây.
Sự thanh tịnh của tình yêu vị tha dành cho người khác – ví dụ điển hình trong tôn giáo như Đức Mẹ Teresa hoặc Đạt Lai Lạt Ma – là hoàn toàn trái ngược với sự lo lắng gây nên bởi những cuộc cãi vã hoặc chia tay của đôi tình nhân. Và nó chứa đựng những lợi điểm riêng.
“Mục đích của việc tập luyện này nhằm thúc đẩy tình yêu vị tha – chỉ bằng việc gạt bỏ những suy nghĩ và không truy cầu hoặc không mong muốn bất kỳ sự đền đáp nào” Brewer nói.
“Nếu bạn đang tự hỏi đâu là sư truy cầu vô ngã, bạn hãy nghĩ đến cảm giác của mình khi thấy nhiều người ngoài kia đang giúp đỡ người khác hoặc đơn giản, khi bạn giữ cửa cho ai đó vào lần tới tại cửa hàng Starbucks”.
Ghi chú :
Trung khu tưởng thưởng (reward center) là một mạng truyền dẫn thần kinh của não bộ gây ra các cảm giác hoan lạc, vui sướng khi có kích thích thảo mãn ham muốn tác động, như là khi ăn ngon hay khi đang yêu. Mỗi khi trung khu tưởng thưởng được kích hoạt, não bộ sẽ ghi nhận sự kiện đang xảy ra là quan trọng và có xu hướng ghi nhớ, củng cố ham muốn cho sự kiện đó được lặp lại. Các nhà khoa học nhận thấy rằng khi người ta ăn ngon, hoan lạc trong tình yêu, sự thích thú và cả việc dùng ma tuý cũng đều kích hoạt trung khu tưởng thưởng của não một cách giống nhau.
MRI : Chụp cộng hưởng từ, hay đầy đủ là chụp cộng hưởng từ hạt nhân, là một phương pháp thu hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể sống và quan sát lượng nước bên trong các cấu trúc của các cơ quan. Ảnh cộng hưởng từ hạt nhân dựa trên một hiện tượng vật lý là hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân. ( Theo wikipedia)
fMRI : là chụp cộng hưởng từ chức năng Functional magnetic resonance imaging ( Theo wikipedia)
Nguồn: Yale University
Xem bản gốc tại:www.futurity.org
Hình Đức Phật nguồn từ http://www.shutterstock.com
Link tại Việt Đại Kỷ Nguyên
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên