Cúm gia cầm lại xuất hiện ở Trung Quốc, lo sợ về sự đột biến chủng cúm

10/02/14, 00:39 Sức khỏe

Một nhân viên bảo vệ đóng cửa chợ gia cầm tại Hồng Kông hôm 28 tháng Một. Một sự bùng nổ số người nhiễm cúm gia cầm tại Trung Quốc, với một chủng virus mới đã tái xuất hiện (PHILIPPE LOPEZ/AFP/Getty Images)

Tháng Ba năm ngoái một chủng cúm gia cầm đột nhiên xuất hiện ở Trung Quốc, và cũng nhanh không kém, sau đó đột ngột im lìm. Tháng Một năm nay nó xuất hiện trở lại một cách dữ dội, và các khoa học gia lo ngại rằng những sự đột biến có thể khiến chủng virus chết người này có khả năng lan truyền.

James Clapper, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Hoa Kỳ (DNI), đã phác thảo một bức tranh đúng mực về nguy cơ tiềm tàng của cúm gia cầm trong một tuyên bố hôm 29 tháng Một trước Ủy ban Tình báo

“Nếu cúm H7N9 hay bất kỳ mầm bệnh mới qua đường hô hấp nào mà có thể gây tử vong hoặc làm tổn hại đến hơn 1% các nạn nhân, lại dễ dàng lây truyền, thì nó sẽ mang đến những hậu quả kinh hoàng nhất.” ông Clapper nói. “Một sự bùng phát không kiểm soát được sẽ dẫn đến một đại dịch toàn cầu trong tối đa là 6 tháng, có người nhiễm bệnh và tử vong trên toàn thế giới, và sẽ dai dẳng trong khoảng 2 năm”

Clapper nói “Chúng tôi kiểm định rằng cúm H7N9 tại Trung Quốc có xuất xứ từ gia cầm vào đầu năm 2013 không dễ lây truyền từ người sang người,” nhưng lưu ý rằng “cần theo dõi tính nghiêm trọng, tỉ lệ tử vong cao và nguy cơ đột biến và trở thành dễ lây lan. ”

Chủng cúm gia cầm mới H7N9 đã xuất hiện vào tháng Ba năm 2013, gây tử vong đối với 40% số người nhiễm bệnh. Chủng cúm cũ, H5N1, xuất hiện từ năm 2003. Chúng thông thường được gọi là “cúm gia cầm.”

Chủng H7N9 đang cho thấy nó có mức độ đầu độc cao hơn chủng cúm cũ. Trung Quốc đã ghi nhận 121 trường hợp cúm gia cầm trong tháng Một, và 16 trường hợp trong 3 ngày đầu tháng Hai.

Theo như Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WTO), từ khi H5N1 xuất hiện vào năm 2003, có tổng cộng 649 trường hợp nhiễm bệnh và 385 người chết. Như vậy, 121 trường hợp chỉ riêng trong tháng Một năm 2014 nhiễm H7N9 chiếm khoảng 1/5 tổng số trường hợp nhiễm H5N1 trong 11 năm.

Trong tháng Một cũng đã có một trường hợp tử vong do cúm gia cầm đã xuất hiện tại Châu Mỹ, khi một người Canada quay về từ Bắc Kinh đã chết do H5N1 vào ngày 9 tháng Một, theo như WHO.

Khó dự báo

Theo như S. Mark Tompkins, phó giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Georgia, có quá ít thông tin về chủng cúm mới H7N9 này để hiểu được hoạt động của chúng.

“Rất khó để dự đoán được tại sao nó đang xuất hiện trở lại,” Tompkins nói thêm rằng do tính di động của cúm “có nhiều điều có thể ảnh hưởng đến sự lây truyền.”

“Chúng ta có thể thấy số người mắc bệnh giảm vào cuối mùa cúm,” ông nói, nhưng cũng lưu ý rằng mùa cúm thông thường có thể thay đổi. Tompkins nói rằng những chủng cúm động vật – như là cúm gia cầm – càng khó dự đoán hơn nữa.

Khi mà các chuyên gia sức khỏe đang cố gắng dự đoán hậu quả của cúm gia cầm, các đột biến của dịch bệnh – thường thấy ở dịch cúm – có thể trở thành thứ thay đổi cuộc chơi.

Đột biến

Các khoa học gia tại Mỹ và Nhật Bản hồi tháng Tư năm 2013 đã phát hiện rằng chủng H7N9 mới đang đột biến nhằm thích nghi với tế bào con người.

Yoshihiro Kawaoka, chuyên gia hàng đầu về cúm gia cầm và là một trong những thành viên của nghiên cứu trên, đã giải thích trong một cuộc họp báo về tính quan trọng của dự án nghiên cứu này, “Một phân tích gene của virus cúm gia cầm có liên quan đến tối thiểu là 9 ca tử vong tại Trung Quốc cho thấy một loại virus đang tiến hóa để thích nghi với tế bào con người, làm dấy lên nguy cơ bùng phát dịch cúm toàn cầu.”

Vào tháng Tám năm 2013, các nhà khoa học tại Vô Tích, một thành phố gần Thượng Hải, Trung Quốc, cho biết họ phát hiện được một sự đột biến của cúm gia cầm H7N9, khiến nó có thể lây truyền từ người sang người. Những phát hiện này được công bố trên Tạp chí Y khoa Vương quốc Anh, và cho thấy virus này đã truyền từ một người cha sang con gái – cả hai đều đã tử vong. Bài báo lưu ý, “Khả năng truyền nhiễm là hạn chế và không liên tục.”

WHO đã báo cáo rằng “Cho đến nay, không có bằng chứng về sự lây truyền liên tục từ người sang người.”

Tompkins giải thích rằng trong sự lây nhiễm liên tục virus sẽ phát tán từ một người sang một người khác, và sau đó cứ tiếp tục phát tán như thế. Với sự lây nhiễm không liên tục, như trong trường hợp này, nó không tiếp tục lan truyền sau khi được truyền từ một người qua một người khác.

Vào tháng 12 năm 2013, các khoa học gia cũng phát hiện rằng H7N9 có thể đột biến để đề kháng với Tamiflu, một loại thuốc chống cúm, thuốc không hề ngăn được chủng virus này lây truyền từ một bệnh nhân sang người khác. Những phát hiện này được công bố hôm 11 tháng 12 năm 2013, trên Nature Communications.

Các lời cảnh báo

Đây là mùa cúm đầu tiên của chủng virus mới này, và mới đây đã có nhiều cảnh báo du lịch từ các quốc gia và các tổ chức y tế, quan ngại về làn sóng cúm gia cầm mới đây ở Trung Quốc.

Ngày 20 tháng Một, Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm Liên Hợp Quốc đã cảnh báo những người đi du lịch ở những nước lân cận Trung Quốc phải thận trọng với cúm gia cầm khi dự định du lịch đến Trung Quốc. Những cảnh báo du lịch tương tự cũng được thông báo từ Hội đồng Sự vụ Đại lục Đài Loan, Bộ Ngoại giao Úc, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh, và chính phủ Canada.

Có một lý do để băn khoăn: liệu những báo cáo về dịch bệnh có đáng tin hay không. Nguồn tin duy nhất về số ca nhiễm cúm gia cầm tại Trung Quốc là từ Ủy ban Kế hoạch Gia đình và Vệ sinh Quốc gia của Trung Quốc.

Trong khi không thể độc lập kiểm chứng những số liệu này, cộng đồng mạng Trung Quốc đã báo cáo rằng số người mắc bệnh đang tăng.

“Tôi phải để mọi người biết được sự thật,” một cư dân mạng viết. “Có nhiều người tại Cáp Nhĩ Tân này bị ốm, gấp đôi lần số ca trong cùng thời điểm này hồi năm ngoái,” một cư dân mạng ẩn tên cho biết.

Chính quyền Trung Quốc được biết là che giấu số liệu thực trong những lần dịch bệnh. Năm 2003, chính quyền Trung Quốc đã thừa nhận số ca nhiễm SARS là nhiều hơn số liệu họ đã thông báo trước đó. Điều này là do một vị bác sỹ đã ‘vượt rào’ và nói rằng chủng virus đó nghiêm trọng hơn nhiều những điều đã được báo cáo.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x