TQ và nỗi lo xung đột Nam Sudan

10/01/14, 00:42 Tin Tổng Hợp

Canh bạc hiện đang ở mức cao nhất cho Trung Quốc, nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực khai thác dầu ở Nam Sudan, trong lúc tình trạng giao tranh ác liệt vẫn đang diễn ra giữa các lực lượng trung thành với Tổng thống Salva Kiir và phe ủng hộ người từng là phó của ông.



Một số mỏ dầu lớn nhất mà Trung Quốc đang hoạt động nằm ở các vùng thuộc kiểm soát của các phiến quân ủng hộ Riek Machar, người vẫn là phó tổng thống của nước này cho tới khi bị cách chức hồi tháng Bảy vừa rồi.

Sản lượng dầu đã giảm 20% kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ba tuần trước, và hơn 300 công nhân Trung Quốc đã phải đi sơ tán.

Nỗi ám ảnh Libya cũng đè nặng lên tâm trạng người Trung Quốc – hết dự án này tới dự án khác bị bỏ trống bởi tình trạng giao tranh ác liệt trong thời kỳ Mùa xuân Ả rập 2011, khiến Trung Quốc thua lỗ nặng nề.

Cho nên người ta không mấy ngạc nhiên khi Trung Quốc đang đặt sức nặng lên các cuộc đàm phán hòa bình tại Addis Ababa.

Có mặt tại thủ đô Ethiopia hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Vương Nghị nói rõ rằng Trung Quốc muốn cả hai bên chấm dứt giao tranh và tìm kiếm một lối thoát khả dĩ, chừng mực.

Theo các tường thuật trên truyền thông, ông thậm chí sẵn sàng trung gian hòa giải với tư cách cá nhân giữa các bên đang đánh nhau.

Hiện chưa rõ liệu ông Vương có khả năng làm chuyện này hay không, nhưng thông điệp của ông đưa ra rất quan trọng, phóng viên BBC Emmanuel Igunza tường thuật từ Addis Ababa.

Nó cho thấy cộng đồng quốc tế đang coi cuộc khủng hoảng này nghiêm trọng tới mức nào – với nhiều nhà ngoại giao có mặt trong các cuộc đàm phán, phóng viên BBC nói.

Ngoài phái viên chuyên về châu Phi của Trung Quốc, Chung Kiến Hoa thì đặc phái viên Hoa Kỳ Donald Booth và đại diện đặc biệt của EU Alexander Rondos cũng có mặt.

Đầy rủi ro

Trung Quốc đầu tư chừng 20 tỷ đôla vào Sudan trước khi nước này tách thành hai quốc gia độc lập hồi 2011, theo truyền thông Trung Quốc.

Thêm 8 tỷ nữa được cam kết với Tổng thống Kiir trong chuyến thăm của ông này tới Trung Quốc một năm sau đó, nhằm dùng cho các dự án cơ sở hạ tầng và ngành dầu lửa. Chuyến đi của ông Kiir tới Bắc Kinh đem về cho Nam Sudan cam kết 8 tỷ đôla đầu tư 



Chuyến đi của ông Kiir tới Bắc Kinh đem về cho Nam Sudan cam kết 8 tỷ đôla đầu tư 

Việc đầu tư mạnh mẽ dường như đã đem lại kết quả, với 10 tháng đầu năm của 2013, Trung Quốc đã nhập 1,9 triệu tấn dầu (tức gần 14 triệu thùng) từ Nam Sudan, gấp đôi mức nhập khẩu từ Nigeria vào Trung Quốc mỗi năm.

Tuy chiếm chưa tới 1% tổng lượng dầu Trung Quốc nhập khẩu, nhưng nó chiếm tới khoảng hai phần ba lượng dầu xuất khẩu của quốc gia non trẻ nhất thế giới này, và dự kiến sẽ còn tăng nữa.

Hai năm trước, Trung Quốc đã bị thua lỗ nặng nề trong các dự án tại Libya, làm về cơ sở hạ tầng, viễn thông và dầu lửa.

Nhiều công trình xây dựng đã bị ngưng trệ và các địa điểm bị cướp phá hoặc bị hủy hoại trong cuộc cách mạng vốn đã lật đổ nhà lãnh đạo lâu năm Muammar Gaddafi.

Truyền thông Trung Quốc ước tính tổng thiệt hại vào khoảng 20 tỷ đôla, tuy các con số chính thức không được đưa ra.

Các cuộc thảo luận đền bù với tân chính phủ Libya vẫn bế tắc, bởi ưu tiên hàng đầu của họ lúc này là việc xây dựng đất nước và cải thiện điều kiện sống cho nhân dân Libya.

Bùng nổ kinh tế

Các chuyên gia chỉ ra rằng Trung Quốc đã chấp nhận những rủi ro to lớn trong cuộc tìm kiếm dầu lửa.

Bởi sự bùng nổ kinh tế của nước này đòi hỏi nhiều dầu lửa, trong lúc nguồn khai thác trong nước thì hạn chế.
Nhưng các thị trường chính đều đã bị các hãng phương Tây thống trị hoặc bị giới hạn sản lượng do các lệnh trừng phạt, khiến cho Trung Quốc không có mấy lựa chọn ngoài việc phải theo đuổi các chiến lược nhiều rủi ro.


Trung Quốc đầu tư dày đặc vào mảng khai thác dầu lửa ở Nam Sudan 

 

 

Ngày nay, hơn nửa đầu tư của Trung Quốc trong lĩnh vực dầu lửa ở nước ngoài là ở các khu vực bị coi là bất ổn, như Iran, Nigeria, Sudan, Nam Sudan và Venezuela.

Các công nhân Trung Quốc kẹt giữa các cuộc xung đột của nhiều thế lực khác nhau, nhằm kiểm soát nguồn dầu lửa tại Sudan.

Trong 2008, năm nhân công dầu khí Trung Quốc đã bị các phiến quân bắt cóc tại tỉnh Nam Kordofan của Sudan và bị giết chết trong quá trình giải cứu.

Bốn năm sau, thêm 29 công nhân xây dựng Trung Quốc bị bức hại ở cùng tỉnh này và chỉ được thả sau đó 11 ngày, sau hàng loạt các cuộc đàm phán căng thẳng.

Các phiến quân Sudan được dẫn lời nói họ không muốn gây hại cho các công nhân, nhưng muốn gửi tín hiệu tới chính phủ Trung Quốc rằng họ không muốn Bắc Kinh can dự vào cuộc xung đột dầu lửa tại Sudan.

Tuy nhiên, những gì đang diễn ra tại Nam Sudan có vẻ như nghiêm trọng hơn nhiều so với các vụ bắt cóc.

Trung Quốc phải cầu mong cho có kết thúc nhanh chóng để các giếng dầu có thể hoạt động bình thường trở lại.

Vào lúc này, một số chuyên gia cũng dự đoán rằng Trung Quốc có thể sẽ buộc phải nghĩ lại về chiến lược dầu lửa nhiều rủi ro của mình.

Theo BBC

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x