Có thể sẽ có việc đổi tội danh với bị cáo nếu có và khởi tố vụ việc khác vì với vụ án tiết lộ thông bí mật thì có căn cứ rồi.
Điều tra vụ án thuộc Viện KSND tối cao
Theo luật sư Triển, Viện kiểm sát TP. Hà Nội có trách nhiệm chuyển hồ sơ đó cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trong trường hợp này, về mặt tố tụng, căn cứ vào pháp lệnh điều tra hình sự chức năng điều tra thuộc về Cục điều tra hình sự của Viện KSND Tối cao.
|
Luật sư Trần Đình Triển cho rằng có thể có sự thay đổi tội danh hoặc khởi tố vụ việc khác ngoài vụ cố ý tiết lộ bí mật nhà nước. |
Khi thụ lý vụ án thì cần phải xem xét những cá nhân nào phạm tội thì họ mới ra quyết định khởi tố bị can.
Khi khởi tố bị can thì tùy theo tính chất nghề nghiệp và vai trò của bị can đó.
Bị can là đảng viên thì căn cứ vào quy định của Điều lệ Đảng và quy định của Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương, khi cá nhân là đảng viên bị khởi tố thì cơ quan điều tra phải ra văn bản cho cơ quan quản lý đảng viên đó, nơi có thẩm quyền ra quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên đó để ra quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt đảng với bị can đó.
Trong trường hợp bị can mà liên quan tới vấn đề chức vụ đang nắm, để đảm bảo tính khách quan, phòng tránh việc bị can đó lợi dụng công việc của họ để cản trở việc điều tra, dẫn đến việc cơ quan điều tra khó khăn hoặc không khách quan thì cơ quan điều tra có quyền ra văn bản với cơ quan nơi cán bộ đó có thẩm quyền, để cơ quan quản lý cán bộ này ra quyết định tạm đình chỉ công tác để phục vụ công tác điều tra.
Đó là quy định chung của pháp luật.
Đặt giả thuyết nếu có trường hợp một thứ trưởng mang hàm thượng tướng bị khởi tố bị can thì chức Ủy viên TƯ phải do Ban Bí thư xem xét và ra quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt đảng.
Theo quy định của pháp luật, đối với chức vụ là hàm thứ trưởng và đeo hàm thượng tướng thì thẩm quyền đối với thượng tướng là do Chủ tịch nước phong còn chức vụ Thứ trưởng là do Thủ tướng quyết định.
Do đó, nếu cần thiết phải ra quyết định tạm đình chỉ công tác một thứ trưởng mang hàm thượng tướng thì Chủ tịch nước sẽ ra quyết định.
Nếu cơ quan điều tra nhận thấy có dấu hiệu thì phải làm từng bước tiến hành như vậy.
“Có tội thì nhận, không thì minh oan cho người ta”
Trao đổi với Báo điện tử Một Thế Giới liên quan đến quyết định khởi tố vụ cố ý làm lộ bí mật nhà nước của tòa và việc xử lý cán bộ đảng viên sai phạm, ông Vũ Quốc Hùng nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cho hay: “Đảng đã có nghị quyết không có vùng cấm trong Đảng. Ngày 8.1 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh phải thượng tôn pháp luật, coi pháp luật là trên hết”
|
Ông Vũ Quốc Hùng từng tham gia chỉ đạo các vụ án liên quan đến nhiều cán bộ cao cấp như vụ án PMU18, Năm Cam, Lã Thị Kim Oanh… |
Ông Hùng nhấn mạnh: “Vì vậy, việc khởi tố vụ án làm lộ bí mật công tác là việc làm nghiêm minh, đúng pháp luật, cần phải làm, làm đến nơi đến chốn và làm phải làm đến cùng. Người có tội thì phải nhận tội, người không có tội thì các cơ quan có thẩm quyền phải thanh minh cho người ta”
Trung ương Đảng đã có Nghị quyết về vấn đề gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Theo đó, đảng viên phải nâng cao vai trò gương mẫu của mình.
Cũng theo ông, bất kỳ ai vi phạm thì cũng phải chịu sự xử lý của luật pháp, đảng viên mà sai phạm thì phải xử lý nghiêm để làm gương. Nếu ai vi phạm trong đảng thì xử lý trong đảng, vi phạm pháp luật thì xử lý theo pháp luật, có tòa án xét xử.
“Việc xử đấu tranh chống tham nhũng là quyết tâm lớn của Đảng. Tôi tin tưởng vào Trung ương Đảng, Chính phủ và Nhà nước sẽ nghiêm minh, xử lý đúng người, đúng tội” Ông Hùng nói.
Ông Vũ Quốc Hùng nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Bộ phận thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương 6 (lần 2) với chức năng thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII tháng 2/1999 về chỉnh đốn Đảng và chống tham nhũng. Ông tham gia chỉ đạo xử lý các vụ án lớn liên quan tới nhiều cán bộ đảng viên cấp cao như: Lã Thị Kim Oanh, PMU 18, vụ án Năm Cam và đồng phạm…
Nam Phong
Theo Motthegioi