Những hồ “giết người” bí ẩn nhất thế giới
-
Hồ Nyos là một trong ba hồ nước được gọi là tử thần, có lượng khí độc khổng lồ trên thế giới. Nyos là một hồ nước trên miệng núi lửa đã tắt, không hề giống những hồ núi lửa khác, bên dưới hồ Nyos tiềm ẩn một lượng mắc ma lớn. Một khi xảy ra chấn động, khí CO2 sẽ rò rỉ vào nước và có thể lấy mạng người trong chốc lát.
-
Sau thảm họa năm 1986, Hồ Nyos được mệnh danh là hồ giết người. Một trận sương mù bí ẩn bất ngờ bao phủ một khu vực dân cư gần hồ Nyos ở Cameroon đã cướp đi mạng sống của gần 2.000 người và 8.000 gia súc chỉ trong một đêm. Trên thi thể họ không có một dấu hiệu nào chứng tỏ đã bị chấn thương hay có một cuộc đụng độ nào đó dẫn tới tử vong.
-
Hồ Yellowstone nằm trên dãy núi lửa, ở độ cao 2.357m là một trong những hồ lớn nhất Bắc Mỹ với nước hồ quanh năm phẳng lặng, là nơi các gia đình thường cắm trại, nghỉ ngơi dịp cuối tuần. Tuy nhiên, miệng núi lửa gần đó là tử thần luôn ám ảnh du khách.
-
Một trận động đất nhỏ, thường là vô hại khi ở sâu dưới đáy hồ, nhưng sẽ đủ để kích hoạt như một vụ nổ. Khả năng gây chết người là ở đó. Đây là một hồ tuyệt đẹp nhưng cũng đầy thách thức.
-
Hồ móng ngựa (Horseshoe) ở Mỹ là một sát thủ thầm lặng. Hồ này rất đẹp nhưng ở cuối phía bắc có rất ít cây và không có dấu hiệu của sự sống. Lượng Carbon dioxide ở đây gấp 95 lần số lượng bình thường. Năm 2006, có ba người thiệt mạng do CO2 khi xây dựng trong một hang động gần hồ, nơi họ trú ẩn.
-
Hồ Mono là một hồ trong lành và tuyệt đẹp trong những năm 1940, cho đến nay nó được gọi là hồ “siêu mặn”, nó không hề có lối thông ra và cũng không hề bay hơi trong hàng chục nghìn năm qua, nó đã tích tụ muối và khoáng chất ở mức độ rất lớn.
-
Hồ miệng núi lửa Mount Rainier cũng là một trong những hồ bất thường. Hồ chỉ có thể đi vào thông qua các hang động ngầm. Khí núi lửa nơi đây là mối đe dọa lớn. Sulfur dioxide khi kết hợp với nước tạo thành axit sunfuric. Nước trong hồ miệng núi lửa và dưới hồ chính tạo ra axit sulfuric ăn vào đá núi lửa. Đá núi lửa ở Rainier có thể dễ dàng sụp đổ bất cứ lúc nào.
-
Hồ Kivu được gọi là Hồ Tử Thần bởi lượng khí độc nằm sâu dưới đáy nước lên tới hàng tỉ tấn. Theo tính toán của các nhà khoa học, lòng hồ hiện chứa khoảng 65 km3 khí Metan và 256 km3 khí CO2 khiến nó trở thành quả bom hẹn giờ khổng lồ. Nếu lượng khí này thoát ra, nó sẽ cướp đi sinh mạng của ít nhất 2 triệu người sống xung quanh hồ Kivu.
-
Năm 1984, đã có 37 người dân sống ở vùng hồ Monoun cũng qua đời một cách bí ẩn. Giống như trong thảm họa ở hồ Nyos, các nạn nhân đều chết đột ngột trong đêm mà không có bất kỳ một dấu hiệu nào cho thấy có một cuộc va chạm trước lúc họ qua đời.
-
Hồ nước sôi (Boilling Lake) nằm trong vườn quốc gia Morne Trois Pitons ở đảo quốc Dominica. Không có con đường nào dẫn thẳng đến Boiling Lake, thay vào đó bạn sẽ phải vượt 13km qua những con suối lưu huỳnh, những hẻm núi, thung lũng, trèo đèo và thậm chí cả bơi. Tại hồ nước sôi này, không có một loài thực vật hay động vật nào có thể sống ngoài những lỗ phun khí.
-
Hồ Rakshastal hay còn gọi là hồ ma quỷ. Nó là một hồ nước mặn, không có thực vật hoặc cá sống được ở đây. Theo huyền thoại thì nó là nhà của con quỷ vua 10 đầu, Lanka! Trong Phật giáo, hồ Rakshastal, có hình dạng giống như một lưỡi liềm, đại diện cho bóng tối.
-
Hồ Karachay, Nga là một vùng hồ nhỏ nằm ở trên núi Ural phía Tây nước Nga. Đây được xem là nơi tập trung của nguồn chất thải hạt nhân lớn của nước Nga và là một trong những nơi ô nhiễm nghiêm trọng nhất trên trái đất. Mức phóng xạ trong hồ cao tới 4,44 exabequerels (Ebq) với 3,6 Ebq Caesium -137 và 0,74 Ebq strontium -90 – một mức đáng báo động. Trong khi đó, mức phóng xạ đo được sau thảm họa Chernobyl vào khoảng 5 – 12 Ebq.
(vtc.vn)