Tranh cãi việc bệnh nhân ung thư dùng thuốc đang thử nghiệm

03/10/13, 15:11 Tin Tổng Hợp

Ngành y một số nước đang tranh cãi việc nên hay không nên cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối tiếp cận các loại thuốc thử nghiệm chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng, bởi vì chủ đề này có liên quan đến y đức.

Nhiều người ủng hộ sử dụng thuốc thử nghiệm để kéo dài sự sống cho bệnh nhân khi không còn sự lựa chọn nào khác. Nhưng nhiều ý kiến khác phản bác cho rằng sẽ là một sai lầm lớn nếu thuốc thử nghiệm không những không mang lại hiệu quả cho các bệnh nhân, mà thậm chí còn khiến họ chịu nhiều đau đớn hơn trong giai đoạn ngắn ngủi cuối đời.

15.000 người muốn cho bệnh nhân sử dụng, nhà sản xuất nói không
 

Cô Andrea Sloan (người Mỹ) đang gặp nguy hiểm vì căn bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn cuối. Cô nói đã quá mệt mỏi với các phương pháp điều trị ung thư hiện tại như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị kể từ khi cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư năm 2007.

Bác sĩ Charles Levenback thuộc Trung tâm ung thư M.D. Anderson ở bang Texas, người điều trị chính cho Andrea, cho biết nhóm thuốc chống ung thư thế hệ mới Parp inhibitor (chất ức chế Parp) có thể mang lại cho cô hi vọng.  

Cô Andrea (phải) đang được điều trị tại Trung tâm ung thư M.D. Anderson tại Texas, Mỹ – Ảnh: Facebook 

Bệnh nhân ung thư Andrea Sloan, 42 tuổi, ở Austin, Texas, Mỹ – Ảnh: CNN

Ông Charles nói với CNN do cô Andrea có nhiễm sắc thể BRCA bị đột biến nên chất ức chế Parp là phương pháp điều trị hiệu quả nhất dành cho cô, vì nó tiêu diệt các tế bào ung thư ở các bệnh nhân bị đột biến nhiễm sắc thể.

Công ty dược phẩm BioMarin có trụ sở tại California đã bào chế một phiên bản của loại thuốc này mang tên BMN 673. Công ty đã có một buổi thuyết trình về thuốc đặc trị này tại một hội nghị lớn về phòng chống ung thư đầu năm nay. Kết quả thử nghiệm ban đầu mang lại hi vọng cho những phụ nữ bị ung thư vú và buồng trứng.

Tuy nhiên BioMarin từ chối cho cô Andrea sử dụng BMN 673 với lời giải thích loại thuốc này đang trong giai đoạn thử nghiệm và cũng chưa biết hiệu quả thực tế của nó ra sao, dù công ty đã thử nghiệm lâm sàng trên 30 bệnh nhân ung thư buồng trứng như Andrea.

Debra Charlesworth, người phát ngôn của BioMarin, nói với CNN cung cấp thuốc thử nghiệm cho các bệnh nhân không phải là đối tượng thử nghiệm là một hành động trái đạo đức và mạo hiểm. “Nếu chúng tôi làm vậy thì chẳng khác nào đưa một loại thuốc chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng cho số đông bệnh nhân. Kinh nghiệm từ nhiều trường hợp trước đây cho thấy hậu quả của thuốc thử nghiệm còn khủng khiếp hơn căn bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải” – Debra cho hay. 

Nhưng Andrea nói cô sẵn sàng chấp nhận các rủi ro vì tình trạng bệnh không cho phép cô đợi vài năm cho đến khi BMN 673 chính thức có mặt trên thị trường. Thông qua một tổ chức từ thiện, có 15.000 người đã ký tên kêu gọi BioMarin cho phép cô Andrea sử dụng thuốc BMN 673.

Tình huống mà ông Frank Burroughs người Úc gặp phải thậm chí còn thê thảm hơn cô Andrea. Theo ABC News, trong một phiên điều trần gần đây trước Ủy ban phụ trách các vấn đề cải cách thuộc Hạ viện Úc, ông Frank trách móc rằng lẽ ra con gái Abigail của ông sẽ không chết vì bệnh ung thư cổ họng nếu như bé được phép dùng hai loại thuốc đặc trị đang trong giai đoạn thử nghiệm là ImClone Systems’ C-225 và AstraZeneca’s Iressa theo lời tư vấn của các bác sĩ. Ông Frank bảo nhà sản xuất hai loại thuốc này không muốn cho con ông tham gia chương trình thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân.

Cũng theo ABC News, thông thường Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ (FDA) chỉ cấp phép lưu hành cho một loại thuốc thử nghiệm sau khi được thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân trong một vài năm.

Phần lớn các nhà sản xuất dược phẩm ngại tiếp nhận bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bởi vì họ phải cung cấp kết quả thử nghiệm thuốc trên tất cả bệnh nhân để chứng minh hiệu quả của sản phẩm theo quy định của FDA. Nếu các loại thuốc thử nghiệm này chẳng may không cho kết quả như mong muốn, danh tiếng của họ nhiều khả năng bị ảnh hưởng.

Để giải quyết tình trạng này, FDA đề ra một quy tắc ngoại lệ cho phép các công ty dược phẩm cung cấp thuốc thử nghiệm cho những người mắc bệnh nặng mà không cần ghi lại các số liệu thống kê của họ.

Không nên tạo hi vọng không có cơ sở

Giáo sư Arthur Schafer ở Trường ĐH Manitoba (Canada) thẳng thắn chia sẻ quan điểm không ủng hộ các bệnh nhân hiểm nghèo sử dụng dược phẩm thí nghiệm, trên một diễn đàn chuyên tranh luận về các vấn đề y tế gây tranh cãi do một phân khoa của ĐH Manitoba thành lập.

“Bác sĩ không có nghĩa vụ cho bệnh nhân hi vọng nếu hi vọng đó không có cơ sở” – ông nhấn mạnh đồng thời nói thêm việc gửi gắm hi vọng vào các loại dược phẩm thử nghiệm nhiều khả năng là lựa chọn sai lầm.

Theo ông Arthur Schafer, chỉ có phép mầu mới giúp các bệnh nhân có tế bào ung thư di căn kéo dài cuộc sống. Ông nói các dược phẩm thử nghiệm đôi khi còn bào mòn chất lượng cuộc sống của họ. Giáo sư cho biết phần lớn bệnh nhân chấp nhận sử dụng thuốc thử nghiệm để làm vui lòng người thân.

Một bài viết trên diễn đàn này còn cung cấp thông tin về quy trình thử nghiệm thuốc mới. Theo đó, các nhân viên y tế chia các đối tượng thử nghiệm thành hai nhóm dựa theo lựa chọn ngẫu nhiên. Một nhóm được cho sử dụng thuốc thử nghiệm trong khi nhóm kia được chữa trị bằng liệu pháp trấn an tinh thần.

Nếu thuốc thử nghiệm không cho hiệu quả tốt bằng biện pháp trấn an tinh thần và thậm chí còn gây hậu quả xấu hơn là mang lại lợi ích cho bệnh nhân, thì Bộ Y tế Cananda sẽ không cấp phép lưu hành cho loại thuốc này.

Giáo sư Schafer cho biết thật khó khăn khi nói với các bệnh nhân hiểm nghèo rằng họ phải ngừng hi vọng vào một phép mầu, nhưng ông khẳng định các bác sĩ phải nên làm vậy nếu họ muốn tốt cho bệnh nhân và xã hội.

Cũng qua một bài viết trên blog cá nhân, bác sĩ David – chuyên khoa ung thư nhi ở bang Maryland (Mỹ) – thừa nhận cho các bệnh nhân hiểm nghèo tiếp cận thuốc thử nghiệm là một vấn đề thực sự gây tranh cãi. Nhưng ông hi vọng một ai đó sẽ nghĩ ra giải pháp dung hòa như vừa cảnh báo rủi ro của thuốc thử nghiệm vừa bảo đảm an toàn cho những người sử dụng nó.  

Thử nghiệm lâm sàng thuốc là gì?

Thử nghiệm lâm sàng thuốc là hoạt động nghiên cứu khoa học một cách hệ thống trên người nhằm đánh giá hiệu quả lâm sàng, chẳng hạn như nhận biết và phát hiện các phản ứng bất lợi, nghiên cứu sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa và sự thải trừ của thuốc nhằm mục đích chứng minh sự an toàn và hiệu quả của thuốc thử nghiệm, theo tài liệu nghiên cứu y khoa của tiến sĩ Triệu Nguyên Trung và thạc sĩ Huỳnh Hồng Quang ở Viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng Quy Nhơn.

Theo tài liệu này, quy trình thử nghiệm lâm sàng thuốc khá phức tạp và đòi hỏi các nhà sản xuất dược phẩm đầu tư nhiều thời gian công sức. Trung bình thời gian nghiên cứu lâm sàng một loại thuốc mới kéo dài 5-10 năm và trải qua nhiều giai đoạn. Hầu hết các quốc gia có điều luật thử nghiệm thuốc lâm sàng riêng nhưng thường dựa trên quy trình đánh giá của các tổ chức như Cơ quan Quản lý thực phẩm – dược phẩm Mỹ (FDA), Tổ chức Luật về sản phẩm và thuốc trong chăm sóc sức khỏe (MHRA), Tổ chức Đánh giá sản phẩm dược châu Âu (EMEA). 

  Theo Quỳnh Trung (Tuổi Trẻ)

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x