Báo Italy ca ngợi vẻ đẹp của đất nước Việt Nam

12/01/14, 09:44 Chuyện lạ

Những đồng lúa chín vàng dọc đường vào khu Tam Cốc-Bích Động. (Ảnh: Đinh Công Hoan/Báo ảnh Việt Nam)

Chuyên trang du lịch của nhật báo hàng đầu Italy, La Repubblica vừa đăng tải một bài viết dài giới thiệu cho độc giả nước này vẻ đẹp của đất nước Việt Nam, từ “Vịnh Hạ Long cho đến Đồng bằng sông Cửu Long, giữa những vựa lúa và hồi ức, giữa thiên nhiên đa dạng và phong phú với khát vọng hiện đại hóa.”

Bài viết đã đưa người đọc thực hiện một chuyến du lịch đến những điểm mà tác giả nhấn mạnh là đáng chú ý của một đất nước “có hơn 3.000 cây số bờ biển, những di sản của UNESCO và một sự bùng nổ kinh tế giữa những con hổ mới của châu Á.”

Hà Nội hiện ra với những ngôi chùa và hồ nước; Sa Pa là điểm hẹn cuối tuần sau một đêm trên tàu hỏa với các dân tộc ít người sinh sống, với những ruộng bậc thang và nếu may mắn, du khách người Italy có thể qua đêm trong một gia đình H’mong; vịnh Hạ Long, di sản UNESCO, với hàng nghìn hòn đảo và “vẻ đẹp huyền thoại” là nơi không thể không ghé qua, trong khi Tam Cốc, với những khu động trong núi, “nơi tiếng động duy nhất là tiếng nước từ nhũ đá rơi xuống mặt nước” cũng là điểm không thể thiếu trong hành trình du lịch ở miền Bắc.

Tác giả cũng đưa người đọc đến Hội An, một di sản khác UNESCO khác của Việt Nam, với những khu phố cổ đã được gìn giữ từ nhiều thế kỷ nay và không bị hư hại trong chiến tranh, trong đó có “những hàng ăn, những cửa hàng tạp hóa, hàng thủ công,” nhưng không xa đó là “những cánh đồng lúa với người nông dân đang làm việc.” 

Sau Hội An, bài báo viết về Mũi Né, “nổi tiếng với những cồn cát đỏ và một bờ biển dài hàng cây số,” về Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của Việt Nam. 

Tác giả khuyên du khách Italy dành nhiều thời gian ở khu vực này để thăm Cần Thơ và chợ nổi Cái Răng. 

Bài viết kết thúc bằng một đoạn mô tả về Thành phố Hồ Chí Minh, điểm đến cuối cùng trong hành trình thăm Việt Nam. 

Theo tác giả, thành phố này là một đô thị lớn với 8 triệu dân, một sự pha trộn giữa những ngôi chùa cổ, những trung tâm thương mại nhiều tầng, những cửa hàng buôn bán đủ thứ và là một thế giới của xe máy trên những con phố tấp nập trong một cuộc sống vận động không ngừng./.

Nguồn: Dân Trí

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

    Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

x