Đến thăm “đại bản doanh” sản xuất pháo Tết ở châu Á

19/01/14, 01:43 Chuyện lạ

Ít ai biết rằng, Lưu Dương (Trung Quốc) được mệnh danh là cái nôi của pháo hoa…

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, bên cạnh những phong tục tập quán truyền thống, lặng ngắm pháo hoa mỗi đêm giao thừa đón mừng năm mới cũng đã ăn sâu và tiềm thức của mỗi chúng ta. 
 
Vậy bạn có biết những chùm pháo hoa sặc sỡ, lung linh ấy do ai nghĩ ra và có nguồn gốc từ đâu không? Hãy cùng du lịch tới mảnh đất quê hương của pháo hoa – Lưu Dương (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) và tìm hiểu xem sao…
 
Đến thăm "đại bản doanh" sản xuất pháo Tết ở châu Á 1
 
Những tài liệu cổ nhất nói về pháo hoa được ghi nhận đều nói rằng quê hương của pháo hoa là Trung Quốc và loại pháo này rất phổ biến dưới thời Bắc Tống, khoảng những năm Tuyên Hòa (1119-1125). Tuy nhiên, theo truyền thuyết dân gian của Trung Quốc thì tổ sư thật sự của pháo hoa là Lý Điền, quê ở Lưu Dương, Hồ Nam. 
 
Khi đó, dưới thời Đường Thái Tông, hai bên bờ Nam Xuyên có nhiều người bị ma núi ám hại, vì thế nhà vua xuống chiếu cầu người tài giúp nước. Lý Điền phát minh ra pháo trúc, giúp vua đuổi ma nên được phong là Bộc trúc tổ sư. Đó cũng là lý do mà mọi người đều coi Lưu Dương chính là quê hương nơi pháo hoa ra đời.

 
Đến thăm "đại bản doanh" sản xuất pháo Tết ở châu Á 2
 
Trải qua hàng ngàn năm phát triển, pháo hoa luôn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người Lưu Dương. Suốt thời kỳ phong kiến mà nhất là dưới thời Ung Chính, triều Thanh (1644-1911), pháo hoa Lưu Dương đã nổi tiếng tới mức trở thành vật cống nạp hàng năm cho hoàng tộc. 

 
Đến thăm "đại bản doanh" sản xuất pháo Tết ở châu Á 3

Ngày nay, có tới hơn 60% người dân ở Lưu Dương làm pháo hoa. Sẽ không phải là nói quá khi cho rằng, tới Lưu Dương, bạn nhìn đâu cũng thấy pháo hoa, “nhà nhà pháo hoa, người người pháo hoa”. 

 
Đến thăm "đại bản doanh" sản xuất pháo Tết ở châu Á 4

Ở Lưu Dương, một quả pháo kích cỡ lớn nhất có giá tới 10.000 USD (hơn 210 triệu đồng). Đó là lý do vì sao giám đốc của một xí nghiệp sản xuất pháo hoa ở Lưu Dương từng tâm sự: “Ở đây, làm pháo là nghề nhanh giàu nhất”. Tuy nhiên, phần lớn các xưởng làm pháo hoa ở Lưu Dương đều sản xuất thủ công và người làm chủ yếu là các nữ công nhân.
 

 
Đến thăm "đại bản doanh" sản xuất pháo Tết ở châu Á 5
 
Pháo hoa gồm có hai phần chính là bộ phận phóng (nòng súng, pháo, làm nhiệm vụ phát nổ đưa pháo lên không trung) và phần pháo cháy (phần sẽ phát nổ và tạo ra những hình thù khác nhau). 
 
Trong phần pháo chính, người ta trộn vào đó rất nhiều những chất phụ gia tạo màu bên cạnh thuốc nổ đen, chủ yếu gồm hỗn hợp các muối hóa học khi cháy sáng ở nhiệt độ cao thì phát ra thứ ánh sáng có màu đặc trưng.
 
Nếu như ánh sáng vàng có từ hỗn hợp nhôm và magie cháy ở nhiệt độ 1.500 độ C thì khi nhiệt độ lên tới 3.000 độ C, màu trắng ấy chuyển thành tia lửa trắng lấp loáng. Màu xanh lá cây do bari nitrat tạo ra, màu đỏ của muối clorua kim loại stronti… chúng đều là những màu sắc nguyên thủy của pháo hoa. 

Đến thăm "đại bản doanh" sản xuất pháo Tết ở châu Á 6
 
Sau này, với sự phát triển của khoa học, màu sắc pháo hoa đã đa dạng hơn rất nhiều: muối đồng clorua cho màu xanh da trời, màu đỏ và xanh da trời trộn với nhau tạo nên màu tím lãng mạn và các ánh hồng, da cam do bột than cháy tạo ra.

 
Đến thăm "đại bản doanh" sản xuất pháo Tết ở châu Á 7
 
Bí kíp tạo hình cho pháo hoa là khó nắm bắt nhất và luôn được các nghệ nhân giữ bí mật. Tuy nhiên, cơ chế chính của quá trình này là việc sắp xếp các hạt cháy nhỏ hình cầu bên trong pháo hoa thành hình dạng muốn tạo thu nhỏ, sau đó tính toán lượng thuốc nổ phù hợp để khi pháo bắn ra sẽ tạo được thành hình thật, kích thước lớn.

 
Đến thăm "đại bản doanh" sản xuất pháo Tết ở châu Á 8

Một quả pháo hoa Lưu Dương hoàn chỉnh thường có hình cầu. Để sản xuất được chúng, đầu tiên, người ta sắp xếp nguyên liệu thô gồm hạt cháy (stars), thuốc nổ đen vào lớp vỏ bằng bìa các-tông. Ở chính giữa pháo có kíp nổ nhỏ nối với dây cháy chậm hẹn giờ. Ngoài ra, vỏ pháo còn có một kíp cháy khác, gọi là kíp phóng.
 
Đến thăm "đại bản doanh" sản xuất pháo Tết ở châu Á 9

Khi bắn, kíp phóng và dây cháy chậm hẹn giờ cùng cháy. Kíp phóng nổ trước, đưa pháo hoa lên không trung. Khi lên tới độ cao trong tính toán, dây cháy chậm hẹn giờ sẽ kích nổ kíp bên trong pháo ở giữa bầu trời, kết quả là một tiếng nổ lớn phát ra, sau đó là sự xuất hiện của các hình thù do hạt cháy trong pháo tạo ra.

 
Đến thăm "đại bản doanh" sản xuất pháo Tết ở châu Á 10

Ngoài pháo hoa cỡ lớn phục vụ cho các lễ hội, người dân Lưu Dương cũng sản xuất pháo hoa cỡ nhỏ và những dây pháo nổ cỡ nhỏ. Pháo hoa cỡ nhỏ cũng có cách làm tương tự như pháo hoa cỡ lớn, nhưng ít thuốc nổ, tầm bắn thấp và hình dạng, màu sắc không phong phú. Thông thường, pháo loại này khi bắn có hình bông lúa hay ngôi sao vàng đơn giản. 

Đến thăm "đại bản doanh" sản xuất pháo Tết ở châu Á 11
 
Pháo hoa thành phẩm sẽ được chuyển đi khắp nơi, phục vụ các dịp lễ hội trong và ngoài nước. Người dân Lưu Dương thường gọi đùa pháo hoa là “bánh” bởi sau khi được đóng gói, trông chúng có màu sắc rất sặc sỡ như các loại bánh kẹo vậy.
 
Video dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về quy trình làm pháo hoa ở Lưu Dương.

Theo Kenh14

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x