Đấu tố ở Trung Quốc – Phần 1

Năm 1946, lần đầu tiên tôi xem cảnh đấu tố  khi còn là học sinh trường công. Chế độ cộng sản lập tòa xử án ở công viên Daowai, một địa điểm nhỏ thường thu hút khán giả đến xem  khỉ, gấu đen, cọp và con công cũng như chơi trượt tuyết, đu dây và những thứ khác nữa. Khi xuân về, du khách cũng đến thưởng lãm hoa và động vật.    

Thật không thể hiểu được tại sao một nơi đẹp đẽ và thanh bình khiến tôi có được một niềm vui lớn bị biến thành chỗ giết người nơi công cộng. Các cuộc hành quyết cách nhau từ tám đến 10 ngày khiến người dân sợ đến nỗi không dám ra đường lúc ban đêm, hay thậm chí vào ban ngày.

Tôi còn quá nhỏ để hiểu hoặc thậm chí để biết những chữ trên các bảng thông báo thẳng đứng bên trong công viên, như là ‘xác minh danh tính’, ‘bao vây và chuyển đến nơi hành quyết’ và ‘Bản sơ lược hành quyết’, những tấm vải to màu đỏ trên bảng thông báo lại nhắc người ta nhớ đến sự khủng bố. Chúng tôi chơi một trò chia làm 2 nhóm có tên là “đặc vụ”, một “đặc vụ” bị bắt và bị bao vây để hành quyết, kèm theo tiếng gào thét theo những lời sáo rỗng trên bảng thông báo, vì một ‘đặc vụ’ đồng nghĩa với ‘phản cách mạng’. Nếu việc hành quyết giả không như thật, đứa trẻ làm người thi hành sẽ làm lại.  Nhìn lại, trò này có vẻ không thật. Liệu trò này có nhồi nhét tư tưởng nào đó vào đâu tôi hay những đứa trẻ khác không?

Vào một ngày lạnh lẽo cuối thu, tôi chứng kiến cảnh hành quyết đầu tiên trong đời. Bốn hoặc năm người bị kết án, tất cả bị trói, đi đầu đoàn diễu hành. Hai trong số đó thì thầm trao đổi nhau. Một trong số họ mặc áo choàng, số khác mặc áo khoác cổ lông cáo đắt tiền. Một thanh niên trẻ, khoảng 20 tuổi, đi sát phần đường. Mang dáng dấp sinh viên, đội nón sinh viên của trường đại học công nghệ và áo khoác lót bông vải đen kiểu Liên Xô.  

Một đội xử bắn đi đằng sau, mỗi người cầm súng lục bóng loáng trên tay. Tôi tò mò đi theo người thanh niên nọ khoảng vài chục mét trên con phố nhỏ. Tôi nhìn chằm chằm vào đôi mắt trên khuôn mặt nhợt nhạt, trống rỗng và vô hồn, dường như đang hỏi tôi anh ta đang đi đến đâu. Và dường như cậu ta không quan tâm điều gì đang xảy đến với mình, trong khoảnh khắc, tôi không biết người này đang đi tới chỗ hành quyết, hoặc sẽ bị bắn. Những người đàng ông khác cùng tuổi đi theo anh ta. Điều khác biệt duy nhất là người đi trước bước đi nặng nề trong khi người đi sau cầm khẩu súng bóng loáng. Đằng sau các tù nhân đi sát nhau là một người đầy phẫn nộ tức giận. Tại sao tất cả đều có vẻ tức giận ngoại trừ tôi ra. Liệu họ có thật sự giết những người này?

Thêm vào đó là tiếng hô to khẩu hiệu và vẫy lá cờ giấy. Người trưởng đoàn khỏe đến mức tiếng ông ta lấn át hầu như toàn bộ những tiếng khác và đưa lá cờ cao thêm. Hành động của ông ta lặp theo những người lân cận. Tuy nhiên, những người vẫy cờ phía xa ít hòa vào tiếng hét chung mỗi khi họ vẫy cờ. Một số làm giả động tác và cúi đầu thấp xuống khi giơ cao cờ và phát ra tiếng nói nhỏ. Ngoài đoàn diễu hành, còn có dân thường (như người lớn và trẻ em) đến xem hành quyết cho vui.

Trong lúc vội vã đi cùng, tôi nghe tiếng súng vang lên trong công viên. Đàn ông và người lớn tuổi chạy lên để được xem cảnh chết chóc trước tiên. Khi tôi len lỏi vào bên trong, hình ảnh xác chết ập vào mắt tôi. Người thanh niên dáng vẻ thư sinh đang nằm gần lối ra vào công viên với khuôn mặt úp xuống, một vũng máu lớn chảy ra từ đầu và nón lưỡi trai.   

Trong số những người xem chỉ có con trai chủ nhà, biệt danh là ‘mập’, hơn tôi ba bốn tuổi, một người gác đêm khoảng trên 30 tuổii. Một người sống đơn độc, nhận đồng lương ít ỏi sống qua ngày bằng cách canh gác 30 căn hộ ghép mà chúng tôi đang sinh sống. Anh ta luôn mở cổng cho người về nhà trễ  lúc nửa đêm đông, mặc cho mưa, tuyết hay thời tiết lạnh giá. Hơn nữa, thời đó chưa có nước máy, ông được thuê để cấp nước cho các hộ, đặc biệt là những hộ tầng trên không có điều kiện lấy nước. Nhu cầu nước lên cao trong mùa đông khắc nghiệt.   

Người xem tụ đầy pháp trường, vui như thể là họ đi hội chợ vậy, ngoại trừ không khí ghê rợn và những người ăn mặc trí thức. Mấy phút sau, một bà lão tới, tay trái cầm bầu đựng nước lớn, tay kia cầm cái bầu nhỏ. Hai tay dính đầy máu tươi, khàn giọng cầu cứu những người xung quanh: “Ai có thể giúp tôi lật lại nó không?” Một người đàn ông dũng cảm tình nguyện tới giúp bà. Tôi phát hiện đó là gác đêm và tự hỏi tại sao anh ta lại xen vào chuyện này và liệu còn ai dám thuê anh ta nữa không. Sau đó một lỗ lớn bên hốc mắt phải của người sinh viên đã chết cùng phần da và thịt bị mất ở đó ập vào mắt tôi – có lẽ đang nằm dưới chân người xem. Bà lão bắt đầu lấy bầu nhỏ múc bộ não vào bầu lớn, như thể đổ gia vị vào hồ lô. Khi được hỏi tại sao, bà đáp: “ Con trai tôi đã sợ hãi đến mức điên loạn khi nó thấy cảnh hành quyết lần cuối cùng. Tôi đã học được cách chữa trị này bằng cách uống loại súp bột não người khô. “ Lời của bà khiến tôi chấn động đến nỗi tôi sẽ không bao giờ quên chúng trong phần đời còn lại của mình.        

Cảnh tượng hãi hùng

Bằng cách nào đó tình tiết này trở thành chủ đề ở buổi gặp mặt của các bạn cùng lớp khi tôi thăm quê năm 1993. Tôi cũng rất ngạc nhiên biết rằng ông Li Huaiming cũng chứng kiến cảnh đó.

“Ông có ở đó không?“ Tôi hỏi.   

“Vâng. Nhiều người trong nhóm vây quanh đã thấy, trẻ con cũng vậy.” Ông đáp và nói thêm: “Công viên ở đường số 20 đã trở thành nơi hành quyết vào lúc ấy. Người ta sợ tới mức chỉ một ít người dám đi đường đó khi trời tối.”

Người gác đêm mà tôi nói có các ngón tay bị vấy máu sau khi di chuyển thi thể và không biết đi đâu rửa sạch khi ‘Ông mập’, con của chủ nhà, tình cờ đưa đầu lại gần. Cho nên ông ta quẹt tay vào mặt Ông mập, để lại hai hàng máu đỏ tươi ở một bên tai cho đến cằm. Nó biết đó là trò đùa, nhưng việc này đã đi quá xa. Thằng bé tái mét và chạy về nhà. Tôi cảm thấy may mắn không có mặt lúc đó, nếu không tôi cũng đã rửa sạch gương mặt và khóc thét vì sợ hãi. Đó là kinh nghiệm đầu tiên xem cảnh hành quyết tàn bạo của tôi. Nỗi lo sợ này khiến tôi không ngủ được. Ngay cả khi thiếp đi, tôi vẫn thường choàng tỉnh vì gặp ác mộng.     

Sau khi xem nhiều cảnh giết chóc, tôi đã chết lặng đi, không còn sợ hãi nữa nhưng lại vô cảm trước cảnh vợ con đang khóc cạnh xác người chồng, người cha. “Cậu ấy đã mất đi người cha”, tôi tự lẩm nhẩm, ánh mắt đứa trẻ cùng tuổi tôi đang khóc than bên cạnh thi thể. “Cha của nó đã phạm phải tội gì?” Tôi tự hỏi… Cảnh tượng ghê rợn còn sót lại trong buổi hành quyết thời còn trẻ đã khắc sâu trong tim tôi, nhưng thực tế chả là gì so với áp lực trong vụ Zhang Zhixin bị xử bắn thời Đại Cách mạng Văn hóa.     

Tại sao con người lại mất nhân tính đến thế? Đó là chủ đề đáng để nghiên cứu. Tôi sẽ rất biết ơn nếu có một số người trẻ thực hiện nghiên cứu chủ đề này. Nửa cuối thế kỷ 20 đã chứng kiến các phong trào chính trị quy mô lớn được tung ra cứ 20 năm một lần, cũng là lúc cuộc thảm sát diễn ra và cảnh dọa dẫm người dân lan tràn. Như thể ma quỷ chạy ra hành hạ những người tốt bụng.   

Chuyện xảy ra vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, một mùa nắng ấm vào ban ngày nhưng lạnh lẽo vào ban đêm, là lúc vài cuộc hành quyết quay trở lại cuộc sống. Tuy nhiên, một lần nữa… Bằng cách nào đó, tôi luôn bị ám ảnh trước cảnh tượng kinh hoàng từ những biến cố này, rất nhiều lần tôi thức giấc vì gặp ác mộng. Sau này, tôi thấy một ông lão đã chết nằm cạnh hố xi măng sâu khoảng nửa mét và cách cổng công viên 20-30m. Ông không bị bắn vào đầu và ít có dấu hiệu chảy máu. Sau khi những kẻ hành quyết rời khỏi hiện trường, người xem tranh nhau bẻ gãy hàng rào ập vào công viên băng qua hố để lại đống gỗ đổ nát gồm có 1 vài miếng gỗ góc cạnh từ 10 đến 200cm cách nhau 10 cm đằng sau. Đáng ra người ta có thể nhìn hé qua lỗ hổng công viên.

Khi đám đông tụ lại xem xác chết, một đàn ông khoảng 30 tuổi bất chợt nhảy ra và đi thẳng tới cái xác. Sau vài động tác, ông ta lấy hết quần áo trên cái xác. Ngoài việc người đầu tiên bị hành quyết may mắn còn bộ quần áo trên người. Tôi thấy vào những dịp cuối năm số lượng đàn ông bị hành quyết bằng súng tăng lên và bị lột trần trong khi đám trẻ xông lên vồ lấy. Người chết hoàn toàn trần truồng như những người trong phòng tắm công cộng thế nhưng người trong phòng tắm vẫn còn chiếc khăn để che phần kín. Nhân cơ hội này, kẻ cướp chuẩn bị như thường lệ, hắn không biết xấu hổ kéo xuống quần lót và bít tất cũng như quần áo của người chết. Sau đó, bất thình lình người đàn ông được cho là đã chết giật mạnh và ngồi dậy, có lẽ là do rét đậm. Những người chứng kiến được một phen kinh hãi và không biết làm sao.       

Kẻ cướp vẫn đứng đó với chiến lợi phẩm trong khi ông lão trần truồng như trong nhà tắm công cộng quỳ xuống và van xin: “Hãy tha cho tôi, tha cho tôi, làm ơn, làm ơn đi mà.” Ông túm lấy cái quần len màu kem của mình từ kẻ cướp và lặp đi lặp lại những từ ấy một cách thảm thương. Phải chăng vì ông ta chỉ muốn lấy lại quần hay cả bộ quần áo? Mà kẻ cướp trừng mắt nhìn ông ta rồi đá xuống sàn. Khi ông lão xuôi tay, kẻ cướp chạy đi mất. Trong thời loạn lạc, tôi nghe nói rằng “Những bộ quần áo đáng giá một gia tài”. Lúc ấy, ông lão vẫn quỳ lạy chắp hai tay trước những người xung quanh làm mọi người lúng túng. Tôi không biết ông ta đang nghĩ gì. Chúng tôi ở rất gần ông ta – chưa tới năm mét – thấy ông rất rõ ràng – ông rất ốm, mặt xanh xao, môi tím run lên. Tôi đoán là cái lạnh và nỗi sợ đã khiến ông lúc nào cũng run lẩy bẩy. Sau đấy một tiếng vang lên từ đám đông: “Dù sao ông ta cũng đã bị xử tội rồi. Đừng bắt người ta phải chịu khổ nữa.” Gạch đá và gậy gộc nhanh chóng được tập kết lại. Người đàn ông sau khi bị ném đá và đánh đập đã trút hơi thở cuối cùng. Tôi đứng gần đó thất kinh, chừng như tôi cố hết sức nghiến chặt răng để giữ mình khỏi mất bình tĩnh. Vài thanh thiếu niên hùa theo bằng cách dùng dùi cui, gạch và đá đánh vào háng ông ta. Tinh hoàn ông ta nhanh chóng chuyển sang tím và sưng to bằng quả dưa tây và có thể sẽ to bằng đầu của ông ta nếu cứ tiếp tục như vậy. Một số người cười phá lên nhưng hầu hết đều căng thẳng và im lặng.        

Tôi là một người nhút nhát, nhưng lại háo hức xem cảnh này từ đầu chí cuối. Tôi không biết tại sao. Có lẽ do tôi sợ về nhà một mình, đám bạn nhỏ của tôi cũng thế. Tại sao tôi lại theo dõi diễn biến cuộc hành quyết mỗi khi thấy nó? Thậm chí tôi tỏ ra hối tiếc vì lỡ dịp do phải đi học. Một lần tôi nghe thấy tài khoản của những người phản cách mạng như Li Jiupeng và Yao Xijiu đã bị lục soát ra sao. Trước khi bị xử bắn, họ bị trói vào cây và quất bằng roi da tới khi nào kẻ hành quyết thấy hả giận. Tại sao chúng ta lại quá háo hức xem cảnh này cho dù ta vẫn sợ? Bề ngoài là vậy. Từ nội tâm, tôi tin rằng tâm thần của mình và tất cả những người chứng kiến lúc đó có vấn đề. Môi trường khủng khiếp này dùng làm khởi điểm nuôi dưỡng một tâm lý hận thù, trong đó tăng cường tất cả các phong trào phục thù và bạo lực chính trị, cuối cùng khiến người ta mất hết nhân tính.      

Nhưng tôi chưa bao giờ tham gia cuộc bức hại nào. Xuất thân trong một gia đình thành phần “xấu”, tôi luôn lo lắng sẽ gặp chuyện tương tự sẽ xảy đến với mình. Làm sao tôi có thể cả gan gây tổn thương đến bất kỳ ai chứ? Vả lại tôi không có quyền làm thế, vì tôi luôn cảm thấy mình là mục tiêu của các cuộc hành quyết chính trị. Tôi còn nhớ đã biên thư cho bạn bè những lời này: “Cha mẹ không để lại cho mình gia tài, cũng như kỷ vật nào khiến mình tự hào. Nhưng họ đã ban cho mình một trái tim vàng, một tính cách sôi nổi và một đôi tay vàng.” Cảm ơn Thần đã rủ lòng thương và cho tôi sức khỏe để sống sót tới hôm nay. Thần cũng dạy bảo tôi đối xử với đồng loại bằng tình thương. “ 

Ai đã ăn cắp quần áo của người đã khuất? Tôi nghe nói nhiều gia đình có thể lấy phần còn lại sau khi những người thân của họ bị bắn chết. Nhưng nếu người bị hành quyết không có thân nhân, chính quyền sẽ vứt xác vào trong các hố chôn tập thể gần bãi rác gọi là ‘khu vực không thuộc quyền quản lý’ ( jian ba wai’, ‘quan he)’. Hố chôn tập thể là lãnh thổ của chó hoang và quạ vào ăn xác chết. Nhiều lúc, những người nhặt đồ phế thải thấy lũ chó hoang hung hăng đánh nhau để tranh thịt người chết và kẻ thắng cuộc chạy đi với cánh tay hoặc cái chân trên mõm chúng.      

Nghe đồn, đây là cách quần áo được giựt lấy lại. Lúc đầu, ăn trộm chưa dám công khai và lặng lẽ lấy cắp quần áo trong các hố chôn. Không ai biết đích xác ai là kẻ trộm – những người nhặt phế liệu nhận diện được một số nhưng số khác tin rằng thực tế còn phức tạp hơn. Tại sao không ai tước quần áo khi buổi hành quyết bắt đầu? Khó mà biết được, nhưng có một vài lý do. Thứ nhất, người ta thà chết trong nghèo đói còn hơn có hành vi như vậy (lấy quần áo trong buổi hành quyết). Thứ nhì, đó là sự nhục nhã lớn nếu ai đó biết được tên trộm tại buổi hành hình. Thứ ba, quần áo của thi hài gây phiền phức cho những người nhặt phế liệu sau vài ngày.      

Nghe đồn người nhặt phế liệu bàn với nhau trước khi cả nhóm đánh liều đến mồ chôn tập thể. Sau cùng, đây là một nơi quá hoang dã với bất kỳ ai, chưa kể đến những con chó hoang đói ăn suốt ngày đi săn. Xem ra họ đã can đảm hơn để kéo quần áo từ những xác chết đông cứng lại. Hơn nữa, các bộ đồ đó có sự cám dỗ rất lớn, đôi khi người ta nhói tim nhìn những con chó xé chúng thành từng mảnh. Vì vậy tốt hơn là nên tới sớm, họ thường nói: “Luôn có người tới trước.”     

Những lưu ý trên có thể dẫn đến cuộc đua cởi lấy quần áo người chết sớm hơn. Việc cướp bóc ở hố chôn tập thể dừng lại và kẻ cướp quay sang đợi ở nơi hành quyết. Hơn nữa, lột quần áo trong lúc cái xác còn ấm sẽ dễ dàng hơn. Một số người còn đùa rằng nếu được phép tốt hơn nên lột quần áo tù nhân trước khi hành quyết. Thật vậy, tôi nghe thấy một người không phải kẻ cướp nói đại loại như “Tốt hơn lột hết quần áo trước để tránh vấy máu.” Tôi tin chắc đó là điều ở trong đầu kẻ cướp. Tôi xót xa trước sự biến dị, con tim nhói đau. Mua quần áo tại phiên chợ và mặc nó vào chắc chắn sẽ mang đến điềm gở.         

Theo Kan Zhang Guo

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x