Sinh vật lạ trong rau thân rỗng?

22/02/14, 19:34 Sức khỏe

Trên một số trang mạng đang loan truyền thông tin và hình ảnh cảnh báo sự xuất hiện của một loại ký sinh trùng sống bên trong các loại rau thân rỗng như rau muống, xàlách xoong, rau cần nước… Nhiều bà nội trợ đang lo lắng không yên sau khi xem hình ảnh những nùi ký sinh lúc nhúc trong thân rau!

Hình ảnh ký sinh trùng trong xàlách xoong được các trang mạng
sử dụng để cảnh báo.Hình ảnh ký sinh trùng trong xàlách xoong được các trang mạng sử dụng để cảnh báo.

Hoang mang vì trùng lạ

Cảnh báo trên cho biết bên trong loại rau xà lách xoong loại lớn, xuất hiện một loại giun sán hay ký sinh trùng không rõ, có thân màu đỏ quấn thành búi. Nguyên nhân xuất hiện loại sinh vật lạ này được đoán do các loại rau có thân rỗng, hình ống mọc trong môi trường nước như mương, rãnh, ao tù nước đọng… kém vệ sinh nên bị ký sinh trùng xâm nhập. Cách gây bệnh cũng khiến người đọc không khỏi rùng mình như các loại sán, ký sinh trùng và trứng sán sẽ vào máu, di chuyển khắp nơi trong cơ thể và lên tới não, trứng nở ra thành sán, sán lớn lên tạo thành búi, bám vào thành mạch máu não… Chị Nguyễn Thị Thu Trang ở quận Phú Nhuận (TP.HCM) sau khi đọc xong thông tin lo lắng cho biết: “Tôi có hai người quen đang mạnh khoẻ, bỗng dưng ngã ra chết chưa rõ nguyên nhân. Không biết có phải do ăn trúng loại giun này, lên tới não mà không hay biết?”

Qua trao đổi, một số kỹ sư trong ngành nông nghiệp cho biết, thực tế trong quá trình canh tác có hiện tượng côn trùng ký sinh gây hại cho cây, làm giảm năng suất cây trồng. Tuy nhiên, muốn biết trùng ký sinh có ảnh hưởng đến người hay không thì phải có kiểm định của ngành y tế cũng như ngành chế biến thực phẩm. Các loại ký sinh trùng này vào được bên trong thân rau có thể do chúng đục khoét chui vào, hay do người trồng sử dụng các loại phân hữu cơ ủ không kỹ, không xử lý đúng quy trình, do nguồn nước tưới… khiến trứng sán, ký sinh trùng còn sống xâm nhập qua các lỗ hổng, các vết thương trên thân cây đó mà gây hại.

Khả năng cây bị xâm
nhập là hiếm

Khả năng cây bị xâm nhập là hiếm

Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, PSG.TS Võ Công Thành, bộ môn di truyền giống nông nghiệp, khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng đại học Cần Thơ cho biết, rất khó có trường hợp các loại ký sinh trùng đi từ rễ chui vào bên trong rau thân rỗng bởi nguồn dinh dưỡng từ các loại cây này chủ yếu lấy từ rễ. “Nếu có thì chỉ có thể các loại ký sinh này xâm nhập từ vết thương có sẵn trên thân rau”, PGS Thành nói. Sau khi xem các ảnh chụp cảnh báo từ các trang mạng, PGS.TS Nguyễn Hữu Hưng, giảng viên khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng đại học Cần Thơ, nhận định: “Qua hình ảnh này, về mặt phân loại rất khó xác định là loài ký sinh gì, do đó không thể trả lời chúng có khả năng gây bệnh cho người hay không. Nếu có mẫu thì việc xác định loài ký sinh trùng sẽ dễ dàng hơn”.

TS.BS Nguyễn Thanh Danh, khoa dinh dưỡng lâm sàng, trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cũng cho biết, đây là một loại trùn, trùn chỉ hoặc ký sinh trùng chưa rõ. Loại ký sinh trùng này thâm nhập vào trong thân cây do quá trình bón diêm, phân khiến thân cây bị tổn thương hoặc bị bể. “Các loài ký sinh trùng trên có thể là mầm bệnh nguy hiểm.

Vì vậy, nên cẩn thận khi ăn các loại rau sống, tốt nhất là luộc rau chín. Khi mua rau nên kiểm tra kỹ, lựa cọng nguyên, không bị giập bể”, TS Danh đưa ra lời khuyên.Theo Minh Cúc – Ngọc Bích

Sài Gòn tiếp thị

Nguồn: Dân Trí

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x