Trại lao động có thể sẽ lùi vào dĩ vãng, nhưng thứ gì sẽ thay thế chúng?

09/11/13, 00:53 Trung Quốc

Viên cảnh sát dẫn tù nhân đi bộ trên đường với cổ tay gắn với sợi dây thừng trong khu vực núi Nga Mi, tỉnh Tứ Xuyên

Những cải cách theo lời hứa của Bắc Kinh trong hệ thống ‘cải tạo lao động” vốn nhiều tai tiếng đang làm dấy lên các câu hỏi về cách giải quyết những bất đồng ý kiến

Khi Mao Hằng Phượng nghe rằng cảnh sát đã ngừng đưa người đến lao giáo hay trại cải tạo lao động, cô cảm thấy chút nhẹ nhõm.

Mao, một người đi khiếu kiện từ Thượng Hải đã bị tống vào lao giáo ba lần và bị nhốt trong nhà thương điên ba lần – thời gian sau khi cô bị buộc nạo phá thai bảy tháng tuổi khi cô mang thai lần thứ ba. Cô cho biết cô bị mắc các triệu chứng ác mộng, cao huyết áp và đau nửa đầu do bị tra tấn khi ở lao giáo – gồm cả việc bị bức thực bằng nước tiểu và phân.

“Nếu cảnh sát không thể tùy ý tống người ta vào lao giáo, thì đó là sự cải thiện”, cô nói.

Trong vài tháng gần đây, nhiều cơ quan chức trách ở khắp đại lục đã lẳng lặng ngừng việc đưa các tội phạm vặt và những người chỉ trích chính phủ đi lao động cưỡng bức.

Trưởng cơ quan an ninh Mạnh Kiến Trụ thông báo vào tháng giêng rằng hệ thống giam giữ tùy tiện khét tiếng này  sẽ bị chấm dứt vào năm nay. Vào tháng ba, thủ tướng Lý Khắc Cường đã nói, chi tiết về việc cải cách hệ thống sẽ được thông báo vào trước cuối năm.

Trong vài tháng qua, truyền thông nhà nước đã đưa tin rằng các tỉnh như Quảng Đông, Sơn Đông và Vân Nam đã ngừng tiếp nhận các trường hợp mới vào lao giáo và nhiều trung tâm được xây dựng vì mục đích đó đã được chuyển thành trung tâm cai nghiện. Nhưng không có lời nào từ chính phủ trung ương về việc đình chỉ này liệu có là vĩnh viễn hay không.

Vào ngày 23 tháng 10, truyền thông nhà nước đưa tin rằng chánh án tối cao Chu Cường nói rằng tòa án nên tăng tốc việc giải quyết các vụ việc nhỏ và “hợp tác trong việc cải cách lao giáo” – một bước đi được các chuyên gia pháp luật nhìn nhận là một dấu hiệu cho thấy nhiều vụ việc liên quan đến người dân, những người mà lúc trước đáng lẽ được gửi đến lao giáo thì giờ đây sẽ được thụ lý bởi tòa án.

Kể từ khi ra mắt năm vào 1957, hình thức cải tạo lao động này đã trao cho cảnh sát quyền được gửi những người phạm tội nhỏ nhặt – như mại dâm, thành viên của các nhóm tôn giáo và những người phê phán chính phủ –  đến các trại lao động đến bốn năm, mà không qua xét xử.

Chuyện gia luật Trung Quốc Jerome Cohen của trường đại học New York nói rằng việc đưa cảnh sát tham dự phiên xét xử ở tòa sẽ là “một sự cải thiện thủ tục đáng kể” vì nó sẽ làm giảm quyền hành không giới hạn của họ.

Nhưng các nhà chuyên gia pháp luật nói rằng không rõ là những loại người vi phạm nào sẽ bị truy tố ở tòa và cách cảnh sát sẽ xử lý những người là đối tượng của lao giáo trước đó – những người đi khiếu kiện, những nhà hoạt động xã hội và những người theo môn phái Pháp Luân Công.

Một số người e sợ rằng lao giáo sẽ được thay thế bằng một hình thức trừng phạt mới, và lưu ý rằng cảnh sát vẫn có thể viện đến các hình thức giam giữ tùy tiện khác giữa nỗ lực leo thang để “duy trì ổn định” của chính phủ.

“Họ có thể bỏ cái tên lao giáo và thậm chí là cả các cơ sở, nhưng cảnh sát vẫn còn có nhiều lựa chọn để trừng phạt người dân một cách không chính thức mà không cần đến hình thức kia”, Cohen cho biết.

Dưới luật hiện hành, cảnh sát có thể thực hiện việc giam giữ hành chính đến 15 ngày đối với những người phạm tội nhỏ. Họ có thể giam các nghi phạm bị buộc tội cho đến 37 ngày trước khi có lệnh bắt chính thức, và có thể theo dõi quản thúc nghi phạm sáu tháng trong các vụ việc được xem là có dính líu đến khủng bố, đe dọa an ninh quốc gia và hối lộ nghiêm trọng.

Nhưng điều làm các nhà chuyên gia luật pháp lo lắng hơn cả là xu hướng của cảnh sát sử dụng các loại hình thức giam giữ như một công cụ tiện lợi để làm người ta biến mất vô
hạn định – như là gửi nghi phạm đến nhà thương điên, hắc lao hay “các lớp giáo dục pháp luật”.

“Khó khăn là họ có thể bị đẩy đến những góc tối vô hình” giáo sư luật Phó Hoa Linh của đại học Hồng Kông cho biết.

“Tôi băn khoăn rằng nếu có một nhu cầu chính trị để duy trì sự ổn định trước cuộc cải cách này, th́ì hiện giờ vẫn phải có nhu cầu tương tự như vậy và nó sẽ không thay đổi.

 
 

Phó nói rằng chìa khóa để chấm dứt các vụ lạm dụng là đưa cảnh sát ra chịu trách nhiệm trước tòa và hệ thống luật pháp nên độc lập khỏi ảnh hưởng chính trị – nhưng điều đó đòi hỏi một sự thay đổi chính trị.

Một cuốn sách mới, Thách thức đối với Trung Quốc, viết bởi Cohen và giáo sư Margaret Lewis, cho thấy tòa án lập hiến Đài Loan và các chi nhánh chính phủ, kể từ khi kết thúc thiết quân luật vào cuối những năm 1980, đã dần thúc đẩy việc bãi bỏ hệ thống tương tự như lao giáo của hòn đảo này vào năm 2009.

Sẽ khó có thể nhân bản điều này ở đại lục hiện nay, Cohen cho biết, căn cứ vào việc ban lãnh đạo mới có vẻ đang điều hành một chế độ hà khắc hơn lúc trước, nhưng vẫn cố thể hiện rằng “nó không hoàn toàn là không đáp lại những đòi hỏi ngày càng tăng từ quần chúng”.

Tháng trước, khi luật sư Đường Cát Điền đi đến Kê Tây, Hắc Long Giang để tìm kiếm vợ của thân chủ mình, một học viên Pháp Luân Công bị giam giữ, ông phát hiện rằng cô bị nhốt trong cái gọi là trung tâm giáo dục luật pháp, nằm trong một trại cải tạo lao động.

“Những người được gửi đến đó đơn giản bị làm cho biến mất”, Đường cho biết. “Lao giáo sẽ tiếp tục tồn tại dưới các tên khác nhau – và cũng sẽ trở nên vô hình hơn nữa”.

Học giả luật pháp Đằng Bưu, người mà chính bản thân đã bị cảnh sát làm mất tích nhiều lần, cũng tin rằng câu trả lời cho việc chấm dứt những sự ngược đãi không chỉ là giải thể các lao giáo mà còn tất cả các hình thức giam giữ tùy tiện.

“Chừng nào vẫn chưa có một bộ máy tư pháp độc lập, thì nó vẫn là chính quyền của cảnh sát”, Đằng nói.

Trong khi đó, người khiếu nại họ Mao nói rằng bạn bè của cô, những người đáng lẽ sẽ bị gửi đến lao giáo trước đây, thì bây giờ bị giam giữ hành chính hoặc hình sự.

Cô nói “thực chất, chính quyền chỉ đưa rượu cũ vào bình mới”. 

(Theo SCMP) 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x