Nga sẽ mở căn cứ quân sự ở Cam Ranh?

14/02/14, 09:55 Tin Tổng Hợp

Nước Nga khởi động chương trình phát triển quân đội để khẳng định cường quốc này đã trở lại. Khi hải quân Nga đạt mức “hùng mạnh” như thời Xô viết, các căn cứ quân sự ở nước ngoài là không thể thiếu.

Tàu chiến Nga được triển khai tại Syria (Ảnh minh họa)

Trong bài viết đăng hồi giữa tháng 1/2014, tờ TopWar của Nga đã có những phân tích khá kỹ càng về khả năng Nga sẽ phát triển mạng lưới căn cứ quân sự ở nước ngoài nhằm phục vụ cho một lực lượng quân sự hùng mạnh. Theo TopWar, các căn cứ quân sự ở nước ngoài giúp cải thiện đáng kể các khả năng chiến đấu của quân đội Nga và Nga cần căn cứ quân sự “như cần không khí để thở”.

Trong quá khứ, Nga đã từng sở hữu một lượng lớn căn cứ quân sự ở nước ngoài. Sau khi Liên Xô tan rã, số căn cứ quân sự này cũng giảm bớt, và nay quân đội Nga chỉ còn duy trì một vài căn cứ nằm ở Tajikistan, Armenia, Abkhazia (thuộc Nga) và Nam Ossetia (Gruzia). Ngoài ra, tại cảng thành phố Tartous (Syria) có điểm hậu cần cho Hải quân Nga. Họ đã bỏ căn cứ quân sự ở các nước xa xôi (Cuba và Việt Nam), cũng như tại các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây.

Những năm gần đây, Nga đã khởi động chương trình phát triển quân đội. Trong tương lai, đối với Hải quân Nga, việc tăng cường khả năng chiến đấu có thể đạt được nhờ sử dụng các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Như sự kiện trong những tháng gần đây cho thấy, quân đội Nga có thể có những kế hoạch như vậy. Trong thời gian qua, Nga đã tiến hành một số bước đi, dù theo cách này hay cách kia đều sẽ tăng cường khả năng phòng thủ của lực lượng vũ trang Nga.

Tháng 11/2013, sau cuộc thảo luận giữa lãnh đạo hai nước Nga và Việt Nam, báo giới đã đưa tin về sự hợp tác trong tương lai giữa hai nước. Và khi đó, người ta biết rằng tại cảng Cam Ranh xuất hiện một căn cứ bảo trì và sửa chữa tàu ngầm. Thông tin hiện có cho thấy căn cứ này được thiết kế để sử dụng cho các tàu ngầm của Hải quân Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế thủy thủ Việt Nam vận hành tàu ngầm do Nga đóng, cũng như sự cần thiết phải tiếp tục hợp tác với Nga để hình thành cơ sở phục vụ đã đưa ra nhiều giả thuyết. Và không loại trừ khả năng trong tương lai, Hải quân Nga sẽ trở lại Cam Ranh.

Quân đội Xôviết và sau này là quân đội Nga đã sử dụng Cam Ranh từ năm 1979. Cam Ranh đã trở thành căn cứ lớn nhất của quân đội Xôviết ở nước ngoài với tổng diện tích 100 km2. Năm 2001, lãnh đạo Nga quyết định không gia hạn thỏa thuận thuê và đóng cửa căn cứ này. Nguyên nhân là phía Việt Nam đề nghị đưa vào thỏa thuận điều khoản trả tiền thuê, cũng như căn cứ không còn cần thiết. Giữa năm 2002, những binh sĩ Nga cuối cùng rời căn cứ này.

Trong những năm gần đây, hợp tác kỹ thuật – quân sự giữa Nga và Việt Nam thường đề cập tới khả năng tái lập căn cứ Cam Ranh. Dù không có thông tin chính thức về vấn đề này, song việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa 2 nước trong nhiều lĩnh vực rút cục có thể dẫn tới sự xuất hiện của một thỏa thuận mới thuê căn cứ này.

Thông tin mới khác liên quan tới khả năng Nga lập căn cứ quân sự ở nước ngoài đến từ Síp. Vài ngày trước, báo Cyprus Weekly, đã đưa tin rằng Bộ Quốc phòng Síp đã trình lên Bộ Ngoại giao kế hoạch hợp tác với Nga. Căn cứ theo văn kiện này, Nga sẽ có thể sử dụng căn cứ không quân Andreas Papandreou (ở thành phố Paphos) và cảng Limassol. Tuy nhiên, trong trường hợp đó, ban đầu, sân bay có thể chỉ tiếp nhận các máy bay tham gia hoạt động cứu hộ hay nhân đạo. Chưa có xác nhận về sự tồn tại của kế hoạch hợp tác này.

Chủ đề Nga thuê căn cứ không quân của Síp xuất hiện trên mặt báo Hè năm trước. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc thảo luận với người đồng cấp Síp Ioannis Kasoulides đã bày tỏ mong muốn thuê căn cứ không quân gần thành phố Paphos. Nhưng chấp nhận đề xuất của Nga có thể sẽ khiến chính phủ Síp rơi vào tình thế khó khăn. Một mặt hợp tác với Nga có thể có những tác động tích cực tới kế hoạch kinh tế và chính trị, song mặt khác khả năng cho thuê căn cứ không quân sẽ kích động một phản ứng mạnh mẽ từ các nước thứ ba. Nghĩa là Síp nhận được một số lợi ích song có nguy cơ làm xấu đi quan hệ với các nước phương Tây.

Sử dụng căn cứ không quân của Síp hay mở lại căn cứ tại Cam Ranh rõ ràng có lợi cho quân đội Nga. Việc sử dụng 2 cơ sở này có thể giúp tăng sự hiện diện của tàu chiến và máy bay Nga tại Địa Trung Hải cũng như Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tuy vậy, các bước đi này có thể ảnh hưởng đáng kể tới tình hình quốc tế tại các khu vực tương ứng. Hơn thế, sự hiện diện của Nga có thể trực tiếp đối chọi với lợi ích của các nước thứ ba muốn thống trị khu vực cụ thể nào đó. Vì vậy, có thể hiểu được phản ứng của các nước phương Tây, trong đó có Mỹ, đối với đề xuất của Nga về việc sử dụng căn cứ không quân tại Síp.

Sự hiện diện của binh sĩ Nga tại Síp có thể ảnh hưởng tới lợi ích của một số nước châu Âu, cũng như Mỹ. Việc khôi phục căn cứ quân sự Nga tại Việt Nam cũng gây sự chú ý của các nước thứ 3. Trước tiên đó là Mỹ và Trung Quốc. Cần lưu ý hai nước này ngay từ đầu thập kỷ vừa qua cũng đã có ý định thuê Cam Ranh. Tuy nhiên, cuộc đàm phán với hai phía thuê tiềm tàng này đã không đem lại kết quả. Theo những kế hoạch mới nhất, Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước, trong đó có Nga, nước đang đóng tàu chiến và tàu ngầm cho Hà Nội.

Phải thừa nhận vào thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, các căn cứ lớn ở nước ngoài là không cần thiết đối với Hải quân Nga. Việc đóng các tàu chiến và tàu ngầm mới vẫn tiếp tục, song trong vài năm tới số tàu của Hải quân Nga vẫn ít hơn hẳn số tàu của Hạm đội Xôviết thập niên 1970 hay 1980. Do đó, tàu chiến Nga sẽ không thể tiến hành những cuộc tuần tra thường xuyên ở các vùng xa, và kết quả là, sẽ không cần đến những căn cứ lớn có thể cùng lúc phục vụ cho lượng lớn tàu chiến.

Nếu ngành công nghiệp đóng tàu Nga có thể hoàn tất nhiệm vụ đặt ra cho họ theo chương trình tái vũ trang quốc gia, thì tới năm 2020 vấn đề cần thiết lập các căn cứ quân sự sẽ trở nên thực tế. Việc liên tục tăng số lượng tàu chiến và tàu ngầm trong phiên chế Hải quân Nga sẽ cho phép hình thành các cuộc tuần tra thường xuyên tại những khu vực cần thiết. Và hoạt động này có thể cần tới không chỉ vấn đề hậu cần mà cả căn cứ. 

Tuy nhiên, đó vẫn là câu chuyện của thời tương lai.

Theo Lương Minh (Infonet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x