Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc “tốc chiến” với Nhật Bản

23/02/14, 09:19 Trung Quốc

Theo đại úy James Fannell – phó chánh văn phòng tình báo và thông tin tác chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết,Trung Quốc đang huấn luyện quân sự cho một cuộc giao tranh “tốc chiến tốc thắng” với Nhật Bản. 

Chinese naval soldiers line up in Beijing, China on Sept. 16, 2013. Capt. James Fannell, of the U.S. Pacific Fleet, says China is training for a "short, sharp war" with Japan. (Feng Li/Getty Images)

Lính hải quân Trung Quốc xếp hàng ở Bắc Kinh vào ngày 16 Tháng Chín 2013. Đại úy James Fannell, Hạm đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương nói rằng Trung Quốc đang đào tạo “ngắn hạn” cuộc “tốc chiến” với Nhật Bản. (Feng Li / Getty Images)

Theo Viện Hải quân Mỹ, Fannell đã phát biểu trong hội nghị miền Tây 2014 ngày 13/02 tại San Diego rằng: “[Chúng tôi] đi tới kết luận rằng quân đội Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ mới nhằm tiến hành một cuộc giao tranh tốc chiến tốc thắng với mục tiêu tiêu diệt lực lượng của Nhật tại khu vực Biển Đông Trung Quốc; dự kiến rằng quần đảo Senkakus sẽ bị tịch thu, thậm chí cả phía nam [đảo] Ryukyu.” Phân tích mà ông đưa ra phần nào dựa trên các quan sát trong cuộc huấn luyện “Sứ mệnh Hành động 2013” của Trung Quốc vào tháng 10 năm 2013.

Đồng thời, các nhà phân tích quân sự khác cũng kết luận rằng Trung Quốc đã được tập huấn để giành lấy quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản. Chính quyền Trung Quốc đã công bố hình ảnh của các cuộc huấn luyện – trong đó đặc biệt chú trọng tới việc xâm lược và chiến tranh trên đảo.

Các cuộc tập huấn đặc biệt lớn, được mong đợi từ khi chúng còn là một phần của chiến dịch di động xuyên-MAC của Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc được chia thành các Khu vực Chỉ huy Quân sự khác nhau (gọi tắt là MACs), và các buổi tập huấn được cho là để chứng tỏ các khu vực này làm việc cho một chiến dịch chung.

Tập trung tấn công vào các hòn đảo

Các cuộc tập huấn đã sớm kết thúc, tuy nhiên, với việc biểu dương sự hợp tác quân sự của Trung Quốc đã cho thấy mối đe dọa lớn lên hòn đảo.

Trong khoảng thời gian tổ chức các cuộc tập huấn, và vào tháng 10/2013, Trung Quốc và Nhật Bản đã bị kéo vào một cuộc đấu khẩu tăng cường trên hòn đảo tranh chấp Senkaku. Trung Quốc thường xuyên châm chọc các lực lượng Nhật Bản bằng cách đưa tàu và máy bay lấn sang lãnh thổ Nhật Bản xung quanh quần đảo . Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sau đó đã đưa ra yêu cầu đối với quân đội Nhật vào cuối tháng 10, cho phép bắn hạ bất kỳ máy bay nước ngoài nào bỏ qua cảnh báo rời khỏi không phận Nhật Bản.

Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Geng Yansheng ngay sau đó đáp lại rằng, một động thái như vậy “chính là một hành động khiêu khích nghiêm trọng tới Trung Quốc và là một hành động gây chiến, phía Trung Quốc sẽ có biện pháp kiên quyết đáp trả.”

Ngay sau đó, vào ngày 23/11/2013, chính phủ Trung Quốc tuyên bố nuốt chửng quần đảo đang tranh chấp Senkaku mà không cảnh báo khu vực phòng thủ trên không tại Biển Đông Trung Quốc. Không được Mỹ cùng các đồng minh xác nhận, “Khu vực Xác định Phòng Không” đã bị kéo vào sự đe dọa quân sự từ phía Trung Quốc nhằm chống lại bất cứ ai tiến vào khu vực mà không hợp tác với chính phủ Trung Quốc.

Quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là quần đảo Diaoyu, thuộc sở hữu của Nhật Bản từ năm 1895. Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Mỹ giành quyền kiểm soát quần đảo – cùng với toàn bộ chuỗi đảo Ryukyu – nhưng rồi trả lại cho Nhật Bản vào năm 1972. Sau đó chúng thuộc quyền sở hữu tư nhân nhưng được Nhật Bản mua lại vào tháng 4 năm 2012.

Mô hình của hành vi

Quần đảo Senkaku chỉ là một số ít trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc có xung đột tương tự với gần như tất cả các nước láng giềng trong khu vực Nam Hải Trung Quốc (tức Biển Đông). 

Fannell cho biết lợi ích của Trung Quốc tại Nam Hải Trung Quốc đang là mối quan tâm ngày càng lớn. Ông đã tham chiếu với một quan chức cao cấp giấu tên của chính phủ Mỹ rằng mô hình hành vi của Trung Quốc “phản ánh một nỗ lực gia tăng của Trung Quốc nhằm khẳng định quyền kiểm soát khu vực trong cái gọi là 9-đường-gạch bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng, và bất chấp sự thiếu lời giải thích hay cơ sở xác đáng theo luật quốc tế.”

Cách tiếp cận của chính quyền Trung Quốc nhằm khẳng định quyền kiểm soát vùng lãnh thổ tranh chấp là đặc biệt dối trá. Ngoài sự hình thành khu vực phòng không tại Biển Đông Trung Quốc, Trung Quốc còn thành lập một vùng đánh cá ở Nam Hải Trung Quốc để cấm vận các nước khác.

Chính quyền Trung Quốc còn sử dụng cái gọi là các cuộc tập trận quân sự để chiếm đóng lãnh thổ hoặc khuấy động căng thẳng với các nước láng giềng. Họ thường gọi cuộc tập trận là một hình thức “bảo vệ quyền lợi hàng hải,” mà Fannell gọi là một “uyển ngữ mà Trung Quốc dùng để cưỡng đoạt chủ quyền bờ biển của các nước láng giềng Trung Quốc.”

Ông nhấn mạnh rằng tại một trong các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông Trung Quốc, “Nhật Bản cho biết rằng một tàu chiến Trung Quốc đã khóa radar kiểm soát hỏa lực của mình vào tàu chiến của Nhật.”

Trung Quốc bác bỏ chuyện này trong một tháng, mặc dù sau đó thừa nhận rằng nó đã xảy ra, nhưng nói rằng nó không nguy hiểm khi khoảng cách giữa hai tàu quá gần cho một hệ thống các vũ khí,” Fannell cho biết.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc cũng từng đi lại quanh khu vực tranh chấp đường thủy “đóng vai nhân vật phản diện, quấy rối các nước láng giềng của Trung Quốc trong khi các tàu Hải quân Trung Quốc – những người bảo vệ, [làm] bộ dạng mời gọi toàn khu vực tình hữu nghị và hợp tác đầy triển vọng.”

Fannell nói thêm: “Nghiêm túc mà nói thì bạn không thể dựng lên chuyện này.”

Xem thêm: http://vietdaikynguyen.com/v3/ 

Bản tiếng Anh: http://www.theepochtimes.com/n3/518572…

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x